Nước Mỹ do dự, các thành phố lớn tự dẫn dắt cuộc chiến chống biến đổi khí hậu
Trước mối lo ngại từ Brexit và chính sách của Tổng thống Trump với biến đổi khí hậu, một số chính quyền thành phố trên toàn cầu đang nỗ lực đầu tư nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng bền vững.
08:30 22/04/2017
Đúng dịp Tổ chức Greenpeace công bố báo cáo rằng hàng chục nghìn trẻ em trên khắp nước Anh đang phải sống trong môi trường có mức độ ô nhiễm khó chấp nhận, một nhóm lãnh đạo các thành phố và chuyên gia tài chính đã họp mặt tại London để thảo luận vai trò của thành phố trong việc cắt giảm phát thải carbon và xây dựng cơ sở hạ tầng bền vững.
Được tổ chức tại tòa thị chính London bởi Liên minh C40 Cities (với 91 quốc gia thành viên cam kết chống lại biến đổi khí hậu), hội thảo hướng tới nhu cầu vận động hàng tỷ USD từ các nguồn vốn tư nhân phục vụ cho cơ sở hạ tầng carbon thấp.
Hiện nay, 75% các dự án phát triển bền vững của Liên minh C40 Cities trong các lĩnh vực giao thông, năng lượng và xử lí rác thải đang được tài trợ bởi khu vực công, cho thấy cách biệt lớn so với tỷ lệ nguồn vốn từ khối tư nhân.
Với mật độ đông đúc, thành phố là nguồn phát thải khí nhà kính chính, đồng thời cũng là nạn nhân của các hiện tượng thời tiết cực đoan như ngập lụt, hạn hán và các đợt nắng nóng do biến đổi khí hậu. Nỗ lực của các thành phố chính là trung tâm của những nỗ lực quốc tế nhằm chống lại biến đổi khí hậu tại từng khu vực, bên cạnh các hành động ở cấp quốc gia và quốc tế.Kể từ khi nhậm chức, tổng thống Donald Trump đã bắt đầu khiêu chiến với các nỗ lực chống lại biến đổi khí hậu bằng các chính sách giảm phần lớn viện trợ cho Trung tâm nghiên cứu biến đổi khí hậu NASA và Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kì, đồng thời tìm cách bãi bỏ Kế hoạch năng lượng sạch (CPP). Mỹ cũng đang đe dọa rút hàng tỷ USD từ quỹ biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc. Cùng lúc đó ở Châu Âu, các bộ trưởng tại hội nghị thượng đỉnh G20 đã đồng thuận loại bỏ kinh phí dành cho biến đổi khí hậu trong dự thảo tuyên bố mới nhất, chỉ 3 tháng trước khi hội nghị diễn ra vào tháng 7.Trước những động thái này, các thành phố đã thể hiện các nỗ lực nhằm dành quyền tự chủ về các kế hoạch phát triển trong tương lai. Bộ trưởng Bộ Biến đổi Khí hậu và Công nghiệp Anh quốc Nick Hurd khẳng định, cam kết của nước Anh đối với nỗ lực chống biến đổi khí hậu “đang mạnh mẽ hơn bao giờ hết”.Theo TS. Ani Dasgupta, Giám đốc toàn cầu tại Trung tâm Ross vì các thành phố bền vững, Viện Tài nguyên thế giới (WRI), chính sách biến đổi khí hậu của các thành phố trên toàn thế giới đang có xu hướng ngày càng tiến bộ hơn chính sách của quốc gia.
Các đô thị đang hành động
Theo một báo cáo mới đây của Liên minh C40 Cities và Arup, đến năm 2020, việc phát triển các cơ sở hạ tầng carbon thấp nhằm duy trì mức tăng nhiệt độ trái đất dưới 20C sẽ cần tới 375 tỷ USD so với thời kì tiền công nghiệp – một mục tiêu có vẻ là bất khả thi.
Bộ trưởng Hurd cảnh báo rằng, đến năm 2050, 2/3 dân số thế giới sẽ sống tại các thành thị. Những quyết định liên quan tới cơ sở hạ tầng trong vòng 5 năm tới sẽ xác định các quốc gia có đạt mục tiêu đã đề ra trong Hiệp định Paris hay không.
Ông Mark Watts, Điều phối Liên minh C40 Cities, cho biết hành động của các thành phố có thể góp phần cắt giảm 40% khí thải cần thiết để đạt được mục tiêu trên, đồng thời nhấn mạnh những tiềm năng kinh tế trong lĩnh vực đầu tư vào phát triển bền vững. Chẳng hạn như tại Anh Quốc, kế hoạch đưa 45.000 xe buýt điện vào hoạt động trong vòng 4 – 5 năm tới tương ứng với cơ hội đầu tư hơn 10 nghìn tỷ Bảng Anh. Trong khi đó, một phòng thí nghiệm pin mới tại Coventry dự kiến mở trong năm tới sẽ mang lại cơ hội việc làm cho hàng trăm người dân nơi đây.
Tăng nguồn vốn tư nhân
Một số nguyên nhân gây khó khăn cho việc thu hút vốn tư nhân bao gồm bất ổn định chính trị, ràng buộc pháp lý đối với dòng tài chính và tốc độ đô thị hóa nhanh chóng đi kèm với nhu cầu tài chính gia tăng có thể dẫn đến thâm hụt tài chính.
Vì vậy, các chuyên gia tài chính kêu gọi thiết lập thêm các mô hình kinh doanh “có thể được ngân hành cấp vốn”, bãi bỏ quy định tài chính, tăng các khuyến khích như miễn giảm thuế cho các nhà đầu tư. Đồng thời, cần hợp tác chặt chẽ giữa các cấp chính quyền từ cộng đồng, huyện, thành phố cho đến cấp quốc gia.
Một số thành phố đã thành công trong việc vận động nguồn vốn tư nhân như Barcelona và Medellin. Cụ thể, Barcelona đã sử dụng phí đỗ xe để gây quỹ cho hệ thống xe đạp của thành phố trong khi Medellin tài trợ cho hệ thống xe đạp bằng chính thuế ô nhiễm không khí.
Cuối cùng, mặc dù các thành phố đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quyết tâm đạt tới mục tiêu của Hiệp định Paris, vẫn cần phải đảm bảo kiểm soát các áp lực từ đô thị hóa và tăng trưởng dân số song song với cắt giảm khí thải và phát triển bền vững.
Mỹ: Cảnh sát trưởng tự phạt mình vì vi phạm tốc độ
Cảnh sát trưởng tại một quận nhỏ Sperry ở phía Đông Bắc bang Oklahoma, Mỹ tự viết vé phạt vi phạm tốc độ, tờ NYPost đưa tin ngày 20/4.