Nội chiến Syria khiến người dân trở thành “xác chết di động"
Cuộc nội chiến Syria kéo dài suốt mấy năm qua đã đẩy hàng nghìn người dân Syria đến nạn đói tồi tệ nhất từ trước đến nay. Trò chuyện cùng Guardian qua điện thoại, Louay, một nhân viên xã hội làm việc tại thị trấn Madaya, cách thủ đô Damacus của Syria vài km, thều thào sau thời gian dài nhịn đói: “Mọi người đang chết dần, chết mòn. Giá thực phẩm và gạo thì trên trời nếu tìm được chỗ mua. Tôi đã chứng kiến người ta giết mèo để ăn. Hết chó mèo thì người ta vặt trụi lá cây trong một thị trấn để lót dạ”. Thị trấn nhỏ bé này đã mặc kẹt trong cuộc nội chiến đẫm máu và khốc liệt một thời gian dài. Nguồn cung cấp lương thực và nhu yếu phẩm gần như bị cắt đứt.
10:35 15/01/2016
Cuộc nội chiến Syria kéo dài suốt mấy năm qua đã đẩy hàng nghìn người dân Syria đến nạn đói tồi tệ nhất từ trước đến nay.
Trò chuyện cùng Guardian qua điện thoại, Louay, một nhân viên xã hội làm việc tại thị trấn Madaya, cách thủ đô Damacus của Syria vài km, thều thào sau thời gian dài nhịn đói: “Mọi người đang chết dần, chết mòn. Giá thực phẩm và gạo thì trên trời nếu tìm được chỗ mua. Tôi đã chứng kiến người ta giết mèo để ăn. Hết chó mèo thì người ta vặt trụi lá cây trong một thị trấn để lót dạ”.
Thị trấn nhỏ bé này đã mặc kẹt trong cuộc nội chiến đẫm máu và khốc liệt một thời gian dài. Nguồn cung cấp lương thực và nhu yếu phẩm gần như bị cắt đứt.
Người dân Syria ở Madaya, kể cả trẻ nhỏ đã phải ăn lá cây, cỏ dại và uống nước muối để cầm hơi. Giá gạo được bán với giá không thể mua nổi 250 USD/kg. Những con thú cưng trong gia đình cũng bị làm thịt thể cứu chủ thoi thóp sống.
Louay yếu ớt nói: “Tôi có trông ít hoa trong mấy cái chậu trước hiên nhà. Hôm qua, đói quá tôi thử ngắt cánh hoa để ăn. Nào ngờ chúng đắng ngắt và không thể nuốt”.
Sau đó, Louay gửi cho Guardian hình ảnh những thi thể gầy trơ xương của những cụ già chết đói mấy ngày gần đây. Anh cho biết, đó là những bậc cao niên được trọng vọng trong thị trấn, nhưng vì đói quá nên họ đều ngã gục. Trước đây, chúng tôi thường nói đùa rằng, không ai có thể chết vì đói được, nhưng giờ điều đó đã đúng và tôi phải chứng kiến mọi người chết dần vì không có gì ăn”.
Theo báo cáo của tổ chức MSF (tổ chức Bác sĩ Không biên giới), có ít nhất 28 người dân Madaya, trong đó có 6 trẻ em đã chết vì đói tại phòng khám trong thị trấn. Họ đến và ngã gục trước cửa phòng khám. Người quen gặp nhau trên phố không thể nhận ra nhau vì họ quá hốc hác, trông như những “bộ xương di động”.
Trong bối cảnh chiến tranh nổ ra, dân thường bao giờ cũng là những người phải chịu thiệt thòi nhất.
Quá đói và khát, những đứa trẻ gầy gò, ốm yếu đang phải liều mạng ra các bãi mình xung quanh để đào bới cây củ làm thức ăn. Chính vì thế, nhiều em đã bị dính mìn dẫn đến cụt tay chân.
Mùa đông năm nay thật khắc nghiệt khiến cái đói càng trở nên tồi tệ hơn. Từ một ngọn đồi cao gần đó, các tay súng bắn tỉa có thể ngắm rõ mọi mục tiêu di động trên mặt đất. Hơn 10 người đã bị trúng đạn bắn tỉa khi tìm cách ra ngoài kiếm củi và đồ ăn.
Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, khoảng một phần mười trong số 42.000dân của thị trấn Madaya đang mắc kẹt trong các khu vực bị vây hãm hoặc những nơi khó tiếp cận, và tình hình của họ đang ngày một tồi tệ hơn.
Đối diện với nạn đói khủng khiếp này, những hy vọng về các nỗ lực đàm phán hòa bình quốc tế của người dân Madaya và thị trấn Zabadani bên cạnh đều tan biến. Hamoudi, một phiến quân 27 tuổi, cho biết nhiều người trong nhóm của anh đã buông súng đầu hàng để có cái ăn.
Hamoudi mệt mỏi nói qua Skype với phóng viên NYTimes: “Khi mới cầm súng tham gia phe nổi dậy, tôi đã rất hy vọng và mơ đến dân chủ, tự do. Nhưng giờ đây, tất cả những gì tôi mong ước chỉ là lương thực. Tôi muốn được ăn. Tôi không muốn bị chết đói”.
Trong ngày 10/1, một cậu bé 9 tuổi và bốn người đàn ông ngoại tứ tuần đã chết vì suy dinh dưỡng, các bác sĩ trong phòng khám cho biết vẫn còn 10 người đang trong tình trạng nguy hiểm, hơn 200 người nữa sẽ rơi vào thảm cảnh trong một tuần tới.
Các nhà quan sát cho hay, chiến dịch không kích chống IS của cả Mỹ và Nga đã cản trở các hoạt động cứu trợ nhân đạo ở Syria. Từ mùa thu năm ngoái, ít nhất 16 trung tâm y tế ở Syria đã bị trúng bom, buộc sáu nhóm cứu trợ phải rút ra khỏi tỉnh Idlib để đảm bảo an toàn.
Các chuyên gia về chiến lược quân sự cho rằng, việc tham chiến ở Syria dùng nạn đói làm vũ khí đã đi ngược lại luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, các cường quốc như Mỹ, Nga, Iran, Arab Saudi… đều không thể can thiệp hoặc không muốn gây áp lực lên các đồng minh trên chiến trường của mình. Liên Hợp Quốc tiết lộ, các phe tham chiến ở Syria chỉ có thể phê chuẩn 10% yêu cầu viện trợ nhân đạo cho người dân các vùng bị vây hãm.
Phong Linh/Theo Kiến thức
Những cám dỗ bạn nên né xa khi đi du học
Chưa bao giờ các lời mời chào viết luận, làm bài tập hộ lại trắng trợn và tràn lan trên những diễn đàn, nhóm hội du học sinh trên Facebook như bây giờ.