Nỗi cô đơn khi con thành đạt

Ông Hùng là một người đàn ông nổi tiếng chăm chỉ và cần cù. Ông vì lo cho cha mẹ mãi khi ông 40 tuổi mới lấy vợ.

21:46 17/08/2024

Mười bốn năm sau vợ ông qua đời vì bệnh tim, để lại ông và cậu con trai duy nhất nương tựa vào nhau. Để nuôi dạy con trai, ông Hùng đã làm việc chăm chỉ ở công trường ông có một công ty xây dựng nhỏ trong nhiều năm. Dẫu cuộc sống có khó khăn thì ông Hùng chưa một lần phàn nàn về cảnh "gà trống chăm con" vất vả, cũng như luôn dành mọi điều tốt nhất cho con. Thậm trí vợ mất đã lâu ông không dám đi bước nữa sợ con khổ.

Sao bao năm, con trai đã trưởng thành và có sự nghiệp khá thành công. Chưa đầy ba mươi tuổi, Lân đã là giám đốc chi nhánh của công ty, thu nhập hàng tháng khoảng 100 triệu. Đây là mức lương đáng nể với những người sinh ra ở công trường nay đây mai đó cùng ông. Hơn nữa, con trai của ông Hùng mỗi tháng đều đặn gửi tiền về cho cha, thể hiện mặt hiếu thảo của mình. Sau đám cưới của con trai, ông về quê và gác kiếm nghỉ hưu.

Có cậu con trai thành đạt nên nhiều hàng xóm xung quanh dành cái nhìn ngưỡng mộ với ông Hùng. Họ đều nói rằng, ông Hùng đã dành cả cuộc đời nuôi dưỡng một người con trai giỏi giang và hiếu thảo, nên thành quả nhận được lúc tuổi già lại xứng đáng.

Nhưng "ở trong chăn mới biết chăn có rận". Chỉ ông Hùng mới hiểu nỗi lòng của mình mà khó chia sẻ cùng ai. Đó là dù hiếu thảo và có lòng nhưng cậu con trai ông lại quá bận rộn. Mặc dù ông Hùng có tiền nhưng cảm thấy chúng không còn ý nghĩa gì khi không có con trai cạnh bên.

Cũng vì thế, từ sâu đáy lòng, ông Hùng luôn cảm thấy cay đắng và cô đơn khi sống trong căn nhà rộng lớn nhưng thiếu vắng hơi người. Trước những lời khen ngợi của hàng xóm, ông Hùng chỉ cười trừ.

Con trai ông từng khuyên nhủ cha dọn lên thành phố sống, nhưng ông Hùng đã dành phần lớn cuộc đời ở quê ông nơi mà bố mẹ đã sống. Ông hiểu bản thân không quen sống ở thành phố, và con dâu cũng không thích cảnh cha đẻ con ruột sống chung này, ở quê ông nhiều cha mẹ sau khi lên ở với dâu/rể đều lầm lũ đi về sống đạm bạc qua ngày, chưa kể có ông bà bán nhà đưa tiền con mua nhà rồi lại lặng lẽ về ở nhờ bà con dưới quê. Ông Hùng không muốn gây rắc rối nên luôn từ chối yêu cầu dọn lên thành phố sinh sống của con trai.

Chỉ những người đã từng trải qua hoàn cảnh này mới biết nỗi đau khi không có con cái bầu bạn sớm chiều. Vì vậy, đôi khi cảm xúc khó chịu dâng cao, ông Hùng sẽ gọi điện cho con trai, nhắc nhở anh về thăm mình. Tuy nhiên, mỗi lần ông Hùng nhắc đến chuyện này, con trai luôn cảm thấy cha sinh sự vô cớ.

Trong mắt con trai, sự nghiệp là quan trọng nhất, hơn nữa hàng tháng anh ta vẫn gửi số tiền không nhỏ về cho bố. Trước đó, Lân cũng đề nghị cha bỏ quê lên thành phố sinh sống, nhưng cha còn không chịu. Do đó Lân nghĩ rằng, anh đã làm mọi thứ trong khả năng của mình, còn về việc cha nghĩ sao về bản thân thì anh cũng đành chịu. Lân nghĩ cũng chỉ 70 km thôi.

Ông Hùng không thuyết phục được con trai, vì vậy sau đó, ông cũng không còn gọi con trai quay về nữa. Cứ như thế, ông Hùng sống ngày càng lặng lẽ, rồi sau đó qua đời trong cô đơn và buồn chán.

Khi con trai ông Hùng biết tin cha qua đời, dù có đau buồn nhưng anh vẫn bình tĩnh tiếp nhận vì cho rằng "sinh, lão, bệnh, tử" là quy luật tất yếu, một ngày nào đó cha anh sẽ phải đối diện với sự ra đi. Anh vội vã trở về quê hương, tổ chức một đám tang hoàng tránh cho cha mình. Tang lễ hoàn thành, trước khi Lân định trở về thành phố, anh tình cờ phát hiện trong nhà có một cuốn sổ ngân hàng. Kỳ lạ thay, cuốn sổ không còn một xu nào.

Lân hoang mang chạy đi hỏi hàng xóm sự việc thì mới biết trước khi qua đời, cha mình đã đưa toàn bộ số tiền trong sổ tiết kiệm cho chính quyền xã nơi ông ở với nguyện vọng xây lại lớp học khang trang hơn và có thể làm con đường vào trường cho đỡ lầy lội cho các cháu cấp 1 đi học khỏi ngã..

Sau khi biết được chuyện này, người con trai rất tức giận, nghĩ rằng số tiền này nhất định bị mọi người dụ dỗ. Nếu không cha anh tại sao không kể mọi chuyện cho mình, hơn nữa tiền tiết kiệm sao không đưa con trai duy nhất? Lân càng nghĩ càng thấy mọi việc không đáng tin, nên anh chạy đi tìm chính quyển và chủ tịch xã.

Khi gặp chủ tịch xã và ban bệ địa chính xã. Lân chưa kịp nói gì thì chủ tịch đã đưa cho anh một lá thư. Khi Lân mở nó ra, anh nhận ra đó là di thư của cha mình có tư pháp làm chứng khẳng định ông làm trước khi mất hơn một năm. Nội dung bức thư nhắc đến việc ông Hùng đã đưa tiền tiết kiệm những năm tháng cuối đời là 2 tỷ 5 cho chính quyền xã xây trường học. Cũng số tiền này sẽ được chính quyền dùng để xây dựng nơi ở cho những cao tuổi trong làng nghèo khó không nơi nương tựa trên mảng đất ông hiến cho các cụ.

Di thư có một đoạn nhắn nhủ riêng gửi tới Lân:

- "Những năm cuối đời của bố đã thực sự khó khăn vì không có con ở bên. Bố và những người bạn già khác cô đơn quá. Người trẻ thời nay bận rộn, bố biết mình cũng không thể thay đổi thực tế này. Nên bố muốn giúp đỡ người cao tuổi khác cũng có con đi làm xa như mình. Sau khi bố ra đi, con hãy sống thật tốt nhé. Nhà bố để lại cho cháu nội bố, con không được bán…”

Đọc xong bức thư, trong lòng Lân có nhiều cảm xúc lẫn lộn. Nghĩ đến người cha đã khuất của mình, anh thực sự hối hận. Nhưng người đã ra đi, tiếc nuối cũng chẳng ích gì! Dẫu biết người trẻ nào cũng ôm mộng khát vọng lớn, muốn lao đầu kiếm tiền và xây dựng sự nghiệp, song dù bận rộn đến đâu, bạn cũng nên dành thời gian về thăm cha mẹ già, vì một ngày nào đó họ có thể sẽ ra đi mãi mãi.

Lời cảnh báo cho các bạn trẻ vì sự nghiệp gia đình mà không làm tròn chữ hiếu cha mẹ. Khi đã ổn định kinh tế là lúc cha mẹ già yếu cần các con bên cạnh, các bạn trẻ hãy yêu bố mẹ mình khi họ đã lớn tuổi,

Họ cần con bên cạnh chứ đâu cần tiền con gửi về nhiều ...

Tags:
Thiếu nữ bị đánh tử vong

Thiếu nữ bị đánh tử vong

Phạm Quang Dũng, 20 tuổi, và một cô gái bị cáo buộc đánh thiếu nữ 17 tuổi (bạn gái Dũng) chấn thương sọ não dẫn đến tử vong.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất