Ông Biden từng khẳng định Trung Quốc ‘không có cửa’, 8 tháng sau Mỹ bị mất ngôi nước giàu nhất thế giới: Liệu Washington có lo sợ?
"Sẽ không có chuyện Trung Quốc soán ngôi trong nhiệm kỳ của tôi", Tổng thống Mỹ Joe Biden từng nhấn mạnh.
22:00 16/11/2021
Hãng tin Bloomberg từng khẳng định Trung Quốc sẽ không bao giờ thay thế được Mỹ để trở thành nền kinh tế số 1 thế giới, thế nhưng bây giờ cường quốc Châu Á đã trở thành nước nắm giữ của cải nhiều nhất thế giới.
Nghiên cứu của McKinsey Global Institute cho thấy Trung Quốc hiện nắm giữ 120 nghìn tỷ USD của cải trên thế giới, cao hơn nhiều so với 90 nghìn tỷ USD của Mỹ.
Vậy mà trước đây không lâu, những hãng tin lớn như Bloomberg vẫn còn khẳng định chắc nịch rằng Trung Quốc "không có cửa". Chính bản thân Tổng thống Mỹ Joe Biden thậm chí đã khẳng định điều này. Vậy lý do vì sao?
Giấc mơ vô địch
Theo Bloomberg, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng tự hào tuyên bố nước này đang tiến tới một thời kỳ thịnh vượng với tốc độ không ai ngăn cản nổi.
Vào thời điểm trước lần bùng dịch mới nhất, Bloomberg Economics đã cảnh báo nếu Trung Quốc thực hiện được đúng những mục tiêu đề ra hiện nay thì họ sẽ soán ngôi Mỹ vào năm 2031.
Thế nhưng với tình hình dịch phức tạp hiện nay, Bloomberg khẳng định Trung Quốc sẽ khó soán ngôi Mỹ vì hàng loạt những khó khăn, từ xung đột thương mại, tranh chấp công nghệ cho đến xử lý bong bóng bất động sản hay giữ vững được chiến lược "Zero Covid".
GDP danh nghĩa của Trung Quốc vẫn kém Mỹ...
...nhưng GDP tính theo sức mua bình quân tương đương (PPP) thì đã vượt.
Thậm chí, Bloomberg còn nhận định Trung Quốc sẽ lâm vào vết xe đổ của Nhật Bản khi xứ sở hoa anh đào từng đe dọa vị thế của Mỹ để rồi lâm vào khủng hoảng cách đây hơn 30 năm.
Hầu như các chuyên gia Phương Tây đều cho rằng một thất bại trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế cùng khủng hoảng tài chính đến từ xì hơi thị trường bất động sản sẽ ngăn đà soán ngôi của Trung Quốc.
Những nguyên nhân chính mà Bloomberg đưa ra để chứng minh rằng Trung Quốc không thể soán ngôi là quy mô lực lượng lao động, nguồn vốn và năng suất.
Những thách thức
Về lý thuyết, nhiều lao động mới duy trì được mức tăng trưởng cao nhưng Trung Quốc lại đang đối mặt với sự lão hóa dân số và tỷ lệ sinh thấp do chính sách 1 con tồn tại nhiều năm. Bên cạnh đó, chi phí sinh hoạt đi lên khiến giới trẻ ngày nay ngại sinh con.
Theo nhiều ước tính, Trung Quốc sẽ mất hơn 260 triệu người trong 30 năm tới, tương đương mức giảm khoảng 20% dân số hiện nay.
Trung Quốc nhận thức được điều này và đã dỡ bỏ chính sách sinh 1 con vào năm 2016, vốn được thiết kế để đảm bảo an ninh lương thực trước đây, qua đó giữ được lực lượng lao động cần thiết cho tăng trưởng. Chính quyền Bắc Kinh cũng định nâng trần tuổi nghỉ hưu để giữ thêm lao động trên thị trường.
Vậy nhưng Bloomberg nhận định Trung Quốc chẳng thể thành công bởi chuyện sinh con bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, từ chi phí cho đến lối sống.
Năng suất lao động của Trung Quốc kém Mỹ
"Tôi chưa chịu mua 3 chiếc xe sang Rolls Royce không phải chỉ bởi vì chính phủ không cho phép", một cư dân mạng nói đùa khi bình luận về chính sách cho phép sinh 3 con của Trung Quốc.
Về nguồn vốn, Bloomberg nhận định sau nhiều năm đổ lượng lớn tiền ra thị trường, hiệu quả mà chúng đem về còn nhiều bất cập. Trung Quốc vẫn bị dư thừa sản lượng ở nhiều ngành, đi kèm với đó là những thị trấn hay thành phố vắng người ở. Thế rồi các tuyến đường 6 làn rộng lớn ăn mòn đất nông nghiệp cùng vô số những vấn đề khác.
Thậm chí, đại dịch Covid-19 còn khiến Trung Quốc phải đau đầu về vấn đề an ninh lương thực hay thiếu điện năng.
Trong khi đó, năng suất lao động của Trung Quốc đã không còn được như trước khi dân số bắt đầu lão hóa. Hãng tin Bloomberg cho biết năng suất của người lao động Trung Quốc chỉ bằng 50% so với Mỹ hiện nay. Thậm chí đến năm 2050, con số này cũng chỉ có thể đạt khoảng 70%.
Trái lại, Trung Quốc vẫn còn rất nhiều điều phải làm khi tỷ lệ nợ tính theo GDP từ năm 2008 của nước này đã tăng từ 140% lên 290%. Với các nước khác, con số này đã khiến cả nền kinh tế đến bên bờ vực khủng hoảng.
"Sẽ không có chuyện đó"
Mặc dù dân số 1,4 tỷ người của Trung Quốc lớn gấp 4 lần so với Mỹ nhưng GDP bình quân đầu người lại kém hơn 20%. Bởi vậy việc người Trung Quốc thực sự giàu hơn Mỹ có lẽ sẽ chỉ xảy ra trong tương lai khá xa. Tuy nhiên chính quyền Washington đã bắt đầu dè chừng đối thủ tiềm năng này.
Trung Quốc được dự báo có thể vượt Mỹ vào năm 2031
"Sẽ không có chuyện Trung Quốc soán ngôi trong nhiệm kỳ của tôi", Tổng thống Mỹ Joe Biden nhấn mạnh trong tuyên bố vào tháng 3/2021.
Mới đây, Tổng thống Biden còn thông qua gói ngân sách 1,2 nghìn tỷ USD nhằm đầu tư cơ sở hạ tầng để cạnh tranh được với Trung Quốc sau nhiều năm "ngủ quên" trên đỉnh vinh quang.
Bởi vậy, Bloomberg cho rằng Trung Quốc sẽ lại là một Nhật Bản hay Hàn Quốc thứ 2 mà thôi, vốn chỉ là một hiện tượng bùng nổ kinh tế chứ không đe dọa được Mỹ. Trớ trêu thay, Trung Quốc hiện đã là nước nắm giữ nhiều của cải nhất thế giới thay Mỹ và liệu lời khẳng định của Bloomberg có còn chính xác?
*Nguồn: Bloomberg
Nói chuyện chính là tu dưỡng, lời nói cũng cho thấy tầng thứ của một người
Cổ nhân thường nói: “Lương ngôn nhất cú tam đông noãn, ác ngữ thương nhân lục nguyệt hàn”, nghĩa là: Một câu lương thiện ấm ba đông, một lời ác lạnh sáu tháng ròng.