Ở bên Tây, Việt Kiều tiết lộ cuộc sống thật nơi xứ người: “Kêu khổ sao không ở Việt Nam đi, sang đây làm gì“
Ở bên Tây, người làm công nhân hay bất cứ việc gì, nhưng vẫn đi du lịch Âu châu hay mua vé về Việt Nam chơi, con cái đi học thì hoàn toàn miễn phí, ốm đau đã có bảo hiểm.... vậy thử hỏi,một người làm công nhân ở VN, nếu lương thấp có được trợ cấp tiền nhà, con cái họ đi học có được miễn phí hay không?
00:00 04/08/2021
Thấy mọi người đua nhau share bài thơ này khắp nơi, người thì cười mỉm chi ra chiều thông cảm, người thì gật gù hay á...c ý hơn " thấy chưa..Việt Kiều "...hay abc gì đó....
Khiến cho tôi cũng tò mò ghé mắt vào đọc và cảm thấy rất là buồn nhưng lại là...buồn cười. Vì bài thơ châm biếm những người Việt Nam sống ở nước ngoài bị cho là không tiền nhưng sĩ diện hão và điều này cũng chứng tỏ tác giả bài thơ hoặc là chưa bao giờ sống ở nước ngoài hay có ở nước ngoài thì cũng chỉ là người luôn thất bại trong cuộc sống, rồi đâm ra chán nản, nên mới sáng tác " bài thơ theo kiểu "vơ đũa cả nắm".
Người Việt trong nước thường gọi những người sống ở nước ngoài là Việt kiều, đó là cách gọi chung cho tất cả mặc dù không đúng lắm.
Vì hai chữ Việt Kiều theo tôi hiểu là chỉ dành cho những người Việt gốc Việt sống ở nước ngoài.Còn những người không còn mang quốc tịch Việt Nam thì không thể gọi họ là Việt kiều được mà nên gọi họ là người Đức, Anh hay Mỹ gốc Việt thì đúng hơn. Cho nên, không biết bài thơ này tác giả ám chỉ ai hay gom chung vào tất cả.
Còn một điều nữa là khi tác giả nói về cuộc sống nước ngoài,tuy không nói quốc gia nào, nhưng rõ ràng đang nói về cuộc sống của những người Việt ở xứ " tư bản gi....ãy d...ụa".
Tôi không biết người Việt ở những quốc gia khác như : Mỹ, Anh, Nhật sống như thế nào, ra sao ? Nhưng có lẽ cuộc sống của họ cũng giống như Đức mà tôi đang sống mà thôi, có thể nền an sinh, giáo dục và bảo hiểm về y tế khác nhau. Nhưng thực chất cũng đồng đều hoặc có thể hơn hay kém nhau một chút không đáng kể. Có lẽ nhiều người sống ở Việt Nam không biết, ở Đức, có nhiều chế độ và trợ cấp dành cho những người sống trên nước Đức bất kể người đó có quốc tịch Đức hay không, chỉ cần người đó có thẻ cư trú dài hạn hay thẻ cư trú hợp pháp thì quyền lợi ngang nhau.
Nếu làm lương thấp không đủ trả tiền nhà thì đã có tiền trợ cấp nhà cửa (Wohngeld), hay tiền trẻ em (Kindergeld), tiền phụ cấp thêm vào tiền trẻ em (Kinderzuschlag) và trợ cấp xã hội (Hartz IV), có thể nói thêm một chút về tiền trợ cấp xã hội, người nào trong thời gian thất nghiệp hoặc vì lý do nào đó chưa tìm được việc làm, sẽ được chính phủ Đức trợ cấp tiền ăn, tiền nhà..v.v thì lấy đâu ra làm ngày làm đêm để lo tiền nhà hay tiền mua gạo để chống đói như trong bài thơ diễn tả.
Nếu một Việt kiều làm công nhân ở Đức có thể mua vé về VN chơi, vậy người làm công nhân ở VN có thể dành dụm tiền mua vé đi sang Đức du lịch? Biết rằng ở đâu cũng phải làm, nhưng làm gì có chuyện cày cả đêm lẫn ngày không được ngơi nghỉ, dù bạn làm ca đêm hay ca ngày thì đều có ngày nghỉ bù hoặc nghỉ phép, vì luật lao động Đức rất rõ ràng, không nhập nhằng vào đâu được.
Tác giả cho rằng Việt kiều bôn ba, xin thưa rằng đa số Việt kiều đều đã ổn định, chỉ trừ những người nhập cư b....ất h...ợp ph...áp hay chưa ổn định giấy tờ mới vất vả mà thôi.
Thật ra thì bản thân tôi không phải là chuyên gia về kinh tế hay muốn so sánh này nọ. Mà chỉ muốn nói về một cuộc sống khác hoàn toàn, không như những gì trong bài thơ đầy m....ỉa m....ai và ch...âm b...iếm kia.Nếu nói cuộc sống ở Âu Mỹ chỉ là phồn hoa giả tạo và không phải là thiên đường, thì tại sao hàng năm, những nước như Anh, Pháp, Đức,Mỹ...phải đối phó với biết bao trò gi....an l...ận như : nhận con giả,kết hôn giả, mua giấy tờ....để có thẻ cư trú ở lại đất khách " xài hao " này vậy ? Sao không ở Việt Nam cho đỡ tốn kém và đỡ hao tốn ?
Tuy cuộc sống ở Âu Mỹ có vài thứ không được hoàn hảo lắm. Nhưng ít ra cũng cho những Việt kiều đang "khổ sở " một cuộc sống không phải lo lắng nhiều về kinh tế hay phải chạy ăn ngày ba bữa như ở Việt Nam, có đúng không vậy tác giả bài thơ Việt kiều ?
Biến thể SARS-CoV-2 lây qua không khí - Làm gì để phòng chống?
Nhiều chuyên gia y tế và thực tế diễn biến dịch đã khẳng định, các biến thể của virus SARS-CoV-2, như biến thể Anh và biến thể Ấn Độ, lây truyền qua không khí. Khoảng cách lây truyền đã vượt qua lằn ranh 2 mét và qua báo cáo đã có trường hợp lây với khoảng cách 10 mét.