Nữ giáo sư trẻ nhất thế giới nắm giữ kỷ lục Guinness: 10 tuổi học đại học, 18 tuổi làm giảng viên

Ngay từ khi còn học tiểu học, nữ giáo sư trẻ tuổi nhất thế giới đã bộc lộ sự thông minh, nhanh nhạy đáng kinh ngạc của mình.

09:41 08/09/2023

Alia Sabur sinh ngày 22/2/1989 tại New York. Cô được biết đến là một nhà khoa học vật liệu nổi tiếng của xứ sở cờ hoa và hiện tại đang nắm giữ kỷ lục Guinness là giáo sư trẻ nhất thế giới khi mới 18 tuổi. Để đạt được học hàm cao ở độ tuổi trẻ như vậy thì ngay từ khi mới là học sinh tiểu học, Alia đã bộc lộ trí tuệ vượt trội của mình. 

Alia bộc lộ sự thông minh của mình từ khi mới bước chân vào Tiểu học

Được biết, khi mới học lớp 1, Alia Sabur đã có kết quả kiểm tra IQ vượt trội so với người thường. Chính vì vậy mà cô đã rời trường công để theo học đại học Stony Brook chuyên ngành Toán học ứng dụng khi lên lớp 4, tức là lúc đó mới 10 tuổi. 4 năm sau, Alia tốt nghiệp đại học, giữ vị trí thứ 6 trong danh sách những người tốt nghiệp đại học trẻ nhất thế giới (14 tuổi). Cô tiếp tục học thạc sĩ vào tại Đại học Drexel ngành Khoa học vật liệu & kỹ thuật và lấy bằng vào năm 17 tuổi. Năm 18 tuổi, Alia Sabur ghi tên mình vào Sách Kỷ lục Guinness khi được bổ nhiệm lên vị trí giáo sư dạy học tại khoa Tổng hợp Công nghệ Nâng cao, trường Đại học Konkuk, Hàn Quốc. 

Cô xác lập kỷ lục Guinness khi trở thành giáo sư của đại học Konkuk, Hàn Quốc

Tuy nhiên, Alia không gắn bó lâu với ngôi trường Hàn Quốc này mà rời đi sau khi hợp đồng 1 năm kết thúc. Trở lại Mỹ, nữ giáo sư trẻ giữ vị trí luật sư sở hữu trí tuệ tại USPTO (viết tắt của United States Patent and Trademark Office - Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ). 

Trong suốt sự nghiệp của mình, ồn ào lớn nhất mà Alia vướng vào chính là vụ kiện chống lại trường đại học Drexel năm 2008. Theo đó, nữ giáo sư sinh năm 1989 yêu cầu người hướng dẫn luận văn Tiến sĩ của mình là Yury Gogotsi bồi thường khi sử dụng trái phép nghiên cứu của cô để đăng ký các khoản tài trợ và cố ý ngăn chặn việc cấp chứng chỉ cho cô. Cô từng bày tỏ bức xúc của bản thân trên tờ Financial Times rằng: 

"Đó là khi tôi cảm thấy thất vọng trong thế giới khoa học. Tôi đã nhìn thấy những hành vi xấu và nhận ra rằng một số giáo sư không có tình yêu thực sự đối với khoa học. Tôi đã vướng vào tranh cãi với người hướng dẫn luận văn Tiến sĩ của mình. Tôi tranh chấp với đại học Drexel trong một vụ kiện mà bây giờ nó đã mang tính cá nhân và dựa trên các thỏa thuận. Tôi tin rằng người hướng dẫn của tôi đã đăng ký các khoản trợ cấp nghiên cứu và các bằng sáng chế dựa trên ý tưởng của tôi. Ông ta phủ nhận điều này và đã cáo buộc tôi đánh cắp nghiên cứu của ông ấy. Ngay cả khi trường đại học cho rằng tôi không gian lận nhưng họ vẫn phủ nhận việc trao bằng Tiến sĩ cho tôi".

Tags:
Tôi dành tiền dưỡng già để con cái không thành nạn nhân của 'bánh mì kẹp'

Tôi dành tiền dưỡng già để con cái không thành nạn nhân của 'bánh mì kẹp'

Thay vì vung tiền sắm sửa cho con ăn mặc, học hành bằng người ta, tôi chi tiêu vừa đủ để vẫn còn tiền lo cho mình lúc tuổi già.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất