Nóng bỏng cuộc chiến pháp lý quanh lệnh cấm nhập cư của Tổng thống Trump

Tranh cãi xung quanh lệnh cấm nhập cư của Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục nóng lên với hàng loạt diễn biến mới: Bộ Tư pháp Mỹ chính thức kháng cáo phán quyết của một thẩm phán liên bang sau khi thẩm phán này ra quyết định bãi bỏ lệnh của tổng thống, và sau đó tòa phúc thẩm bác bỏ kháng cáo trên. Trong lúc đó, người nhập cư đang tranh thủ cơ hội ngắn để vào Mỹ. 

10:01 06/02/2017

bieu tinh
Người biểu tình phản đối lệnh cấm nhập cư của .

Các diễn biến pháp lý

Cuộc chiến pháp lý xung quanh lệnh cấm nhập cư của Tổng thống Donald Trump xem ra sẽ còn kéo dài. Tổng chưởng lý bang Washington, với sự ủng hộ của nhiều công ty lớn như Amazon.com và Expedia,  đã đệ đơn kiện ông Trump về lệnh cấm người nhập cư và tị nạn từ 7 quốc gia Hồi giáo và cấm vĩnh viễn người tị nạn từ Syria.  Phán quyết về vụ kiện này, hôm 3.2,  thẩm phán liên bang James Robart ở Seattle ra quyết định bãi bỏ lệnh cấm nhập cư của ông Trump, cấm chính quyền thực thi lệnh này, và tuyên bố phán quyết có hiệu lực từ ngày 3.2, theo đó lệnh cấm nhập cư có thể được dỡ bỏ ngay lập tức. Phán quyết của thẩm phán Robart được coi là đòn giáng mạnh nhất từ trước tới nay nhằm vào mệnh lệnh hành pháp của ông Trump. Đã có nhiều vụ kiện trên khắp chống lại mệnh lệnh cấm nhập cư, song vụ kiện của bang Washington là vụ đầu tiên đưa tới một quyết định rộng rãi được áp dụng trên toàn quốc.

Ngay sau đó, tối 4.2, Bộ Tư pháp Mỹ quyết định kháng cáo nhằm khôi phục khẩn cấp mệnh lệnh của ông Trump. Bộ Tư pháp nói rằng phán quyết của thẩm phán Robart đặt ra mối đe dọa tức thời với công chúng, cản trở việc thực thi một mệnh lệnh hành pháp và “chỉ trích đánh giá của tổng thống về nguy cơ từ việc chấp nhận nhập cảnh một tầng lớp nhất định những người không phải công dân Mỹ”, cản trở “phương tiện tốt nhất để giảm thiểu nguy cơ đó”. Bộ Tư pháp Mỹ cũng phê phán tính pháp lý của phán quyết trên, cho rằng nó vi phạm sự phân tách quyền lực, giẫm chân lên quyền của tổng thống với tư cách là tổng chỉ huy. Ngoài ra, kháng cáo của Bộ Tư pháp nói rằng bang Washington không đủ vị thế để kiện mệnh lệnh của tổng thống, bác bỏ cáo buộc rằng mệnh lệnh “ưu ái người Thiên chúa giáo và nhằm vào người Hồi giáo”. Theo Bộ Tư pháp, quốc hội đã đem lại cho tổng thống “quyền không cần tranh cãi về trì hoãn nhập cảnh của bất kỳ khách thăm nào”.  Với việc kháng cáo này, vụ kiện  tiếp tục được đưa lên một ủy ban gồm 3 thẩm phán để xem xét và đưa ra quyết định mới.

Trong diễn biến mới nhất, tối 5.2, Tòa phúc thẩm khu vực số 9 đã từ chối việc kháng án của Bộ Tư pháp. Tòa nói rằng họ chờ đợi các bang Washington và Minnesota tiếp tục đưa ra lý lẽ của mình trong ngày 5.2, và Bộ Tư pháp vào ngày 6.2. Phán quyết của thẩm phán Robart và của tòa phúc thẩm đã tạo ra cơ hội ngắn ngủi cho người đi lại từ 7 nước trong danh sách bị cấm có thể vào Mỹ trong lúc sự chắc chắn pháp lý vẫn tiếp tục.

Cơ hội ngắn của người nhập cư

Trong khi đó Bộ Ngoại giao và Bộ An ninh Nội địa Mỹ cho biết, họ đã tuân thủ lệnh của thẩm phán Robart và nhiều du khách đến sẽ bắt đầu tới các cửa khẩu vào ngày 5.2.  Ngay sau khi thẩm phán Robart bãi bỏ lệnh cấm của ông Trump, người tị nạn và hàng nghìn người từ 7 nước Iran, Iraq, Libya, Somalia, Sudan, Syria và Yemen vốn phải dừng chuyến đi của họ sang Mỹ, đã ồ ạt  tìm chuyến bay để nhanh chóng vào Mỹ. Các nhóm ủng hộ nhập cư Mỹ hôm 4.2 ra tuyên bố chung thúc giục những người có visa hợp pháp từ 7 nước trên “cân nhắc đặt lại vé sang Mỹ ngay lập tức”, bởi việc kháng cáo có thể khiến lệnh cấm có hiệu lực trở lại. Reuters dẫn lời Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, Bộ này bắt đầu nhận lại người tị nạn, kể cả người tị nạn Syria, từ ngày 6.2.

Sau khi Bộ Tư pháp thông báo kháng án, tuyên bố với các phóng viên: “Chúng ta sẽ thắng. Vì sự an toàn của đất nước, chúng ta sẽ thắng”. Trước đó, ông chỉ trích kịch liệt phán quyết của thẩm phán Robart, thậm chí cả chỉ trích cá nhân nhằm vào ông này. Trump viết trên Twitter: “Ý kiến của người được gọi là thẩm phán, một ý kiến đưa việc hành pháp ra khỏi , là kỳ cục và sẽ bị lật ngược”. Theo ông, khi một quốc gia không thể quyết định việc cho phép ai đến và ai không được đến nước mình, đặc biệt là vì lý do an ninh, thì đây là vấn đề nghiêm trọng cần xem xét. Ông Trump cho rằng việc kiểm tra kỹ càng người nhập cư và người tị nạn là cần thiết để ngăn chặn các vụ tấn công khủng bố. Trong một tin Twitter khác, ông Trump viết:  “Thẩm phán đã mở cửa đất nước chúng ta cho bọn khủng bố tiềm năng và những kẻ khác không coi trọng lợi ích của chúng ta. Những kẻ xấu sẽ rất vui sướng”.

Nhiều nhân vật cao cấp đã bày tỏ lo ngại với việc chỉ trích thẩm phán Robart, bởi việc tổng thống tấn công một thành viên tư pháp là khá bất thường, khi mà Hiến pháp Mỹ quy định nhánh tư pháp là lực lượng kiểm tra quyền lực của nhánh hành pháp và quốc hội. Thượng nghị sĩ Dân chủ Patrick Leahy nói rằng “thái độ thù địch của ông Trump với pháp trị không chỉ đáng xấu hổ, mà còn nguy hiểm. Ông ấy (Trump) có vẻ định gây ra một cuộc khủng hoảng hiến pháp”. Trả lời phỏng vấn kênh ABC ngày 5.2, Phó Tổng thống Mike Pence nói ông không cho rằng việc chỉ trích của ông Trump với thẩm phán là phá hoại sự phân tách quyền lực.

đang chờ đợi các diễn biến tiếp theo của vụ kiện này. Lệnh cấm nhập cư nếu được khôi phục có thể sẽ tiếp tục gây rối loạn ở các sân bay Mỹ. Biểu tình quy mô lớn vẫn tiếp tục diễn ra trong và nhiều nơi trên thế giới để phản đối lệnh cấm.

Nguồn: Lao Động

Tags:
Thực hư tin Tổng thống Trump miễn visa cho công dân châu Á vào Mỹ

Thực hư tin Tổng thống Trump miễn visa cho công dân châu Á vào Mỹ

Nhiều người châu Á đã cảm thấy rất phấn khích vì thông tin cho rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump miễn phí cấp visa tới Mỹ.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất