Ở Mỹ, sử dụng Wi-Fi tại thị trấn này là phạm pháp

Người dân sống tại Green Bank, phía Tây bang Virginia không được phép sử dụng điện thoại di động, kết nối Wi-Fi và nhiều đồ dùng công nghệ cao khác.

13:30 19/12/2017

ảnh minh họa 

“Đây là lần chuyển nhà thứ 6 của tôi”, Monique Grimes, một nhân viên văn phòng than phiền về nỗi khổ của cô và lý do mình phải chuyển nơi ở liên tục như vậy. Buổi sáng hôm ấy tại St. Peterburg, Monique thức giấc, cảm thấy lồng ngực đau đớn khôn xiết và đầu cô giống như bị ai đó siết chặt. Tiếp theo, hàng loạt triệu chứng như buồn nôn, nhức mỏi và ù tai tấn công cùng một lúc, hành hạ cô từng ngày.

“Tôi tưởng mình chỉ bị stress do công việc và quyết định thả lỏng bản thân vài ngày, nhưng chúng vẫn không thuyên giảm”, Monique .

“Có bệnh vái tứ phương”, Monique đến gặp bác sĩ nội khoa, một nhà thần kinh học, chuyên gia tâm lý nhưng vẫn không ai kết luận được căn bệnh mà cô đang mắc phải. Sau đó, Monique tình cờ tìm được nhiều bài viết về tình trạng sức khỏe của con người bị ảnh hưởng bởi tần số điện từ và xung quanh nơi cô ở có khoảng 17 trạm phát sóng.

Monique phát hiện ra có cả một cộng đồng gồm những người bị những triệu chứng giống mình, mẫn cảm với luồng sóng điện từ. Triệu chứng được các nhà khoa học gọi tên là “chứng nhạy cảm cấp độ cao với trường điện từ”, người bệnh sẽ mắc phải chứng đau đầu, mất ngủ, đau lồng ngực cũng như các vấn đề về đường tiêu hóa khi tiếp xúc làn sóng từ điện thoại, Wi-Fi hay Bluetooth,…

“Chuyển nhà nhiều lần như thế nhưng bệnh tình vẫn không thuyên giảm, chẳng lẽ trên Trái Đất này không còn nơi nào cho tôi sao?”, Monique nói.

Thiên đường nơi trần thế?

Đắm chìm trong hàng loạt suy nghĩ về địa điểm chuyển nhà tiếp theo, Monique tình cờ tìm được một thị trấn mang tên Green Bank, nằm ở phía Tây bang Virginia. Tại đây, bạn không thể gọi điện và nhắn tin bằng di động hay smartphone, sử dụng mạng không dây hoặc Bluetooth là phạm pháp.

Theo quy định của chính quyền Mỹ, toạ lạc tại Green Bank là những thiết bị công nghệ cao tối tân nhất của chính phủ nên mạng không dây sẽ bị cấm vì mục đích an toàn thông tin. Nói một cách khác, đây là nơi “yên tĩnh” nhất thế giới và là thiên đường đối với những người bị hội chứng mẫn cảm với trường điện từ như Monique Grimes.

Nhiều năm trôi qua, ngày càng có nhiều người không thể sống chung với trường điện từ đua nhau chuyển đến thị trấn phía Tây bang Virginia này, hòa hợp cùng thiên nhiên nơi đây. Người dân địa phương vẫn không hiểu tại sao nơi họ sinh sống nhiều năm lại thu hút nhiều người đến vậy.

Ngày càng có nhiều người Mỹ tìm đến Green Bank sinh sống.

Nổi bật trên khung cảnh đồng quê tại thị trấn chỉ gồm 143 dân cư này là màu trắng của ống kính thiên văn Robert C.Byrd có chiều cao lên đến 147 m. Chỉ có một con đường duy nhất vào thị trấn này và tốn khoảng 4 giờ đồng hồ di chuyển từ Washington D.C đến đây. Con đường ngoằn ngoèo uốn quanh dãy núi Allegheny và bao phủ bởi một cánh rừng, càng đi vào sâu, sóng điện thoại càng yếu dần.

Băng qua hết khu rừng rậm rạp, bạn sẽ đến được thung lũng nơi Green Bank tọa lạc. Xung quanh thị trấn là những nông trại chăn nuôi gia súc cùng với cánh đồng ruộng, chạy dọc hai bên đường gồm một bưu điện, một thư viện, một ngân hàng và một cửa hàng tạp hóa bán “đủ thứ”, kể cả xăng dầu. Sau khi đi dạo hết thị trấn, chúng ta bắt gặp một buồng điện thoại cũ kĩ.

“Nếu bạn là khách vãng lai, đó là nơi duy nhất bạn có thể liên lạc với thế giới bên ngoài. Hầu như mọi người dân sống lâu năm ở đây đã không dùng nó từ rất lâu rồi”, Bob Earvine, ông chủ của cửa hàng tạp hóa duy nhất trong thị trấn Trents General Store nói.

Kính thiên văn Robert C. Byrd hay còn được gọi là GBT là chiếc lớn nhất thế giới. Ngoài GBT ra còn có khoảng 9 kính thiên văn đặt rải rác tại khu vực này. Tất cả chúng được vận hành bởi Đài thiên văn radio quốc gia.

“Green Bank thật là một cú sốc văn hóa đối với tôi. Mấy người mà thích la cà hàng quán hay Starbucks hoặc đi shopping cuối tuần không sống nổi ở đây đâu”

– Diana Shou, cư dân đầu tiên của Green Bank.

Loại kính thiên văn GBT này vận hành chủ yếu thông qua sóng radio, thay vì trực tiếp nhìn vào ống kính để quan sát các tinh thể, GBT cho phép người dùng nghe chúng. Thiết bị dùng radio giúp cho việc quan sát những ngôi sao cách Trái Đất khoảng cách xa hơn, nơi mà những kính thiên văn truyền thống không với tới bằng cách thu nhập các trường điện từ phát xạ từ chúng.

Vài năm gần đây, NASA đã sử dụng GBT trong việc quan sát mặt trăng của sao Thổ cũng như thăm dò lõi hành tinh của sao Thủy.

Lí do Green Bank cấm sử dụng các loại sóng không dây

Đầu tiên, vị trí địa lý của Green Bank hoàn toàn phù hợp cho việc xây dựng các công trình có quy mô đồ sộ. Khu vực nằm sâu trong nội địa và cách xa những thành phố đông dân, đồng thời, cùng với dãy núi Alleghenies bao quanh vô tình tạo ra một thung lũng dạng lòng chảo khuếch đại các tần sóng radio. Hơn nữa, Green Bank còn nằm trên khu vực Cổng song song thứ 38, vị trí lý tưởng để quan sát dải Ngân Hà.

Green Bank tọa lạc tại vị trí đắc địa cho việc nghiên cứu vũ trụ.

Vào năm 1958, FCC (Ủy ban Truyền thông Liên bang) thành lập khu vực có diện tích 13.000 mét vuông được gọi là khu vực cấm sóng Radio nhằm mục đích nghiên cứu vũ trụ, Green Bank cũng nằm trong khu vực này.

Chính quyền Mỹ lập ra luật cấm sóng điện từ trong khoảng 10 dặm vuông bao quanh Green Bank và những hành vi sử dụng smartphone, Wi-Fi, Bluetooth bị xem là vi phạm luật pháp liên bang. Người dân được phép sử dụng điện thoại và Internet kết nối qua cáp, “nhưng chất lượng không tốt chút nào”, theo lời một cư dân tại đây.

Cuộc ’hành hương’ của những bệnh nhân

Bệnh nhân mẫn cảm với sóng điện từ đầu tiên là Diane Shou, một thạc sỹ nông nghiệp tại Iowa. Cô chuyển đến đây cùng người chồng là Bert vào năm 2007. Sau đó là Jenifer Wood, kỹ sư xây dựng tại Đại học Hawaii và Monique Grimes. Từng người này đến người khác, tất cả đổ dồn về Green Bank, vượt quá con số 143 dân cư.

Hành trình đến miền đất hứa của những bệnh nhân thật gập ghềnh và trắc trở. Diane Shou phát hiện trạm phát sóng gần nhà cô tại Iowa chính là nguyên nhân dẫn đến những triệu chứng tồi tệ kể trên. Sau đó, Diane khiếu nại khắp các công ty bưu chính viễn thông nhưng không một nơi nào hồi đáp. Cô phải sống trong một chiếc lồng Faraday, một loại lồng có khung gỗ và kim loại nhằm ngăn chặn sóng điện từ.

“Tôi còn dự định mua một bộ quần áo phi hành gia để mặc ra ngoài, nhưng mà giá của nó đến 24.000 USD”, Diane Shou .

 

Thị trấn là ’địa ngục’ đối với những con mọt nghiện công nghệ.

Hai vợ chồng nhà Shou lái xe khắp đất nước Mỹ nhằm tìm cho mình một bến đỗ an toàn, cho đến khi họ đặt chân đến phía Bắc bang Carolina. Một người bạn đã kể cho vợ chồng nhà Shou về Green Bank và họ quyết định sẽ lái xe đến đó ngay hôm sau, với hy vọng chấm dứt chuỗi ngày ăn ngủ trên chiếc xe kéo.

“Green Bank thật là một cú sốc văn hóa đối với tôi. Mấy người thích la cà hàng quán hay Starbucks hoặc đi shopping cuối tuần không sống nổi ở đây đâu”, cô nói. Diane và chồng cô không còn lựa chọn nào khác, họ bán phần lớn tài sản ở Iowa và chuyển hẳn đến đây.

Đây thực sự là thiên đường dành cho những người như Diane. Luật lệ ở đây hoàn toàn cấm việc sử dụng các đồ chơi công nghệ cao và có cả một cảnh sát chuyên săn tìm những thiết bị kết nối mạng không dây, đến nỗi có nhiều người đã chuyển đi để có thể thỏa mãn sở thích về công nghệ của bản thân.

“Lúc đầu người dân bản địa cảm thấy phiền phức vì chúng tôi ngày càng đông và đòi hỏi nhiều thứ vô lý, nhưng mọi chuyện lại đâu rồi vào đó cả”, Diane nói.

Theo Xã luận

Tags:
Lính Mỹ nổ súng ngăn ôtô lao vào căn cứ ở Anh

Lính Mỹ nổ súng ngăn ôtô lao vào căn cứ ở Anh

Các binh sĩ Mỹ phải nổ súng để ngăn một người đàn ông tìm cách lao xe vào căn cứ không quân Mildenhall, miền trung Anh.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất