Nỗ lực tìm con trên đất Mỹ của người mẹ Sài Gòn: Lần cuối gặp con cứ bảo “Mẹ ơi con muốn ở Việt Nam với mẹ” nhưng tôi không đồng ý
“Đêm nào tôi cũng khóc,
01:00 02/04/2021
Đó là bi kịch của bà Nguyễn Thị Thu, một người mẹ đang trú ở hẻm 236/21 đường Trần Hưng Đạo, phường 11, quận 5, TP.HCM. Ở tuổi 71, mắt mờ chân yếu nhưng lúc nào trong người mẹ cũng đau đáu nỗi niềm, người con trai của mình đang nơi đâu? Phép màu nào để bà đặt chân được tới Boston, Mỹ để tìm kiếm tin tức về con, để hy vọng con còn sống?
C͢o͢n͢ t͢r͢ầm͢ c͢ảm͢ v͢ì q͢u͢á đơn͢ c͢ôi͢ n͢ơi͢ đất͢ k͢h͢ác͢h͢
Con trai bà Thu là Phạm Duy Lam, chào đời ngày 7.2.1972. Ngày Lam chào đời, gia đình còn muôn trùng khó khăn khi cha đi làm ăn ở phương xa, một mình mẹ ở Sài Gòn vừa xoay xở kiếm tiền, vừa đêm trắng trông con. Năm 1987, Lam tròn 15 tuổi, bà Thu gửi gắm con trai cho người dượng (chồng của em gái ruột mình) đưa con sang Mỹ.
“Chuyến đi đó có dượng và con gái của dượng. S̤̮A̤̮̤̮Ṳ̮̤̮ 2 N̤̮̤̮ăM̤̮̤̮ ở T̤̮̤̮R̤̮̤̮ạI̤̮̤̮ T̤̮̤̮ị N̤̮̤̮ạN̤̮̤̮ P̤̮A̤̮̤̮L̤̮̤̮A̤̮̤̮W̤̮̤̮A̤̮̤̮N̤̮̤̮, Philippines năm 1989 Lam được tới Mỹ học trung học, sau đó gia nhập quân đội. Tuy nhiên, sau đó bệnh viện kết luận Lam βị TRầM CảM, con không được tiếp tục ở trong quân ngũ. Năm 1995, con về thăm nhà lần đầu tiên, mang theo tờ giấy kết luận tình trạng bệnh từ phòng khám ngoại trú 251 Causeway Street, Boston, Ma.02114. Tôi thấy con đã khác nhiều, so với Lam của tôi trước đây…”, bà Thu xúc động.
Lam thời gian ở Mỹ, chụp cùng người em con của dì ruột, trước năm 1995
Năm 1999, Lam về Việt Nam lần thứ 2 và là lần cuối cùng. Đây cũng là lần sau cùng bà Thu được ôm con, nấu cơm cho con ăn, nhắn con “nhớ viết thư về cho mẹ”. Sau khi trở lại Mỹ, Lam tiếp tục đến điều trị bệnh tại Boston. Đó là tất cả những gì bà Thu biết qua lời kể của vợ chồng người em gái ruột. Lam về Mỹ, bặt vô âm tín, không một cuộc điện thoại, không một lá thư. Thi thoảng, bà Thu gọi điện được cho vợ chồng người em gái ở Mỹ, họ cũng trả lời qua loa, “Lam vẫn ở bệnh viện”.
Bà Thu nghẹn ngào: “Sau đó, chúng tôi có một lần gửi quần áo, sách cho Lam. Nhưng không thấy vợ chồng em tôi nói gì. Chúng tôi ruột nóng như lửa đốt vì không hay tin tức gì của con, nhưng không biết làm sao, vì lần nào gọi điện, vợ chồng em tôi cũng nói cuộc sống bên Mỹ quay cuồng, bận bịu, không rảnh nhiều. Vợ chồng chúng tôi thì già cả, tiền không có, cũng không biết làm sao để hỏi thăm con. Năm 2002, tôi thấy sốt ruột quá đành tiếp tục hỏi em gái, em tôi đáp: “Lam đi đâu mất rồi, không còn ở trong bệnh viện nữa. Em cũng không tìm ra cháu”.
Mấy từ ngắn ngủi ấy cứa đứt lòng người mẹ. Bà Thu chạy vạy khắp nơi, tìm xem có người bạn nào có người thân ở Mỹ, để nhờ liên lạc tìm con, nhưng nước Mỹ bao la, mỗi người có một cuộc đời riêng, đầy hối hả, không ai giúp được bà. Người cháu gái, con của em gái ruột, năm xưa đi Mỹ cùng Lam đang sống ở Boston, Mỹ là sợi dây hy vọng cuối cùng để bà có thể tìm con. Nhưng, cô gái đáp cũng rất bận, nhiều lần đã tìm rồi nhưng Lam bặt vô âm tín.
Lam (giữa) chụp cùng bố mẹ trong lần về thăm nhà năm 1995
Bà Thu bảo, không phải tự nhiên Lam mắc trầm cảm dù trước đó Lam là một cậu bé khôi ngô, thông minh: “M͚ộT͚͚ M͚͚ìN͚͚H͚͚ C͚͚O͚͚N͚͚ ở G͚͚I͚͚ữA͚͚ T͚͚R͚͚ạI͚͚ T͚͚ị N͚͚ạN͚͚ , sau đó tới Boston, Mỹ, có lẽ con quá cô đơn, đau khổ, chịu nhiều cay đắng tủi nhục mà không thể chia sẻ với ai. Con không có mẹ cha ôm ấp vỗ về, con không có ai để khuyên bảo và nói với con về những gì sắp tới.”
“Càng nghĩ đến hình ảnh một mình con nằm trong bệnh viện, Ꮯhịu đᎪu đớᏁ, Ꮶhổ sở, ᏆôᎥ ᏟàᏁᎶ ᏆhươᏁᎶ ᏟᎾᏁ Ꮙà ăᏁ hậᏁ, ᎠᎪᎽ ᎠứᏆ với bản thân mình. Lần cuối cùng con về thăm nhà là năm 1999, lúc đó, dù biểu hiện bệnh nặng hơn, con ít nói, hay ngơ ngác, thích ở một mình, nhưng con cứ tới bên tôi và nói “Mẹ ơi con muốn ở Việt Nam với mẹ”. Tôi không đồng ý, tôi cứ bảo con phải trở lại Mỹ. Giá như tôi để con ở nhà, no đói có nhau, tôi tìm bác sĩ chữa bệnh cho con, thì bây giờ đâu lạc mất con”, bà Thu khóc nức nở.
Con ơi, con ở đâu?
Trong trí nhớ của người mẹ, Lam cao lớn, khuôn mặt hiền lành, yêu thương người khác, rất quý hai em. Sau Lam còn 2 em trai ruột, một người sinh năm 1979, người còn lại sinh năm 1982: “Tính đến năm nay, Lam 46 tuổi rồi, nhưng giả sử con có đứng đây giữa hàng trăm người, tôi vẫn nhận ra được con, chạy tới ôm con, hôn con”.
Ông Phạm Huy Cần, 79 tuổi, cha của Lam vẫn rất nhớ con trai thích uống cà phê, ăn trứng vịt lộn, mê đọc sách, đặc biệt sách lịch sử. Năm 1995 và 1999 về thăm nhà, ông Cần dẫn con trai đi nhiều nơi, trò chuyện với con. Một kỷ niệm mà ông Cần nhớ mãi, mỗi lần nhớ lại nhói đau nơi lồng ngực: “Khoảng năm 1990, Lam gửi về cho hai em trai hai chiếc ô tô đồ chơi bằng nhựa. Một bữa, tôi cầm một chiếc ô tô lên và bất ngờ rút ra được tờ giấy nhỏ xíu. Tờ giấy nắn nót dòng chữ của Lam: “Anh không có nhiều tiền mua quà cho các em”. Nước mắt tôi cứ thế ứa ra, không cầm được”.
Ở tuổi gần đất xa trời, 16 năm qua vợ chồng ông Cần, bà Thu chưa có đêm nào ngon giấc khi nhớ về người con trai lưu lạc của mình. Đều là người lao động về già, không có lương hưu, sống nhờ trợ cấp của hai con út, vợ chồng ông bà không dám nghĩ tới khoản tiền khổng lồ để làm thủ tục visa, mua vé máy bay, chuẩn bị các dịch vụ khi tới Mỹ để tìm con. Nhiều năm qua, bà Thu chỉ biết ăn chay, niệm Phật, đi chùa, mong run rủi làm sao giúp bà gặp được quý nhân, giúp bà nghe đâu đó, dù chỉ chút ít thông tin về con.
Người mẹ 71 tuổi nhìn ra phía cửa, đôi mắt mờ đục, giọng khàn đặc lại: “Trong những giấc mơ, tôi cứ thấy tôi đang ở Boston, Mỹ, ngay trước cửa bệnh viện mà con trai tôi đã nằm. Tôi chạy ào tới, mang tất cả những giấy tờ, hình ảnh về Lam, hỏi thăm con trai tôi và người ta nói cho tôi, Lam đang ở nơi nào. Lam có thể mất trí nhớ, có thể gầy yếu, dù như thế nào tôi vẫn nhận ra con….Chúng tôi sẽ đón con về, gia đình này, mái nhà này, quê hương con. Nhiều đêm tôi cứ nhẩm bài thơ Con cò và cầu trời cho con tôi bình an. Dù ở gần con. Dù ở xa con. Lên rừng xuống bể. Cò sẽ tìm con. Cò mãi yêu con. Con dù lớn vẫn là con của mẹ. Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con”…
“Lam ơi, con ở đâu?”, bà Thu thổn thức.
PV
DỰ LUẬT QUỐC TỊCH MỸ 2021 MANG LẠI LỢI ÍCH GÌ ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ EB-5?
Mới đây, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã gửi Dự luật Quốc tịch Mỹ năm 2021 tới Quốc hội nhằm khôi phục tính nhân văn và các giá trị Mỹ cho hệ thống nhập cư Mỹ.