NI: Các tổng thống lập quốc Mỹ hài lòng về ông Trump
Chính sách can dự và gây sức ép một cách khôn ngoan là sự kết hợp đúng đắn để Mỹ đấu tranh trong kỷ nguyên cạnh tranh giữa các cường quốc.
10:30 02/11/2019
Một đế quốc bất dắc dĩ
Tờ National Interest của Mỹ vừa có bài viết nhấn mạnh, hãy quên việc chứng tỏ mình là một người can đảm đi! Nước Mỹ cần một cơ thể rắn chắc cho kỷ nguyên cạnh tranh giữa các siêu cường đang hình thành.
Theo bài viết, tác giả Colin Dueck của cuốn "Age of Iron: On Conservative Nationalism", một người từng chống đối , đã mở đầu và kết thúc cuốn sách của mình bằng khẳng định rằng các nhà lập quốc của Mỹ như (George) Washington, (Thomas) Jefferson và phần còn lại của nhóm "Hamilton" có thể hết sức hài lòng với các chính sách đối ngoại của ông Trump. Tác giả Dueck cho rằng các chính sách của Tổng thống Trump sẽ giúp nước Mỹ trong thế kỷ XXI đối phó hiệu quả với những mối đe dọa hiện đại do các quốc gia như Trung Quốc, Nga, Iran và Triều Tiên gây ra.
Dueck đánh giá, những người lập quốc của có niềm tin vào luật pháp, tự do cá nhân, tự do kinh doanh, bình đẳng và quyền lực lãnh đạo bị hạn chế. Nhóm lập quốc soạn thảo ra các nguyên tắc và chính sách là độc nhất và ngoại lệ, và là "quốc gia đặc biệt". Dueck không cho rằng tính chính thống Mỹ đòi hỏi một chính sách đối ngoại phù hợp với tất cả.
Theo lập luận, George Washington đã vận động để không "tham gia liên minh", không phải vì ông là một người theo chủ nghĩa tự do hay chủ nghĩa biệt lập, mà vì ông nhận ra sự nguy hiểm của một nước Cộng hòa non trẻ bị lôi kéo vào các cuộc tranh giành quyền lực không ngừng ở châu Âu.
Ngược lại, bài viết cho rằng sau Chiến tranh Mỹ-Tây Ban Nha, Tổng thống William McKinley đã trở thành một người theo chủ nghĩa đế quốc bất đắc dĩ khi xâm lược Philippines vì các quan chức Mỹ khi đó tin rằng họ cần một chỗ đứng ở Thái Bình Dương để bảo vệ lợi ích của họ ở châu Á trước người Nhật và người châu Âu ở Trung Quốc.
Một số tổng thống Mỹ đã cảnh báo rằng một số vị tổng thống khác đã thu hẹp vai trò của nước Mỹ trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, tất cả đều theo đuổi các chính sách đối ngoại bắt nguồn từ niềm tin căn bản vào chủ nghĩa dân tộc được nuôi dưỡng bởi các nhà lập quốc Mỹ.
Theo Dueck, sự phá vỡ nguyên tắc lớn xảy ra dưới thời Woodrow Wilson sau Thế chiến I. Tổng thống Wilson khi đó chấp nhận chủ nghĩa quốc tế và làm nổ ra cuộc tranh cãi lớn giữa hai phe liên quan đến chính sách đối ngoại của Mỹ, đặt những người theo chủ nghĩa toàn cầu và chủ nghĩa dân túy chống lại nhóm mà Dueck gọi là những người theo chủ nghĩa dân tộc bảo thủ, những người bám vào chính sách đối ngoại truyền thống của Mỹ.
Cuốn "Age of Iron" của Dueck dành nhiều trang để phân tích nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Trump. Cuốn sách kết luận rằng, mặc dù tài hùng biện có thể biến ông Trump thành người theo chủ nghĩa dân túy, nhưng chính sách của Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ phù hợp trong phạm vi chính sách đối ngoại bảo thủ truyền thống.
Tác giả khẳng định không phải là kẻ hiếu chiến và cũng không phải là người theo chủ nghĩa biệt lập. Chiến lược của ông là tăng cường sức ép và "giảm bớt các điều kiện thuận lợi". Ông Trump sẵn sàng để cho phe bên kia thấy rằng nước Mỹ dễ bị tổn thương trong trò chơi này, và sẵn sàng bảo vệ lợi ích của mình.
Cuốn sách "Age of Iron" kết luận, công thức của Tổng thống Trump về can dự và gây sức ép một cách khôn ngoan là sự kết hợp đúng đắn để đấu tranh trong kỷ nguyên cạnh tranh giữa các cường quốc.
Cố gắng không thừa nhận sức mạnh Nga
Đối nghịch với những kết luận trên của tác giả Dueck, hiện có không ít ý kiến cho rằng Mỹ đang thực thi các chính sách sai lầm như gây ra cuộc chiến thương mại với Trung Quốc hay “nhún nhường” trước Nga. Điều này đang làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín, vị thế và vai trò của nước Mỹ trên trường quốc tế.
Một trong những ví dụ điển hình đang thường xuyên được nêu ra là việc Tổng thống Trump đảo ngược chính sách can dự của Mỹ ở Trung Đông trong khi “đối thủ” của Mỹ là Nga lại không ngừng củng cố vai trò ở khu vực này.
Bloomberg cho rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin giờ đây có thể cười thầm khi nhớ về lời chế nhạo hồi năm 2014 của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama rằng Nga là một “cường quốc khu vực”: một quốc gia có thể gây ra mối bất hòa trong khu vực lân cận, nhưng không thể gây ảnh hưởng toàn cầu.
Lực lượng của Nga đang chiếm giữ các vị trí ở Syria mà chỉ vài ngày trước là do lực lượng Mỹ kiểm soát. Đây được coi là biểu tượng cho sự sụp đổ vị thế của Mỹ trong khu vực và uy thế của Nga lên ngôi với tư cách là nhà trung gian quyền lực quan trọng trong cuộc nội chiến ở Syria.
Tổng thống Nga Putin đã thực hiện chuyến thăm cấp nhà nước tới Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) - một phần trong chuyến đi đến Vịnh Ba Tư - nơi cờ Nga được treo đầy trên đường phố khi ông đến. Bloomberg đánh giá, Nga đang nắm giữ ảnh hưởng lớn ở Trung Đông so với bất kỳ thời điểm nào kể từ khi Liên Xô ở đỉnh cao quyền lực trong thập niên 60. Điều đó là không tồi đối với một quốc gia có nền kinh tế với quy mô của một cường quốc châu Âu trung bình.
Khi Nga ra tay can thiệp quân sự ở Syria năm 2015, ông Obama từng dự đoán lực lượng Nga sẽ sớm bị sa lầy. Nhưng lời “tiên đoán” đã không thành hiện thực khi Nga hợp tác với Iran và các lực lượng khác để biến mình thành trung tâm của các diễn biến trong khu vực.
Giới phân tích phương Tây thừa nhận quyết tâm của Nga vì sẵn sàng chấp nhận rủi ro tương đối cao, như đưa phi công, cố vấn và các lực lượng đặc biệt đến trung tâm của cuộc chiến này, khiến Mỹ phải tính toán một cách thận trọng hơn. Nga cũng thể hiện sự linh hoạt trong chính sách ngoại giao, giữ cho các mối quan hệ mở gần như với tất cả các bên có liên quan trong khu vực.
Nga đã tuân thủ tuyên bố rằng các quốc gia không nên có bạn bè hoặc kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích vĩnh viễn, bằng cách cải thiện quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ và lợi dụng sự bất đồng giữa Ankara với Washington để làm suy yếu NATO. Bên cạnh đó, Nga khai thác một trong những “nguồn tài nguyên” của Trung Đông là sự hỗn loạn để khiến Nga có thể can thiệp vào tình trạng rắc rối giống như ở Libya.
Tuy nhiên, phương Tây dường như không thừa nhận sức mạnh của Nga mà “đổ lỗi” cho những sai lầm của Mỹ nhiều hơn. Ví dụ, Nga sẽ không có cơ hội can thiệp ở Libya nếu Mỹ và các đồng minh không để lại khoảng trống an ninh tai hại sau khi lật đổ nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi hồi năm 2011.
Tương tự, Nga có thể xoay chuyển tình hình ở Syria vì Mỹ không quyết tâm và không muốn chi trả các phí tổn để thực hiện mục tiêu mà mình đặt ra. “Chiến thắng” của Nga ở miền Bắc Syria hoàn toàn có thể xảy ra bởi chính quyền Tổng thống Mỹ đương nhiệm Donald Trump đã từ bỏ một vị trí mà họ đang nắm giữ với chi phí khá thấp, qua đó thúc đẩy sự nổi lên của Moscow.
Theo Bloomberg, Nga muốn lấy lại uy tín và ảnh hưởng toàn cầu mà họ đã đánh mất sau Chiến tranh Lạnh và ít nhất Nga đang đi đúng hướng ở Trung Đông. Tuy nhiên, nếu Nga là một cường quốc lớn, Mỹ vẫn là siêu cường và vẫn giữ được những lợi thế địa chính trị quan trọng ở Trung Đông.
Nga có thể liên kết với các đối tác của Mỹ, nhưng họ không thể lấp đầy vai trò của Washington trong việc tuần tra vùng Vịnh. Nga có thể nói rằng họ đang chiến đấu chống khủng bố ở Syria và các nơi khác, nhưng chỉ có Mỹ mới thực sự có khả năng khiến các tổ chức như Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng “ở yên trong rọ”.
Nga có thể thay đổi quỹ đạo của cuộc nội chiến ở Syria, nhưng họ không thể mở khóa dòng tiền viện trợ quốc tế cần dùng để xây dựng lại đất nước. Chỉ Washington, khi hợp tác với châu Âu, mới có thể làm được điều đó.
Với những lý do trên, giới phân tích phương Tây cho rằng Nga có thể làm sứt mẻ trật tự do Mỹ dẫn dắt trong khu vực, nhưng chỉ có Mỹ mới có thể phá hủy hoàn toàn trật tự đó.
Đông Triều
Camera hành trình giúp xác định nguyên nhân đám cháy Getty
Một camera hành trình đã ghi lại được khoảnh khắc đám cháy Getty nổ ra gần xa lộ 405 ở Los Angeles