Nóng: Hàng loạt trẻ nhập viện vì nhiễm virus lạ, không có thuốc điều trị, triệu chứng giống y như cảm sốt

Số ca trẻ nhập viện tăng cao đột biến trong vòng 1 tháng trở lại đây vì nhiễm virus lạ, tấn công đường hô hấp với triệu trứng khởi điểm là hắt hơi, sổ mũi và có thể sốt nhẹ tới cao.

12:30 25/09/2018

Trong vòng một tháng trở lại đây, tại Bệnh viện Nhi Trung ương số lượng bệnh nhi bị nhiễm vi-rút hợp bào hô hấp (RSV) đang gia tăng đột biến. Trong đó, nhóm đối tượng trẻ sơ sinh dưới sáu tháng tuổi phải đối diện với nhiều nguy cơ…

Ngỡ cảm cúm thông thường, bất ngờ nhập viện thở máy

Ngỡ chỉ cảm cúm thông thường nhưng tới thời điểm hiện tại, cháu Hồng A.N.H (5 tháng tuổi, tỉnh Phú Thọ) đã phải nằm điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương gần một tháng với các thiết bị hỗ trợ đường thở.

Mẹ cháu N.H.A. cho biết, giữa tháng 8, cháu bỗng có biểu hiện ho húng hắng, sổ mũi và sốt cao. Chị kiên trì cho con bú sữa mẹ, dùng thuốc hạ sốt và dùng thêm các bài thuốc dân gian để trị ho, nhưng sau bốn ngày, bệnh của cháu nặng hơn. Khi đưa vào viện, bệnh nhi ho nhiều, khó thở, rút lõm lồng ngực.

Các bác sĩ đã thăm khám, làm xét nghiệm và chẩn đoán trẻ bị viêm phế quản phổi, suy hô hấp độ 2 và dương tính với vi-rút hợp bào hô hấp (RSV). Do suy hô hấp nặng nên trẻ phải thở máy sau đó thở ô-xy và điều trị kháng sinh trong suốt những ngày nằm viện.

Tương tự như cháu Hồng A.N.H, cháu Kiều Nhi (38 ngày tuổi, ở tỉnh Sơn La) cũng phải nhập viện trong tình trạng ho khò khè, tim đập nhanh, tổn thương phổi và độ bão hòa ô-xy chỉ còn 88% (độ bão hòa ô-xy bình thường từ 96-100%). Bệnh nhi nhanh chóng được thở ô-xy, truyền dịch, chạy khí dung để hỗ trợ đường thở. Kết quả tìm vi-rút ở dịch tụy hầu bằng phương pháp test nhanh cho thấy, cháu Nhi dương tính với RSV. “Mỗi nhịp thở, lồng n.g.ự.c. của con lại co rút. Con bỏ bú và liên tục quấy khóc khiến gia đình hoảng loạn”, mẹ cháu Nhi chia sẻ.

Tại khoa Hô hấp – Bệnh viện nhi Trung ương, hiện có gần 20 trẻ bị nhiễm RSV phải điều trị nội trú. Trong đó, hầu hết bệnh nhân phải được hỗ trợ thở ô-xy do viêm phổi, viêm tiểu phế quản, suy hô hấp…

Phó giáo sư – Tiến sĩ Lê Thị Hồng Hanh – Phó trưởng khoa Hô hấp cho biết, trong vòng một tháng nay, số bệnh nhân nhiễm RSV đang có dấu hiệu gia tăng đột biến. Mỗi ngày, chỉ riêng khoa hô hấp đã tiếp nhận từ 5-10 ca bệnh nặng, tập trung vào nhóm trẻ dưới sáu tháng tuổi.

Nguy cơ lây lan rộng

Theo các chuyên gia, RSV là một trong những nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới hai tuổi. Bệnh phát triển mạnh vào mùa đông – xuân, xuân – hè nhưng năm nay, dịch bệnh xuất hiện sớm hơn so với thông thường. Không chỉ gia tăng mà diễn biến các ca bệnh có chiều hướng phức tạp và nặng hơn.

“Nguyên nhân có thể do sự biến đổi thời tiết và biến đổi cấu trúc gen của RSV”, bác sĩ  Lê Thị Hồng Hanh nhận định.

Khi trẻ nhiễm RSV, triệu chứng khởi điểm là hắt hơi, sổ mũi nhiều và có thể sốt nhẹ tới cao. Một số trẻ bị nhẹ vẫn có thể sinh hoạt bình thường, thậm chí tự khỏi bệnh sau 3-5 ngày. Tuy nhiên, với nhiều trường hợp, đặc biệt là trẻ sơ sinh dưới sáu tháng tuổi, trẻ đẻ non, thiếu cân, tim bẩm sinh… do sức đề kháng kém, cấu trúc đường thở chưa hoàn thiện nên dễ bị vi-rút tấn công.

Theo PGS.TS Lê Thị Hồng Hanh, bệnh do RSV gây ra không có thuốc điều trị đặc hiệu. Khi trẻ mắc bệnh, cần cho trẻ uống nhiều nước, dùng thuốc hạ sốt và đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt, giàu vitamin…

Cha mẹ sẽ không thể nhận định được trẻ chỉ bị nhiễm vi-rút thông thường hay đã bị nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới để quyết định sử dụng thuốc một cách hợp lý.

RSV có khả năng lây lan mạnh, nếu các gia đình chủ quan không cho con đi khám, không biết con nhiễm bệnh sẽ dễ khiến cho vi-rút này phát tán rộng trong cộng đồng.

“Để phòng bệnh, tránh đưa trẻ tới nơi công cộng, tiếp xúc với những người có biểu hiện ho, sốt, sổ mũi… Công tác kiểm soát nhiễm khuẩn rất quan trọng bởi vi-rút có thể sống vài giờ trên mặt bàn, ghế, đồ chơi, bàn tay… Rửa tay sạch trước khi chăm sóc trẻ và đặc biệt tránh thói quen hôn trẻ – có thể làm lây lan vi-rút”, bác sĩ khuyến cáo.

Bác sĩ chỉ ra những sai lầm cực kỳ tai hại khi mắc sốt virus

Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương chỉ ra những sai lầm tai hại mà nhiều người mắc phải khi bị sốt virus.

Xông khi đang sốt

Sử dụng không đúng những phương pháp chữa dân gian như: Xông khi đang sốt cao là tai hại, sẽ làm cho tình trạng càng nặng hơn, người bệnh có thể bị cảm lạnh.

Mặc đồ kín, đắp chăn kín khi bị sốt là một sai lầm.

Đánh gió

Những người bị sốt không nên cạo gió. Bởi vì cạo gió rất dễ biến chứng méo mồm, liệt nửa người, xuất huyết não, đột quỵ do huyết áp tăng cao và tử vong.

Lý do bởi, cơ thể đã nóng lại cạo gió làm cơ thể nóng hơn. Điều này khiến huyết áp tăng cao dễ dẫn đến xuất huyết não.

Mặc đồ kín, đắp chăn kín

Khi bị sốt cao, cơ thể thường rét run. Nhiều người ” gió” nên càn mặc kín, đắp chăn kín nên không thoát được nhiệt càng sốt cao hơn.

Chườm bằng nước lạnh

Khi thấy trẻ sốt cao không nên chườm bằng nước lạnh bởi chườm lạnh làm co mạch ngoài da, dẫn đến không thoát được nhiệt, làm nhiệt độ da thì hạ nhưng nhiệt độ trung tâm cơ thể vẫn cao.

Kiêng tắm, kiêng ăn

Cho đến nay, chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh người mắc sốt virus kiêng tắm, kiêng ăn sẽ khỏi bệnh. Trái lại, kiêng ăn, kiêng tắm sẽ làm cho bệnh trầm trọng hơn.

Người bệnh nên vệ sinh sạch sẽ, bổ sung đủ chất dinh dưỡng, ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước bù dịch…

Tự ý truyền dịch

Việc tự ý truyền dịch tại nhà do bị sốt virus có thể dẫn đến phù nề, suy hô hấp và nguy hiểm đến tính mạng.

Do đó, lhông nên tự ý truyền nước nếu không có chỉ định của bác sĩ, bởi chưa có bằng chứng khoa học về 1 loại thuốc nào có tác dụng tăng sức đề kháng chỉ trong vài ngày, kể cả truyền dịch.

Theo đó, những trường hợp bị sốt, nếu tiếp nước, đỡ ngay chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Trong trường hợp bị mất nước, tốt nhất vẫn là bổ sung qua đường uống. Nếu buộc phải truyền dịch thì bác sĩ phải tính toán liều lượng rất kỹ, không thể tùy tiện vì rất có thể bệnh sẽ bị trầm trọng hơn.

Dùng kháng sinh

Nhiều người cứ thấy sốt là mua kháng sinh về dùng. Thực tế, dùng kháng sinh không khỏi được sốt virus.

Sốt virus hoành hành, dấu hiệu nhận biết bệnh ai cũng cần biết tránh biến chứng nguy hiểm

Sốt virus lây lan nhanh chóng

Ảnh Internet

Những ngày vừa qua thời tiết thay đổi khiến không chỉ trẻ nhỏ và cả người lớn cũng bị ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong đó, sốt virus là căn bệnh mọi người cần phải đặc biệt chú ý, bởi tốc độ lây lan của căn bệnh này khá nhanh.

Ths.BS Vũ Thị Thúy Lan (nguyên Trưởng khoa Hô hấp nhi Bệnh viện Xanh Pôn) cho biết, sốt virus không phải bệnh theo mùa, tuy nhiên, bệnh thường hay xuất hiện vào mùa hè, khi thời tiết thay đổi và hay gặp nhất ở đối tượng trẻ em.

Theo cảnh báo của BS Thúy Lan, sốt virus dễ lây lan trong quần thể tập trung, nhất là ở những nơi tụ tập đông người, hay ở các bể bơi…Đặc biệt, bệnh thường hay gặp hơn ở những trẻ có sức đề kháng yếu.

Khi trẻ bị sốt, các bậc phụ huynh cần phải chú ý một số dấu hiệu nhận biết để phân biệt giữa trẻ bị sốt virus và sốt do những nguyên nhân khác. Theo đó, trẻ bị sốt virus thường là sốt cao đột ngột từ 39-40 độ C, đi kèm theo đó là một số các dấu hiệu khác như:

– Đau cơ bắp: Khi sốt virus, một số trẻ bị đau nhức khắp mình mẩy, cơ bắp; trẻ nhỏ hay quấy khóc, đau đầu. Tuy nhiên, một số trường hợp bé bị đau đầu nhưng vẫn tỉnh táo, chơi nghịch.

– Phát ban: Ở một số bé thường bị nổi ban sau 2-3 ngày bị sốt (khi xuất hiện ban thì bé đỡ sốt hơn).

– Mắt nhìn mờ: Trẻ bị chảy nước mắt, kết mạc mắt có thể đỏ, có ghèn (dử) mắt khiến khi nhìn mọi vật bị mờ đi.

– Nôn: Trẻ thường nôn nhiều lần, nhất là sau bữa ăn.

Ngoài những dấu hiệu trên, một số triệu chứng thường gặp khác khi trẻ bị sốt virus là ho, chảy nước mũi, hắt hơi, đi ngoài. Một số trẻ nhỏ bị sốt virus còn lên cơn co giật liên hồi kèm tình trạng khó thở.

Còn đối với người lớn, dấu hiệu đầu tiên khi bị sốt virus cũng là sốt cao đột ngột, cùng với đó là biểu hiện mệt mỏi, đau người, đặc biệt là đau các cơ. Đây là một trong những triệu chứng đặc hiệu nhất của sốt virus ở người lớn.

Ảnh Internet

Phải làm gì khi bị sốt virus

BS Thúy Lan cho rằng, khi bị sốt virus trẻ có thể khỏi sau 5-7 ngày điều trị. Tuy nhiên, nếu chủ quan thì sẽ phải gánh hậu quả nghiêm trọng, đó là những biến chứng mà bệnh gây ra.

Thực tế, bác sĩ Lan đã thường xuyên chứng kiến việc bố mẹ quá chủ quan, không đưa con đi gặp bác sĩ, tới khi bé bị ốm tới ngày thứ 4-5 mới đưa đi khám. Lúc này, chỉ số nhiễm trùng của bé đã ở mức rất nặng và nguy hiểm.

Một số biến chứng thường gặp của sốt virus đó là, viêm phổi, viêm tiểu phế quản, viêm thanh quản, viêm cơ tim… Đáng ngại nhất là bệnh có thể gây ra những biến chứng ở não, trẻ bị co giật, hôn mê và có thể mang di chứng nặng nề.

Trẻ em nói riêng và tất cả mọi người nói chung, khi bị sốt virus bước đầu tiên là phải hạ sốt, nếu bị ho thì phải uống thuốc ho, cần uống nhiều nước và phải được nghỉ ngơi.

Ảnh Internet

Khi trẻ bị sốt virus tuyệt đối không cho trẻ ra ngoài đi chơi, đi học,… sau khi uống thuốc, như thế sẽ rất nguy hiểm bởi nó tạo điều kiện cho những biến chứng xảy ra.

Với những trường hợp khi trẻ sốt cao trên 39 độ C, nhưng không đáp ứng với thuốc hạ sốt, kèm theo đó là trẻ li bì, xuất hiện đau đầu, co giật thì cần đưa ngay đến cơ sở y tế được được thăm khám kịp thời.

Ảnh Internet

Còn nếu cắt được cơn sốt tại nhà, thì có thể chăm sóc ở nhà. Tuy nhiên, cần theo dõi nhiệt độ cho trẻ thường xuyên. Khi ở nhà, cần phải giữ nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát, tuyệt đối không đóng kín cửa phòng, không mặc quá nhiều quần áo hoặc đắp nhiều chăn cho trẻ…

Nguồn: Eva

Ngọc Khánh (TH)

Tags:
Làn sóng bỏ việc và chuyển nghề của giáo viên Mỹ

Làn sóng bỏ việc và chuyển nghề của giáo viên Mỹ

Tỷ lệ giáo viên Mỹ bỏ nghề vượt nhiều quốc gia có nền giáo dục phát triển như Phần Lan, Singapore.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất