Ông Biden chấm dứt hi vọng của Trung Quốc về mối quan hệ khởi sắc?
Chiến tranh thương mại là chiến lược Mỹ phát động từ thời cựu Tổng thống Donald Trump, nhằm đối phó với hành động cạnh tranh không công bằng của Trung Quốc, gây tổn hại đến lợi ích thương mại của Mỹ.
11:30 27/01/2021
Sau khi ông Joe Biden trở thành Tổng thống Mỹ đắc cử, truyền thông Trung Quốc đặt ra hi vọng, rằng “nhiệm kỳ tổng thống của ông Joe Biden có thể mở lại cánh cửa cơ hội cho Trung Quốc".
Tổng thống Mỹ Joe Biden không chấm dứt chiến tranh thương mại với Trung Quốc.
Theo tờ SCMP, các cố vấn và các nhà hoạch định chiến lược của Trung Quốc tin rằng chính quyền ông Biden, dù vẫn xem Trung Quốc là đối thủ nhưng sẽ mở lại cánh cửa cơ hội cho Trung Quốc, đưa quan hệ Mỹ - Trung quay trở lại hướng tốt hơn.
Những kì vọng này hoàn toàn không giống với những chiến lược mà chính quyền Tổng thống Joe Biden đặt ra. Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung sẽ không hề biến mất dưới thời ông Biden, hãng thông tấn AP đăng bài xã luận cho biết.
Ông Biden chưa muốn đối đầu với Trung Quốc ngay bây giờ, theo các nhà kinh tế, vì Tổng thống Mỹ muốn tập trung đối phó với dịch bệnh Covid-19 và vấn đề nền kinh tế Mỹ.
Tuy nhiên, ông Biden vẫn sẽ duy trì áp lực mà cựu Tổng thống Donald Trump tạo ra trong mối quan hệ với Trung Quốc.
Các nhà đàm phán Mỹ dưới thời ông Biden có thể giảm trọng tâm trong vấn đề thâm hụt thương mại Mỹ-Trung, thúc đẩy Trung Quốc mở cửa nền kinh tế hơn nữa, vì chiến lược này sẽ đem đến hiệu quả về lâu dài.
Nhưng điều đó không có nghĩa là ông Biden sẽ xóa bỏ hàng rào thuế quan hay có những thay đổi lớn về thương mại Mỹ-Trung so với nhiệm kỳ của ông Trump.
Ông Biden vẫn duy trì hàng rào thuế quan áp đặt lên hàng hóa Trung Quốc, trong khi phối hợp với các đồng minh để có bước đi mới trong tương lai, thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết. “Tổng thống cam kết chấm dứt hành động lạm dụng thương mại của Trung Quốc”.
Phát biểu tại Liên Hiệp Quốc vào năm 2019, Tổng thống Mỹ Donald Trump khi đó tuyên bố giai đoạn lạm dụng thương mại của Trung Quốc đã kết thúc.
Thành tựu cuối cùng mà ông Trump đạt được là buộc Trung Quốc ký thỏa thuận thương mại giai đoạn một vào tháng 1.2020, buộc Bắc Kinh mua thêm đậu tương và hàng hóa Mỹ, chấm dứt gây sức ép buộc các công ty Mỹ chuyển giao công nghệ.
Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Trung Quốc chỉ mua số lượng hàng hóa Mỹ tương đương 55% so với cam kết. Về vấn đề công nghệ, Trung Quốc cũng có thay đổi nhưng không rõ đây có phải là một chiến thắng của Mỹ hay không.
“Dưới thời ông Biden, còn tùy xem Trung Quốc muốn thay đổi như thế nào, nếu muốn quan hệ khởi sắc”, Raoul Leering, chuyên gia phân tích thương mại toàn cầu, nói. “Còn tùy vào Trung Quốc, tốc độ thay đổi của họ, để ông Biden cân nhắc gỡ bỏ hàng rào thuế quan”.
Giới chức Trung Quốc mong muốn mối quan hệ Mỹ-Trung khởi sắc hơn dưới thời ông Biden, nhưng Trung Quốc cho đến nay chưa có bất cứ hành động nào cụ thể.
Tu Xinquan, Giám đốc Viện Nghiên cứu WTO tại Đại học Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế ở Bắc Kinh, nói ông Biden sẽ chưa sớm dỡ bỏ hàng rào thuế quan và chính sách kiểm soát công nghệ với Trung Quốc vì “Washington coi Bắc Kinh là đối thủ cạnh tranh”.
Bí kíρ sốпg lâᴜ kɦác ɓiệɫ củα 6.000 пgười ɗâп ɫɾêп 100 ɫᴜổi ɫại "xứ sở ɫɾườпg ɫɦọ" ở Tɾᴜпg Qᴜốc: Đα số ᵭềᴜ ăп мộɫ ɫɦứ ɓổ ɗưỡпg kɦôпg kéм cαпɦ пɦâп sâм
Dù íɫ kɦi ɫậρ ɫɦể ɗục ʋà ăп cɦαy, пgười ɗâп Giαпg Tô (Tɾᴜпg Qᴜốc) ʋẫп có ɫᴜổi ɫɦọ ɾấɫ ᵭáпg пgưỡпg мộ.