Nữ du học sinh đi du học thì rửa bát cọ nhà vệ sinh , về nước thì làm 6 tháng chẳng được xu nào

Ai cũng nghĩ sang châu Âu du học là sướng lắm, cuộc sống đầy đủ tiện nghi không phải lo gì… Nhưng thực tế, để tồn tại được ở nơi không có người người thân, bất đồng ngôn ngữ, kiến thức chưa nhiều, các bạn trẻ Việt phải đánh đổi rất nhiều thứ. Đó có thể là tuổi trẻ, sức khỏe và cả niềm kiêu hãnh của bản thân.

04:00 22/10/2021

Đời sống du học sinh không như mơ. Đó là điều nhiều bạn trẻ nhận ra sau khi đọc tâm sự của Tuyết Nhung (sinh năm 1996, tại Thái Nguyên).

Nữ sinh một ngày phải rửa 2.000 bát đĩa để kiếm tiền trang trải sinh hoạt phí suốt 2 năm du học tại Hàn.

Image result for du học sinh cọ nhà vệ sinh

Trong khi câu chuyện của Nhung vẫn đang ‘nóng’ trên nhiều diễn đàn về du học, thì mới đây, một bạn trẻ khác có tên là An An đã quyết định trút nỗi lòng của mình sau 3 năm du học Thụy Sĩ, tưởng sang chảnh nhưng hóa ra lại đắng cay vô cùng.

An An (sinh năm 1996, tại Hà Nội). Cô bạn lên đường du học Thụy Sĩ ngay sau khi thi đại học xong. An có anh trai (sinh năm 1992), đang du học tại Nhật .Kinh tế gia đình An chỉ thuộc dạng trung bình – khá nên bố mẹ cô khá vất vả khi phải lo cho cả 2 đứa con du học cùng lúc.

Năm đầu tiên học ngành Hospitality Management tại Thụy Sĩ, An được bố mẹ đóng học phí và lo tiền ăn ở. Sang năm thứ 2, An bắt đầu đi thực tập có lương. Cô bạn tự lo khoản ăn ở, còn bố mẹ vẫn chu cấp tiền học đầy đủ.

9X nhấn mạnh: ‘Mình học ngành này được 3 năm rồi. Ngành của mình cứ học một năm thì 6 tháng học lý thuyết, 6 tháng còn lại đi thực tập.

Image result for du học sinh rửa bát

Trường mình không cho sinh viên làm thêm nhưng khi đi thực tập thì sinh viên sẽ được nhận lương. Một tháng đi làm bên này sau khi trừ tiền ăn uống, mua sắm mình để dành được khoảng 2.000 USD’.

Làm việc quần quật 12 tiếng/ngày từ cọ nhà vệ sinh đến bê két nước

Sinh viên đi thực tập để dành được 2.000 USD mỗi tháng sau khi trừ các chi phí, mới nghe tưởng ‘thơm bơ’ nhưng hóa ra, mọi việc không hề dễ dàng chút nào.

Để có được số tiền tiết kiệm ấy, An phải chạy việc từ sáng sớm đến đêm khuya. Cô bạn chấp nhận làm chân phụ việc, sai vặt trong nhà hàng bất kể điều đó mình có được đào tạo ở trường ĐH hay không.

Image result for du học sinh rửa bát

Một trong những lý do khiến An vất vả hơn các du học sinh khác trong kỳ thực tập chính là cô bạn không nói tốt tiếng Đức, Pháp hoặc Ý – ngôn ngữ phổ biến dùng trong giao tiếp làm việc tại Thụy Sĩ.

Với vốn tiếng Anh đủ dùng, Anh đành xin vào làm việc cho một nhà hàng Á. Tuy nhiên, đây không phải là lựa chọn tốt cho một sinh viên du học trường tư, ngành Hospitality Management như An.

9X kể: ‘Một tuần mình làm 6 ngày. Mỗi ngày trung bình cũng 10 đến 12 tiếng. Chạy không ngừng nghỉ.

Hồi ấy chỗ mình còn thiếu người, mình phải làm hết mọi thứ từ cọ nhà vệ sinh đến phục vụ khách (bưng bê dọn dẹp đồ ăn, làm nước rửa cốc ly, lau lò, giặt, sấy là gấp khăn trải bàn, chuẩn bị napkin…), thiếu mỗi nước nấu luôn cho khách ăn là đủ bộ.

Nhà hàng có mình mình nên việc gì cũng đến tay.

Tối nào mình cũng bê vài két nước xong mới được về. Chủ thì khó tính, hở cái là chửi, động cái là chửi, làm cái gì cũng phải sạch như lau như ly không thì ăn đủ.

Nhưng được cái bà chủ tao sòng phẳng không có cái trò quỵt lương. Ngậm ngùi mấy rồi cũng đến lúc qua được 6 tháng đó’.

Image result for du học sinh rửa bát

Năm thứ 2 đại học, cô bạn quyết định về Việt Nam thực tập với mong muốn tìm được cơ hội mới tươi sáng hơn. Không ngờ, 6 tháng làm việc tại quê nhà chính là giai đoạn An cảm thấy mình cần phải suy nghĩ lại quyết định về nước sau khi du học.

An là con gái Hà Nôi, tuy nhiên, nơi thực tập của cô lại là một khách sạn 5 sao có tiếng ở Sài Gòn. Sau khi thuê nhà xong xuôi, cô bạn sốc khi biết thực tập tại đây du học sinh không được trả lương.

‘Mình hùng hục đi làm suốt nửa năm mà chả được đồng cắc nào, lại còn mất tiền nhà rồi xăng xe.

Mang tiếng đi thực tập nhưng hôm nào cũng làm từ 8 đến 9 tiếng mới được về, nhà thì xa, đi đường thì nắng nôi toàn đi giữa trư 1 đến 2 giờ.

Các bạn biết cái nắng giữa hè Sài Gòn nó kinh khủng đến thế nào rồi đấy.

Cái số làm thực tập sinh thì ngoài làm việc của mình bạn còn phải cáng đáng đủ thứ việc không tên khác.

Image result for du học sinh rửa bát khổ

Chưa kể, mang danh là du học sinh về nước thực tập còn phải chịu nhiều định kiến từ những người xung quanh.

Kiểu như ai cũng nghĩ chắc con này tiểu thư nhà giàu. Khi không làm được việc gì thì bị nói xéo ngay: Tưởng đi học bên bển về, hóa ra, cái này cũng không biết à!

Mình nhắc lại là mình tự tin đã làm việc như một nhân viên chính thức chỉ thiếu mỗi nhận lương thôi’, An nói.

Sau 6 tháng đó, An trở lại Thụy Sĩ. Đến năm nay, tức là năm thứ 3, cô bạn có được cơ hội thực tập cho một khách sạn lớn ở Thuỵ Sĩ. Nghiệt ngã thay, nhân viên của nơi này toàn người lớn tuổi, ít ai nói được tiếng Anh. An mới tới lại không nói được tiếng Đức.

Thế là, hai bên không thể giao tiếp được với nhau.

‘Ở đây cũng bắt đầu vào làm từ 6 giờ sáng, buổi trưa nghỉ mấy tiếng rồi lại làm đến 9 giờ tối.

Đi làm mà không giao tiếp được, nhìn họ nói chuyện cứ cảm thấy mình như người dư thừa bị cô lập ý, nhiều lúc thấy cũng tủi lắm!’, 9X bộc bạch về hoàn cảnh hiện tại của mình.

Image result for du học sinh rửa bát khổ

Làm nhà hàng Á thì vất vả, về nước không được trả lương, vô khách sạn lớn ở Thụy Sĩ lại không hòa nhập được… mọi thứ dần trở nên bế tắc với nữ du học sinh Việt.

Sức khỏe yếu đi, tính toán từng cent khi tiêu: Ở hay về?

Đến năm thứ 3 đại học, ý nghĩ quay về Việt Nam làm việc sau khi du học của An lịm tắt.

Có lẽ cũng bởi nửa năm thực tập ở Sài Gòn khiến cô bạn nhận ra: ‘Cái nghề này làm ở Việt Nam nó bạc bẽo quá, nó bèo bọt quá. Về rồi mới thấy đồng lương mình nhận được nó không tương xứng với cái công sức mình bỏ ra’.

Nghĩ thế, An quyết tìm đường ở lại. Nhưng An ở lại kiểu gì khi không có lấy một công việc ổn định lại là du học sinh visa có thời hạn? Nhìn ra xung quanh, cô gái chép miệng: ‘Chắc chỉ có nước lấy chồng rồi nhập quốc tịch’.

Cô gái Việt từng có cơ hội để làm việc đó. An đã yêu một chàng trai Thụy Sĩ. Họ gặp nhau trên một chuyến tàu và thú vị hơn khi phát hiện cả hai học chung khối ở trường ĐH.

An và chàng trai bản xứ bắt đầu hiểu và yêu nhau hơn 1 năm. Con trai Thụy Sĩ rất tốt.

‘Anh ấy muốn có một mối quan hệ lâu dài và chắc chắn hơn nên cảm thấy việc có thể mình không thể tiếp tục ở lại Thụy Sĩ nó rất bấp bênh cho mối quan hệ này, kiểu vậy. Nên hai đứa chia tay’, An kể.

Related image

Bản thân An cũng không muốn níu kéo mối quan hệ này, từ sâu tròng, cô bạn không muốn lấy du học làm cái cớ đi sang nước ngoài rồi nhập quốc tịch.

‘Mình rất sợ bị phụ thuộc và chấp nhận một cuộc sống không có tình yêu. Mình muốn được nhập quốc tịch bằng chính thực lực của mình.

Nếu may mắn có công ăn việc làm ổn định, mình sẽ đổi hướng sang Canada kiếm trường học lên Thạc sĩ rồi ở lại. Mà muốn thế thì lại cần tiền, nhà mình lại không dư dả gì’, An chia sẻ.

Cuộc sống lúc nào cũng chật vật với bao toan tính biến cô gái vô tư ngày nào trở thành người thực dụng. Nữ du học sinh lao vào làm việc bất chấp sức khỏe ngày một yếu đi đến cầm cái đĩa tay còn run, nghĩ đến nhức đầu khi chi tiêu từng cent một.

Sau mỗi ngày làm việc dài đầy mệt nhọc, An lại trở về căn vòng trống lạnh lẽo ở thành phố Luzern.

Nhìn những ngôi nhà sáng ánh đèn, bên trong gian bếp nhỏ mọi người quây quần bên nhau, An lại quay quắt nhớ những ngày tháng sống với bố mẹ, với anh trai trong căn nhà nhỏ ở Hà Nội.

An không dám than nửa lời, không dám kể lấy một nỗi ấm ức.

Sợ bố mẹ lo rồi lại buồn, lúc nào gia đình gọi điện sang An cũng bảo: ‘Bên này con đi làm được ăn ngon lắm, mọi người cũng thương con lắm, không bắt làm việc nặng nhọc gì đâu, toàn chơi mẹ ạ!’.

Nữ sinh Việt cô đơn xứ người nhưng không dám than thở với gia đình.

Nữ sinh Việt cô đơn xứ người nhưng không dám than thở với gia đình.

Đêm về, An mất ngủ. 3 giờ sáng, cô nằm gác tay lên trán nghĩ vẩn vơ đủ chuyện đã trải qua trong suốt gần ngàn ngày du học. ‘Được gì và mất gì?’, An tự hỏi mình như thế.

An lên mạng tìm người tâm sự. Nhưng khác múi giờ, bạn bè chắc gì đã rảnh nghe mình than vắn, thở dài. Với cả, trong đám bạn chơi thân ngày trước, ai mà chẳng nghĩ An đi học bên này ăn sung mặc sướng, sang chảnh lắm, than với ai bây giờ?

Related image

‘Bao lâu rồi mình không được về với mẹ? Bao lâu rồi mình không được gặp bạn bè? Cả ngày lầm lũi từ sáng sớm đến tối muộn.

Hay về quách Việt Nam đi, sao phải từ đầy đoạ mình như thế này…’, An bắt đầu gõ ra những dòng tâm sự trên một diễn đàn mạng, nơi tôi tìm thấy cô.

Kim Oanh (sinh năm 1992, tại Hà Nội), đang học Thạc sĩ Kinh doanh tại trường University of Western Switzerland (Thụy Sĩ) chia sẻ: ‘Bản thân mình là người đang sống và du học tại Thụy Sĩ, mình đồng cảm khi đọc được câu chuyện của An.

Mình có 3,5 năm du học Phần Lan và 2,5 năm du học Thụy Sĩ. May mắn hơn An, mình học trường công nên học phí hầu như không đáng kể, không có gánh nặng về kinh tế.

Nhược điểm lớn nhất của các bạn sinh viên Việt Nam tại Thụy Sĩ đó là chỉ nói được tiếng Anh. Trong khi ở đây, ngôn ngữ chính thức là Pháp, Đức, Ý (mỗi vùng nói 1 loại).

Nếu các bạn không nói được tiếng địa phương, dĩ nhiên là rất khó xin vào thực tập ở những nơi mát mẻ, công việc dễ chịu.

Hầu hết du học sinh Việt tại Thụy Sĩ toàn xin vào làm việc hoặc thực tập ở nhà hàng châu Á, vì họ trả lương bèo nên họ chấp nhận.

Tiệm Á nổi tiếng là khắt khe, yêu cầu cao nên du học sinh phải làm cả những công việc chân tay nặng nhọc là không tránh khỏi.

Lời khuyên của mình là du học nước nào thì nên biết tiếng nước đó. Như ngày xưa mình du học ở Phần Lan, vì không nói được tiếng Phần Lan nên chẳng xin được việc làm thêm. Sang Thụy Sĩ, mình nói được tiếng Pháp nên xin việc dễ hơn hẳn’.

Tags:
Mỹ sẽ tiếp tục vận động để có thêm vaccine cho Việt Nam

Mỹ sẽ tiếp tục vận động để có thêm vaccine cho Việt Nam

Sau lễ tặng máy giải trình tự gene của Mỹ cho Bệnh viện Chợ Rẫy sáng 19/10, quyền tổng lãnh sự Mỹ khẳng định sẽ nỗ lực để có thêm vaccine cho Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất