'Nội chiến' của những cặp đôi gọn gàng và bừa bộn

Will Willis không nói nên lời khi lần đầu tới căn hộ của Ashley Greer. 'Nơi đây giống như vừa bị ném bom. Có trăm các món đồ', anh nói.

11:00 20/06/2021

Trong căn hộ của Ashley ở Old Town Alexandria, năm 2006 là la liệt các tác phẩm thủ công, nghệ thuật, bình hoa, quần áo...

Nơi Will ở cách vài dãy nhà tương phản rõ nét. "Mọi thứ thật đẹp và gọn gàng. Anh ấy có một cái giá phơi nhỏ vì làm bằng tay mọi thứ. Vì một số lý do, điều này khiến tôi phát điên, vì anh ấy không tin tưởng vào máy rửa bát", Ashley, 39 tuổi nói.

Bất chấp một người lộn xộn và ngăn nắp, Will và Ashley đã yêu nhau. Họ chuyển đến ở cùng trong ngôi nhà lớn hơn, nơi Ashley có thể bày bán các tác phẩm và có phòng tranh riêng. Tuy nhiên, "tuần trăng mật" không kéo dài mãi mãi.

"Phần còn lại của ngôi nhà ban đầu tương đối sạch sẽ, nhưng sau nhiều năm, sự lộn xộn xảy ra. Tôi đấu tranh hàng ngày", Will, 44 tuổi nói.

Anh Will ngứa mắt mọi lúc thấy nhà cửa lộn xộn và không thể không dọn. Ảnh: Washington Post.
Anh Will "ngứa mắt" mọi lúc thấy nhà cửa lộn xộn và không thể không dọn. Ảnh: Washington Post.

Ashley và Will là một trong nhiều cặp vợ chồng có mối quan hệ pha trộn hai thái cực: Một người thoải mái khi có nhiều đồ, người kia thì không. Một số người đa cảm với những tấm thiệp cũ, chiếc đĩa CD, chiếc áo đã phai màu nên không nỡ bỏ đi. Còn người kia muốn giữ cho không gian không bị lộn xộn nên liên tục đóng gói các túi ném ra thùng rác hay cho tặng.

"Thật hiếm khi khách hàng của tôi có cùng một quá trình suy nghĩ, cảm xúc và tầm nhìn về những thứ mà họ sở hữu", chuyên gia tổ chức nhà cửa Tanisha Lyons-Porter, ở Los Angeles cho biết.

Đại dịch đã làm nổi bật các khác biệt này. Các đơn đặt dịch vụ dọn nhà hoặc tìm chuyên gia trị liệu mâu thuẫn này của người Mỹ tăng đột biến trong năm ngoái. Một số cặp xem đây là giới hạn cuối cùng để trút bỏ một lượng lớn đồ đạc. "Sự ức chế về số lượng đồ đạc đã tăng lên trong 6 tháng đầu tiên của đại dịch khi tất cả ở nhà", Lyons-Porter nói.

Vậy điều gì xảy ra với một người nghiện tha lôi đồ đạc và người tối giản? Đôi khi sự khác biệt này dẫn đến nhu cầu thuê người chuyên nghiệp giúp họ tìm ra thỏa hiệp hoặc ít nhất học cách tôn trọng nhau. Kathy Vines, một nhà tổ chức chuyên nghiệp ở Melrose, cho biết: "Khi tôi làm việc với các gia đình, tôi có một cuộc trò chuyện về suy nghĩ và mục tiêu của họ, điều gì đang làm phiền họ, từ đó giúp họ chấp nhận nhau".

Trong số các khách hàng của Vines có Ellen và Dennis Steward. Cặp vợ chồng đã thuê dịch vụ để dọn tầng hầm, nhà để xe, phòng chứa đồ đã tích trữ nhiều năm. Nhưng ngay cả khi đã dọn sạch, Dennis vẫn tiếp tục mua, khiến Ellen phát điên.

"Tôi là người trưởng thành nghiện Lego. Tôi cũng hâm mộ Chiến tranh giữa các vì sao thập niên 90. Tôi biết rằng mình phải cam chịu khi sống với vợ", Dennis, 50 tuổi, một kỹ sư điện cho biết.

Anh Will và con trai đều nghiện Lego. Ảnh: Washington Post.
Anh Will và con trai đều nghiện Lego. Ảnh: Washington Post.

Giờ con trai Deacon, 8 tuổi của anh cũng mê Lego. "Đôi khi hơi quá tay", ông bố nói. Một số bộ gần đây hai cha con mua gồm Lego Star Wars Tantive IV (1.768 miếng) và Lego Roller Coaster (4.124 miếng), hay một bó hoa Lego (756 miếng).

Khi xảy ra đại dịch, chị Ellle, 51 tuổi, làm việc với các bác sĩ tại Bệnh viện Brigham and Women, ở nhà nhiều hơn và bắt đầu khó chịu với các mảnh nhựa sắc màu rải hầu hết các phòng. "Có những mô hình đã hoàn thiện trên cửa sổ và kệ, những mô hình mới hoàn thành một phần hay những mảnh rời nằm rải rác trên sàn rất đau khi chân trần giẫm phải", cô nói.

Cả gia đình đi đến thống nhất thiết lập lại hệ thống sắp xếp cho hàng chục nghìn bộ phận Lego. Thời gian trong đại dịch giúp Dennis tìm ra hệ thống ngăn kéo được dán nhãn, chứa những mảnh Lego được phân loại. Có hơn 1.000 nhãn các loại. Hiện Dennis dành hàng giờ mỗi ngày phân loại và đặt vào ngăn kéo. "Tôi thực sự đánh giá cao nỗ lực của anh ấy", Elllen nói.

Marilyn Wedge, một nhà trị liệu hôn nhân và gia đình ở Westlake Village, California nói, giống như bất kỳ vấn đề nào khác trong mối quan hệ, các cặp phải giải quyết vấn đề này. Giải pháp có thể là yêu cầu người lộn xộn hứa giữ nó trong một phòng hoặc thậm chí cất ngoài nhà. Hoặc ngược lại ra yêu cầu với người tối giản phải thỏa hiệp.

Cảm xúc với các kỷ vật đôi khi có ý nghĩa sâu sắc với một số người. Qua nhiều năm làm việc, nhà tâm lý học Michael Tompkins biết chúng ta gắn bó với một số thứ mang lại cảm xúc tích cực, chẳng hạn như ảnh em bé hoặc món đồ thừa kế từ ông bà. "Bỏ qua ký ức đó rất đáng sợ và gây ra cảm giác mất mát dữ dội", ông nói.

Julie L. Pike, nhà tâm lý học lâm sàng ở Chapel Hill, cho biết thêm: "Tôi đã có những khách hàng mất cha mẹ khi còn nhỏ nên muốn giữ mọi thứ khiến họ nhớ về những người thân yêu và tất nhiên điều đó gây ra căng thẳng với người bạn đời".

Chị DeShun luôn phiền não vì chồng Dwight dường như không có ý thức về hành động vứt bừa đồ của mình, nhưng có lẽ sự đối lập là thu hút, giữa họ là tình yêu. Ảnh: Washington Post.
Chị DeShun luôn phiền não vì chồng Dwight dường như không có ý thức về hành động vứt bừa đồ của mình, nhưng có lẽ sự đối lập là thu hút, giữa họ là tình yêu. Ảnh: Washington Post.

Vợ chồng Dwight Radcliff, một mục sư và vợ DeShun Jones Radcliff, một cảnh sát nghỉ hưu, đã có nhiều cuộc thảo luận sôi nổi về việc này. Họ kết hôn 22 năm, sống ở California. Họ gọi Lyons-Porter khi chuyển đến một nơi ở mới vào năm 2015 khi một trong hai muốn bỏ đi một quả bóng tập thể dục, một chiếc váy cưới, hay một đầu giường cũ.

"Trong phòng tắm, anh chồng đẹp trai của tôi bỏ khăn tắm, quần áo giữa sàn sau khi tắm xong. Bàn làm việc của anh ấy lộn xộn nhiều giấy tờ và các ghi chú. Tôi hiểu chồng có nhiều ý tưởng xuất sắc. Tôi yêu anh ấy nhưng khi nói đến dọn dẹp, chúng tôi là hai thái cực hoàn toàn khác nhau", Deshun nói. Dwight cũng thừa nhận anh đã cố gắng trở nên gọn gàng hơn, nhưng không bao giờ đạt tiêu chuẩn của vợ.

Các nhà tổ chức chuyên nghiệp xử lý căng thẳng này giữa các đôi là chuyện như cơm bữa. "Thành thật mà nói, hầu như tất cả các cặp vợ chồng đều khác nhau trong số lượng đồ cần có", Lyons-Porter nói. Điều quan trọng là phải tôn trọng cảm xúc. Cố gắng hiểu cho người kia có thể phải trải qua một chuyện buồn ngày nhỏ nên muốn giữ lại mọi thứ. Hoặc có lẽ lớn lên trong không gian nhỏ hẹp và không cho phép có nhiều đồ.

Ashley Greer và Will Willis có một cậu con trai 5 tuổi cùng hai con chó và một con mèo. Hiện Ashley điều hành công việc kinh doanh thiết kế hoa tại nhà. Làm việc tại nhà làm gia tăng sự lộn xộn, ngoài ra còn giường cho thú cưng và nhiều đồ chơi trẻ em và đồ chơi chó mèo. "Tôi có một sự thoải mái nhất định với bừa bộn, chồng tôi thì hoàn toàn ngược lại. Anh ấy không thể thư giãn trừ khi mọi thứ trở nên ổn thỏa", Ashley nói.

Will thường sẽ bị "một cơn hoảng loạn nhỏ" khi nhìn thấy lá và cánh hoa rải rác trên sàn nhà bếp. "Chúng tôi đấu tranh sự lộn xộn hàng ngày. Không có ai thắng cả, tôi chỉ nghiến răng và bỏ đi. Sau cùng, tôi quay lại và cất mọi thứ", anh nói.

Giữa cặp vợ chồng này, có thể sẽ không bao giờ vừa mắt với việc của nhau. Nhưng Will nói cuộc sống là quá ngắn để tập trung vào việc gọn gàng và lộn xộn. "Nếu bạn yêu người này thì đây chỉ là việc nhỏ thôi", anh nói.

Bảo Nhiên (Theo Washingtonpost)

Tags:
Quy tắc 1 giờ: Bí quyết dạy con của người giàu do con trai triệu phú tiết lộ

Quy tắc 1 giờ: Bí quyết dạy con của người giàu do con trai triệu phú tiết lộ

Tom Corley, con trai một triệu phú, từng bỏ nhiều năm nghiên cứu doanh nhân thành đạt đã hé lộ bí quyết dạy con của người giàu.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất