Nỗi lo của phụ tá khi Trump điện đàm

Khi vừa nhậm chức, Trump khiến các phụ tá hoang mang khi ca ngợi Putin trong lúc điện đàm dù Nga bị cáo buộc can thiệp bầu cử.

21:30 06/10/2019

Trong một cuộc gọi khác, ông hứa với Tổng thống Peru sẽ bàn giao một máy bay vận tải quân sự C-130 chỉ sau một đêm, khiến Cánh Tây và Lầu Năm Góc hoang mang vì việc này khó khả thi.

Trước khi cuộc điện đàm gây tranh cãi giữa Trump với Tổng thống Ukraine hồi tháng 7 được công bố, các cuộc gọi điện thoại giữa Trump với lãnh đạo nước ngoài từ lâu đã là điều khiến phụ tá và quan chức trong chính quyền lo lắng. Họ sợ rằng ông sẽ đưa ra những hứa hẹn bốc đồng, tán thành các chính sách mà Mỹ phản đối, phạm sai lầm ngoại giao gây ảnh hưởng đến quan hệ liên minh hay gây áp lực cho một đối tác vì lợi ích cá nhân.

Tổng thống Mỹ Trump tại  tháng 11/2018. Ảnh: .

Tổng thống Mỹ Trump tại Nhà Trắng tháng 11/2018. Ảnh: Nhà Trắng.

"Các nhân viên cấp cao thật sự lo lắng về những điều họ thấy trong các cuộc gọi", một cựu quan chức giấu tên nói. "Các cuộc điện đàm đó thật đáng xấu hổ, ông ấy đã phạm những sai lầm lớn, hàng tháng trời làm việc có thể 'đổ xuống sông xuống biển' chỉ bởi một dòng tweet bốc đồng".

Những người chỉ trích cho rằng Trump đôi khi tạo ra căng thẳng không cần thiết với đồng minh và gửi đi tín hiệu đáng lo ngại khi quá mềm mỏng với những đối thủ hoặc chính quyền mà Mỹ quan ngại về vấn đề nhân quyền.

Thượng nghị sĩ Lindsey O. Graham, đồng minh của Trump, cho rằng Tổng thống chỉ đơn giản là nói lên suy nghĩ của mình và không nhất thiết phải tuân theo các nghi thức ngoại giao như những người tiền nhiệm. Graham không thấy cuộc gọi ngày 25/7 giữa Trump với Tổng thống Ukraine có vấn đề gì đáng lo ngại vì ông đã quen với phong cách của Trump.

"Nếu các bạn nghe một nửa số cuộc gọi điện của tôi với ông ấy thì các bạn sẽ thấy chúng không được chuẩn chỉnh", Graham cho biết, nhưng nhấn mạnh việc này rất bình thường.

Cuộc gọi đầu tiên khiến các phụ tá lo ngại diễn ra chưa đầy hai tuần sau khi Trump nhậm chức. Ngày 28/1/2017, Trump gọi cho Putin mặc dù thông thường, các lãnh đạo nước ngoài mới là bên gọi cho Trump để chúc mừng. Cựu quan chức Nhà Trắng mô tả Trump dường như muốn lấy lòng Putin và thường hay nói lạc sang chủ đề khác. Trong khi đó, Putin chủ yếu bám theo các chủ đề chính thức.

"Ông ấy nói chuyện như thể là "trời ơi, nhân viên không nói với tôi rằng ông muốn trò chuyện", một nguồn tin giấu tên am hiểu các cuộc gọi, nói.

"Chúng tôi không thể hiểu vì sao ông ấy thân thiện với Nga", một cựu quan chức nói. HR McMaster, cố vấn an ninh quốc gia khi đó, đã cố thuyết phục để khiến Trump hoài nghi hơn về Nga.

Tháng 4/2017, Trump nói khi điện đàm với Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, người đã khởi xướng chiến dịch chống ma túy quyết liệt khiến hàng nghìn người chết, rằng ông đang thực hiện một "công việc đáng kinh ngạc về vấn đề ma túy".

Trump cũng đưa lợi ích cá nhân vào các cuộc gọi. Ông gợi ý Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe giúp đỡ đề cử ông cho giải Nobel. "Ông ấy thân thiện với những người hữu ích với bản thân", một cựu quan chức an ninh Mỹ nói. "Trong khi đó, các cuộc nói chuyện với lãnh đạo những nước có thâm hụt thương mại, các nữ lãnh đạo mạnh mẽ hay thành viên NATO thường đi theo chiều hướng xấu".

Trump đôi khi tỏ ra không coi trọng các đồng minh lâu năm, đặc biệt là khi làm việc với nữ lãnh đạo. Trong một cuộc gọi vào mùa hè 2018 với Thủ tướng Anh Theresa May, Trump phàn nàn về khoản đóng góp của Anh với NATO. Sau đó, ông không công nhận kết luận của tình báo Anh là Nga đứng sau vụ đầu độc cựu điệp viên Nga trên đất Anh.

"Trong suốt khoảng 10 phút trò chuyện, May nói rằng kết luận đó nhiều khả năng đúng còn Trump thì nói ông không chắc chắn", một quan chức giấu tên nói.

Trump đôi khi sẽ đưa ra các cam kết đi ngược lại với chính sách của Mỹ và thỏa thuận quốc tế, như khi ông nói với một thành viên hoàng gia Arab rằng ông sẽ hỗ trợ nước họ gia nhập G7. Tuy nhiên, Arab Saudi, nước bị cáo buộc đối xử không công bằng với phụ nữ và có nhiều vi phạm nhân quyền, bị đánh giá không phù hợp để gia nhập G7.

Trong các chính quyền tiền nhiệm, điện đàm với lãnh đạo nước ngoài là sự kiện được chuẩn bị kỹ càng. "Thời tôi còn làm việc ở , công tác chuẩn bị diễn ra rất nghiêm túc. Tổng thống tiếp nhận thông tin tóm lược từ những người có kiến thức sâu sắc về người ông sắp nói chuyện và mối quan hệ của Mỹ với nước đó", Willett nói. "Công tác chuẩn bị bây giờ dường như là ngẫu hứng".

Trump đã khước từ nhiều bước chuẩn bị, ngay cả khi đội ngũ an ninh quốc gia cố gắng thiết lập mục tiêu cho mỗi cuộc trò chuyện. Trump không chấp nhận nghe thông tin hay đọc tài liệu dài trước cuộc điện đàm. McMaster, người muốn cung cấp cho Tổng thống những thông tin mà ông có thể sử dụng để ra quyết định, đã phải chuẩn bị giấy nhớ liệt kê ngắn gọn những điểm mấu chốt.

"Trump thường sử dụng các cuộc điện đàm như cách để làm bạn với bất kỳ ai ông nói chuyện", một quan chức cấp cao giấu tên nói. "Vì vậy, ông ấy có thể nói điều gì đó khiến người ngoài cảm thấy khủng khiếp. Nhưng thực ra Tổng thống chỉ đang cố gắng xây dựng quan hệ và cho rằng tâng bốc là cách để làm việc đó".

"Bạn có tối đa 2-3 phút để 'nạp' thông tin cho Tổng thống", một cựu quan chức chính quyền cấp cao nói, "Và rồi ông ấy lại nói bất cứ điều gì mình muốn".

Tim O'Brien, người viết tiểu sử về Trump, cho rằng những đặc điểm này phù hợp với phong cách doanh nhân của Trump.

"Khi ông ấy phải gọi điện với các nhà đầu tư vào một công ty đại chúng (huy động vốn từ công chúng thông qua phát hành chứng khoán niêm yết tại các trung tâm giao dịch), họ phải lo lắng rằng ông ấy sẽ vi phạm luật chứng khoán hay nói dối về lợi nhuận của công ty", O'Brien nói. "Khi ông ấy gặp những nhà quản lý quy định về sòng bạc, luật sư sẽ luôn lo lắng ông ấy nói điều gì đó gây tổn hại về mặt pháp lý".

Một số cựu quan chức nói rằng dần dần các phụ tá đã quen với sự kỳ lạ của một số cuộc gọi, ngay cả khi họ thấy chúng có điểm đáng ngại. "Mọi người giờ không còn thảng thốt nếu ông ấy đột nhiên nói điều gì đó không nên nói", một cựu nhân viên an ninh quốc gia Mỹ nhận xét.

Nhưng các quan chức đã làm việc cho Nhà Trắng đến cuối năm 2018 vẫn bị sốc khi người tố giác nói rằng bản ghi chép cuộc gọi hồi tháng 7 của Trump được lưu giữ trong hệ thống máy tính bảo mật cao được gọi là NICE, thường chỉ dành cho chương trình tình báo nhạy cảm nhất.

"Tôi chưa từng nghe thấy chuyện như vậy", một cựu quan chức giấu tên nói. "Tôi rất bất ngờ".

Phương Vũ (Theo Washington Post)

Tags:
Chú rể ‘tỉ phú’ bỏ trốn sau tiệc cưới, cô dâu ở lại gánh khoản nợ lớn

Chú rể ‘tỉ phú’ bỏ trốn sau tiệc cưới, cô dâu ở lại gánh khoản nợ lớn

Một cô dâu Thái Lan nhận “trái đắng” sau khi chú rể “tỉ phú” cao chạy xa bay ngay sau tiệc cưới xa hoa của họ, để lại cho cô một khoản nợ lớn

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất