Nữ sinh viên đối diện trục xuất sau 7 năm bị bắt do lái xe không bằng lái
Những gì cô Jessica Colotl trải qua đã mở ra một cuộc tranh cãi về nhập cư bất hợp pháp khi người phụ nữ này bị giam đến 37 ngày và gần như đã được trả lại Mexico sau khi cảnh sát Atlanta bắt được cô lái xe không bằng lái vào năm 2010
09:00 03/04/2019
Những người ủng hộ, bao gồm cả các hội phụ nữ tương ái, chủ tịch của trường và những người ủng hộ người nhập cư, họ đã công khai hóa trường hợp của cô, cho rằng đây là một ví dụ cụ thể về việc cảnh sát vượt quá giới hạn, đối với nhu cầu cần thiết bảo vệ sinh viên trẻ khỏi bị trục xuất.
Với những người khác, cô là một di dân lậu, rõ ràng và đơn giản, người lợi dụng hệ thống di trú này bằng cách theo học một trường đại học cộng đồng công lập và được giảm giá tiền học phí như các cư dân của tiểu bang.
Cô trở lại trường đại học cộng đồng, vì một luật mới của Georgia áp dụng vào trường hợp của cô – cho phép cô hoàn thành bằng cấp, đủ điều kiện cho một chương trình do Tổng thống Barack Obama khởi xướng vào năm 2012.
Chương trình này bảo vệ những người trẻ tuổi không giấy nhập cư được trì hoãn cho đến khi xong chương trình học vấn, ( Deferred Action for Childhood Arrivals), hoặc DACA.
Cô Colotl, hiện 28 tuổi, nói trong cuộc phỏng vấn tuần này, “Kể từ đó, tôi đã cố gắng làm việc , làm các điều tốt cho chính bản thân mình. Tôi nghĩ rằng tôi có tất cả ủng hộ của pháp lý đằng sau tôi.”
Tuy nhiên, hôm thứ Hai cô Colotl đã được thông báo rằng tình trạng hợp pháp DACA của cô đã bị thu hồi và từ đó đưa cô vào cuộc tranh chấp về tình trạng di trú.
Dustin Baxter, luật sư của cô Colotl, đã yêu cầu một thẩm phán liên bang ở Atlanta can thiệp trường và hoàn trả lại tự do cho thân chủ mình
Ông Baxter nói trong một cuộc phỏng vấn: “Chúng tôi đang đưa ra một trường hợp một cô gái vô tội đã không làm gì ngoài việc đóng góp vào xã hội mà cô ấy đã là một phần tử khi 11 tuổi. Họ đã làm cô trở thành một nhân vật lừa đảo, một điển hình cho chính sách trục xuất của Trump.
Khoảng 750.000 người nhập cư đã được hưởng lợi của chương trình DACA, và thậm chí khi Donal Trump hứa có biện pháp mạnh với di dân bất hợp pháp, ông đã lặp đi lặp lại rằng ông sẽ không nhắm tới những người thuộc chương trình DACA, còn được gọi là “Dreamers.”
Tuy nhiên, kể từ năm 2012, hơn 1.500 người đã bị trục xuất khỏi chương trình DACA vì có dính dáng vào tội phạm, theo luật lệ của Sở Di Trú.
Trở lại với câu chuyện của cô Colotl, trong năm học đầu tiên tại trường Đại Học Kennesaw State, vào ngày 28 tháng 3 năm 2010, cô Colotl đã bị bắt vì lài xe không bằng lái, Cô đã bị giam tại cơ sở di trú Alabama hơn một tháng cho đến khi được thả ra, nhờ vận động cho cô bên ngoài. Cô trở thành biểu tượng của cuộc tranh đấu lâu dài và khó thành công để vượt qua Đạo Luật Giấc Mơ của liên bang. Đạo luật này sẽ hợp pháp hóa những người nhập cư như cô Colotl đã đến Hoa Kỳ
Chín ngày sau khi được phóng thích, cảnh sát trưởng quận hạt Cobb, ông Neil Warren đã buộc tội cô Colotl đưa địa chỉ giả cho viên cảnh sát đưa cô vào tù. Đây là cáo buộc trọng tội.
“Cô Colotl biết rằng cô ấy đang ở Hoa Kỳ không có hợp pháp, cô đã tự chọn lái xe mà không có bằng lái xe,” cảnh sát trưởng Warren nói thêm rằng “cô làm phức tạp tình trạng của cô thêm bằng sự coi thường pháp luật vì đã cho thông tin sai lệch. ”
Colotl nhận tội và hồ sơ được đóng sau khi hoàn thành các giờ phục vụ cộng đồng, một hình phạt chung chung cho tội phạm mức độ thấp. Mặc dù cô ấy không bị kết án, theo luật nhập cư, việc thừa nhận tội của cô đủ để mất tình trạng bảo vệ chương trình DACA
Cơ Quan Di Trú cho biết: “Jessica Colotl, một người quốc tịch Mexico nhập cư bất hợp pháp, đã nhận tội trong một cáo buộc trọng tội vì cung cấp thông tin giả vào tháng Tám năm 2011 cho nhân viên thi hành luật pháp ở Cobb County, Georgia.” Cô Colotl sau đó được chính quyền địa phương cho phép tham gia một chương trình khác; tuy nhiên, theo luật liên bang, bản cáo trạng của cô ấy được coi là một trọng tội về luật di trú. ”
Trường hợp của cô Colotl đã trở thành biểu tượng cho các câu hỏi về di trú, chẳng hạn liệu những người di dân trẻ chưa có giấy tờ có xứng đáng được nhận vào không, liệu họ có được hưởng học phí như là một thường trú nhân của tiểu bang hay không, và liệu một chương trình nhằm xác định những tội phạm bạo lực để trục xuất có ảnh hưởng những người nhập cư khác .
Ông Warren đứng đầu sự tham gia trong quận hạt của ông chương trình 287 (g), một chương trình mà các nhóm như Nghiệp Đoàn Tự Do Dân Sự Hoa Kỳ tại Georgia đã nhạo báng một “sinh viên hứa hẹn” như cô Colotl, thay vì chú ý đến những tên tội phạm nghiêm trọng, và hoạt động quá trình phân biệt chủng tộc.
Trên toàn quốc, các nhóm chống đối này đã tẩy chay chương trình DACA, hỗ trợ bởi chính quyền Obama, và tổng thống mới muốn sự chống đối xảy ra thường xuyên hơn.
Các nhà lập pháp tiểu bang nhận thức được rằng cô Colotl đã trả học phí theo giá của cư dân tiểu bang thông qua bởi một đạo luật để làm cho các sinh viên không có giấy tờ phải trả mức học phí sinh bình thường như các sinh viên cư trú tại tiểu bang Georgia khi đi học tại các trườn đại học công lập. Một vài ứng cử viên thống đốc đã viện dẫn trường hợp cô Colotl kêu gọi kiềm chế nhập cư bất hợp pháp tại Georgia.
Cô Colotl tốt nghiệp đại học và bắt đầu làm trợ lý luật sư tại văn phòng luật sư của Charles Kuck, luật sư di trú Atlanta, văn phòng luật sư đang đại diện cho cô. (Cha mẹ cô đã trở lại Mexico.)
DACA – chương trình cải tổ di trú của cựu tổng thống Obama – cho phép những người di dân lậu trẻ tuổi như Colotl ở lại Hoa Kỳ và được làm việc hợp pháp. Tuy nhiên, trong khi Dream Act không được phê chuẩn có thể cho phép cô Colotl trở thành thường trú nhân hợp pháp thì quyền lợi được DACA bảo vệ phải được xem xét mỗi hai năm và có thể dễ dàng bị thu hồi.
Chính phủ Trump cho đến nay đã không sử dụng quyền lực đó thường xuyên. Trong ba tháng đầu năm 2017, đã có 179 trường hợp bị chính phủ thu hồi quyền lợi được DACA bảo vệ do hoạt động tội phạm và các lý do khác, một tỷ lệ tương tự như năm cuối của chính quyền Obama. Và cô Colotl rõ ràng không tránh khỏi việc bị trục xuất.
Cô nói rằng một tuần trước đã hiến máu cho một bệnh viện. Bây giờ, cô cảm thấy mình là người ngoại quốc, không thể làm việc và bị đe dọa bị trục xuất ra khỏi đất nước này. “Tôi sẽ tiếp tục tranh đấu,” cô nói. “Đây là một sai lầm.”
Ngọc Thạch (Theo New York Times)
Di dân lậu 15 lần bị trục xuất, say rượu lái xe gây tai nạn
Một di dân bất hợp pháp, từng 15 lần bị trục xuất khỏi Mỹ nhưng vẫn quay trở lại, hiện bị cáo buộc là say rượu lái xe, gây tai nạn tối hôm Thứ Bảy vừa qua rồi bỏ chạy, khiến một bé trai sáu tuổi bị thương tích trầm trọng.