Nữ thủy thủ gốc Việt tàu sân bay Mỹ: Trượt đại học là cơ duyên vào hải quân
Huyền Trân làm nhiệm vụ bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị hỗ trợ sửa chữa máy bay trên tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan. Cơ duyên phục vụ trong hải quân của cô đến từ việc trượt trường đại học yêu thích.
16:18 01/07/2023
Sáng 30/6, tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan rời vịnh Đà Nẵng kết thúc 6 ngày thăm Việt Nam với nhiều hoạt động kỷ niệm, các buổi giao lưu văn hóa và dự án cộng đồng giữa thủy thủ Mỹ và người dân TP Đà Nẵng (Ảnh: Tiến Tuấn).
Trong 5.000 thủy thủ làm việc trên tàu sân bay cùng 2 tàu hộ tống, nữ thủy thủ gốc Việt với vóc dáng nhỏ bé Đoàn Nhật Huyền Trân đang phục vụ trên tàu USS Ronald Reagan nổi lên như một hiện tượng xuyên suốt chuyến thăm (Ảnh: Tiến Tuấn).
Đoàn Nhật Huyền Trân sang Mỹ định cư cùng gia đình từ hồi 16 tuổi và mới làm thủy thủ phục vụ trên tàu được hơn một năm. Đây là lần đầu tiên nữ thủy thủ sinh năm 1999 trở về thăm Việt Nam sau khi đi lính. Năm 2022, Huyền Trân đã bị lỡ dịp khi chuyến thăm Đà Nẵng của tàu USS Ronald Reagan bị hủy vào phút cuối (Ảnh: Tiến Tuấn).
Nữ thủy thủ 23 tuổi sinh ra và lớn lên tại Nha Trang. Bố của Trân làm việc tại nhà máy sản xuất thịt đông lạnh, mẹ làm nail (sơn sửa móng tay). Trân có một anh trai và là em út trong nhà. Năm 2015, Huyền Trân chuyển sang Mỹ định cư cùng gia đình.
Cơ duyên trở thành thủy thủ tàu sân bay của Huyền Trân cũng khá đặc biệt. Sau khi không vào được trường đại học mình mong muốn, cùng thời điểm 2 năm ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 khá buồn chán, Trân đã quyết tâm đăng ký đi lính để "đổi đời" và cô được giao nhiệm vụ phục vụ trên tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan (Ảnh: Tiến Tuấn).
Công việc chính của Huyền Trân ở trên tàu sân bay USS Ronald Reagan là bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị hỗ trợ sửa chữa máy bay. Đồng nghiệp của cô đa số làm nam giới, cả trong công việc và sinh hoạt mọi người đều tỏ ra thân thiện, sôi nổi và đặc biệt thường xuyên bảo vệ, giúp đỡ cô gái bé nhỏ gốc Việt (Ảnh: Huyền Trân).
Trong ảnh, Huyền Trân đang thực hiện nhiệm vụ chạy mẫu thủy lực (run hydraulic samples) trên các thiết bị chuyên dụng.
"Làm việc trên tàu giúp em trưởng thành hơn về tính cách, nhẫn nại và tỉ mỉ trong công việc. Ngoài ra còn học được cách giao tiếp tốt hơn và cải thiện tiếng Anh nhiều hơn vì em lười đọc sách tiếng Anh", Huyền Trân chia sẻ (Ảnh: Huyền Trân).
Huyền Trân cũng đã có khoảng thời gian được lên bờ tham gia các chương trình giao lưu ngôn ngữ, thể thao, văn hóa và nghệ thuật cùng các thủy thủ tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan.
Trong ảnh, Huyền Trân múa sạp cùng các sinh viên trường Đại học Đông Á Đà Nẵng trong buổi giao lưu của hải quân Mỹ ngày 29/6 (Ảnh: UDA TV - Đại học Đông Á).
Qua các bài báo đưa tin về chuyến thăm tàu sân bay Mỹ, Huyền Trân được nhiều sinh viên nhận ra và xin chụp ảnh kỷ niệm chung (Ảnh: UDA TV - Đại học Đông Á).
Trong quãng thời gian tàu sân bay Mỹ thăm Việt Nam lần này, 3 người dì của Trân cũng đã đưa các em họ từ Nha Trang bay ra Đà Nẵng để thăm cô. Đây không phải lần đầu về thăm nhà nhưng với Huyền Trân, được đoàn tụ gia đình trong sự kiện này thực sự xúc động và ý nghĩa (Ảnh: Huyền Trân).
"Em cảm thấy rất vui vì được mọi người đón chào rất nồng nhiệt, đặc biệt là tình cảm của các bạn sinh viên trẻ. Sau khi đi hải quân về thì em muốn bản thân sau này vẫn làm về máy móc, kĩ thuật chứ không muốn tiếp tục công việc làm nail của gia đình", Huyền Trân tâm sự.
Bẫy tình, nghề hái ra tiền: nghe qua thì tưởng lãng mạn nhưng đôi khi nó lại cho ra một kết quả thảm hại
Bẫy tình nghe qua thì tưởng lãng mạn nhưng đôi khi nó lại cho ra một kết quả thảm hại đến mức thực tại không thể chấp nhận nổi.