Nước Mỹ ‘dậy sóng’ với sắc lệnh chống nhập cư phiên bản 3.0
Sắc lệnh cấm nhập cư mới vừa được Tòa án tối cao Mỹ thông qua là thắng lợi về mặt chính trị đối của Tổng thống Donald Trump. Tuy nhiên, điều này được dự báo sẽ khơi mào cho một cuộc chiến pháp lý gay gắt trong lòng nước Mỹ.
11:00 06/12/2017
Ảnh: Reuters
Sắc lệnh cấm nhập cư phiên bản 3.0 có gì mới?
Ngày 5/12, Tòa án Tối cao Mỹ đã cho phép chính phủ triển khai toàn diện lệnh cấm nhập cảnh đối với công dân 6 nước có đa số dân là tín đồ Hồi giáo trong thời gian chờ các phán quyết liên quan khác của các tòa án cấp thấp hơn.
Với 7 phiếu thuận và 2 phiếu chống, Tòa án Tối cao đã chặn các phán quyết hồi tháng 10 của 2 tòa án cấp thấp hơn là tòa án liên bang tại thành phố Richmond, bang Virginia, và tại thành phố San Francisco, bang California.
Chín thẩm phán của Tòa án Tối cao Mỹ đã bỏ phiếu chấp thuận (với tỉ lệ 7 phiếu thuận – 2 phiếu chống) cho chính quyền Tổng thống Donald Trump áp dụng sắc lệnh di trú gây tranh cãi.
Sắc lệnh cấm nhập cư, được sửa đổi vào tháng 9 năm nay, áp dụng ở nhiều mức độ khác nhau với công dân đến từ 8 quốc gia, trong đó có 6 quốc gia Hồi giáo đa số, bao gồm: Syria, Libya, Yemen, Chad, Iran, Somalia, Triều Tiên và Venezuela.
So với sắc lệnh phiên bản 1.0 và 2.0, sắc lệnh cấm nhập cư được mệnh danh là phiên bản 3.0 mới được Tòa án tối cao Mỹ thông qua không phải là sự cho phép chấp hành lệnh cấm một phần, mà yêu cầu phải chấp hành lệnh cấm toàn diện.
Trong đó sắc lệnh 3.0 đã đưa ra những quy định cụ thể với những quốc gia khác nhau sẽ có những sự hạn chế không giống nhau.
Ví dụ, Iran chỉ được nhập cảnh vào Mỹ thông qua các chương trình trao đổi lưu học sinh, tuy nhiên, các chương trình này phải có sự sàng lọc rất kỹ từ các cơ quan chức năng của Mỹ.
Còn đối với công dân Somali sẽ không thể nhập cảnh vào Mỹ, trừ phi các đối tượng này trải qua một đợt sàng lọc kỹ lưỡng.
Trong khi đó, công dân Triều Tiên lại bị cấm nhập cảnh vào Mỹ một cách toàn diện.
Theo các chuyên gia phân tích, sắc lệnh cấm nhập cảnh 3.0 của Tổng thống Trump nhằm mục đích bảo vệ nước Mỹ trước các mối đe dọa khủng bố từ các phiến quân Hồi giáo trong bối cảnh tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đẩy mạnh các hoạt động khủng bố nhằm trả thù việc chúng bị mất dần các thành trì tại Vương quốc IS.
Thắng lợi chính trị của Tổng thống Trump
Theo các chuyên gia phân tích, việc Tòa án tối cao Mỹ thông qua sắc lệnh cấp nhập cư 3.0 là một thắng lợi về mặt chính trị đối với Tổng thống Trump. Những tiếng nói phản đối sắc lệnh của ông Trump vẫn sẽ không cản nổi việc sắc lệnh được thực thi một cách toàn diện.
Trong một tuyên bố, Nhà Trắng cho biết “không hề ngạc nhiên” trước quyết định của Tòa án Tối cao về việc ủng hộ triển khai lệnh cấm nhập cảnh nhằm hạn chế vào Mỹ dòng người từ những nước tiềm ẩn nhiều phần tử khủng bố.
Nhà Trắng nhấn mạnh sắc lệnh trên là hoàn toàn hợp pháp và cần thiết để bảo vệ nước Mỹ, đồng thời bày tỏ hy vọng có thể sớm xây dựng một lệnh cấm nhập cảnh hoàn thiện hơn.
Mặc dù, sắc lệnh cấm nhập cư của Tổng thống Trump đã phải đối mặt với nhiều phê phán gay gắt từ các giới trong xã hội Mỹ, tuy nhiên, nhưng cuối cùng Tòa án tối cao Mỹ vẫn thông qua sắc lệnh này.
Trong số 9 thẩm phán, chỉ có 2 thẩm phán thuộc phái tự do phản đối sắc lệnh. Vì thế, các chuyên gia phân tích cho rằng, bất luận Tòa án cấp dưới hoặc các thẩm phán địa phương có đưa ra các phán quyết như thế nào trong thời gian tới, Tòa án tối cao Mỹ sau này vẫn có thể tiếp tục đưa ra những phán quyết thúc đẩy việc thực hiện sắc lệnh cấm nhập cư mới này.
Như vậy, trong bối cảnh cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Michael Flynn nhận tội khai man với Cục Điều tra Liên bang (FBI) về việc Nga can thiệp bầu cử Tổng thống Mỹ hồi cuối năm 2016, cộng với việc Thượng viện và Hạ viện Mỹ vừa thông qua kế hoạch cải cách thuế.
Như vậy phán quyết của Tòa án tối cao Mỹ như là một “liều thuốc bổ” thể hiện sự ủng hộ về mặt chính trị đối với Tổng thống Trump. Đặc biệt động thái này của Tòa án tối cao Mỹ, đã giúp ông Trump hiện thực hóa những lời hứa của mình đối với những cử tri trung thành bỏ phiếu cho ông.
Cuộc chiến pháp lý chưa thể chấm dứt
Mặc dù, Tòa án tối cao Mỹ đã ra phán quyết, nhưng cuộc chiến pháp lý xung quanh sắc lệnh nhập cư được cho là sẽ chưa thể kết thúc.
Ngay sau khi Tòa án tối cao Mỹ thông qua sắc lệnh, hai thẩm phán thuộc phái tự do của Tòa án tối cao Mỹ lần lượt là Ruth Bader Ginsburg và Sonia Sotomayer đã bày tỏ, họ sẽ cự tuyệt chấp nhận yêu cầu của chính phủ.
Hơn nữa, các bên nguyên khởi kiện sắc lệnh này tại 2 tòa án ở Richmond và San Francisco đã chỉ trích lệnh cấm thể hiện sự kỳ thị với người theo đạo Hồi và vi phạm Hiến pháp Mỹ.
Được biết, dự kiến tòa án tại San Francisco sẽ mở phiên tòa về sắc lệnh này trong ngày 6/12 trong khi tòa án tại Richmond dự kiến vào ngày 8/12.
Đặc biệt, những người phản đối sắc lệnh bày tỏ, lệnh cấm này, giống như các lệnh cấm được ban hành đước đó đều đi ngược lại Hiến pháp Mỹ, là sự kỳ thị đối với Hồi giáo.
Trong đó, theo kênh truyền hình CNN, việc Tòa án tối cao Mỹ thông qua sắc lệnh là một thắng lợi lớn của ông Trump. Tuy nhiên, quyết định này chắc chắn sẽ gây ra những thách thức nghiêm trọng đối với thể chế pháp luật của nước Mỹ.
Theo Tiền phong
‘Cổ tích tìm cha’ 48 năm được viết trong hai ngày nhờ Facebook
Hoan Huỳnh, người con gái chào đời cách đây hơn 48 năm, chỉ biết cha mình qua một tấm hình, một cái tên và đôi dòng kể của mẹ về lý do vì sao mẹ cắt đứt liên lạc với cha, bồng con bỏ xứ ra đi, ngay khi chị vừa hiện hữu trên thế gian này.