Ông Tập Cận Bình đổi giọng về thương chiến, gọi ông Trump là bạn
Mới đây trong chuyến thăm Nga, ông Tập Cận Bình đã gọi Tổng thống Trump là “bạn của tôi”. Đồng thời, ông Tập cũng hạ cấp chiến tranh thương mại thành “xung đột” thương mại, và cho biết không mong muốn nhìn thấy quan hệ Trung – Mỹ tách rời triệt để. Trước “Hội nghị Trump-Tập” diễn ra bên lề Thượng đỉnh G20 tại Nhật Bản vào cuối tháng 6 tới đây, thái độ này của ông Tập Cận Bình đưa ra tín hiệu gì cũng đã thu hút được nhiều sự chú ý.
10:30 10/06/2019
Tập Cận Bình bày tỏ thái độ không muốn mối quan hệ Trung – Mỹ bị cắt đứt
Ngày 7/6, tham dự Diễn đàn Kinh tế quốc tế St. Petersburg trong khuôn khổ chuyến thăm Nga, ông Tập Cận Bình nói, “Mặc dù hiện tại chúng tôi và Mỹ có một số xung đột, nhưng hiện tại Mỹ và Trung Quốc đã là ‘trong bạn có tôi, trong tôi có bạn’. Tôi cũng rất khó tưởng tượng về việc Trung Quốc và Mỹ cắt đứt hoàn toàn quan hệ.”
Ông Tập còn nói, “Tình huống đó không chỉ tôi không muốn nhìn thấy, mà bạn bè Mỹ của chúng ta cũng không muốn nhìn thấy. Bạn của tôi – Tổng thống Trump, tôi tin rằng ông ấy cũng không muốn nhìn thấy tình huống đó.”
Đây là lần đầu tiên ông Tập Cận Bình công khai gọi ông Trump là bạn của mình, hơn nữa lại là biểu thị thái độ trong thời điểm nhạy cảm chiến tranh thương mại đang leo thang, khiến cho dư luận có nhiều đồn đoán.
Giới quan sát còn để ý tới việc, khi ông Tập Cận Bình nhắc tới chiến tranh thương mại Trung – Mỹ, đã thay đổi cách gọi thành “xung đột thương mại”, dừng như có ý muốn giảm nhiệt chiến tranh thương mại. Cuối tháng này, Hội nghị thượng đỉnh G20 sẽ tổ chức tại Nhật Bản, khi đó, ông Tập Cận Bình sẽ gặp mặt Tổng thống Trump, hai bên liệu có đạt được cam kết hay không cũng đã trở thành chủ đề bàn tán của dư luận
Thực tế, từ tháng 1/2017 đến nay, sau khi ông Trump chính thức làm Tổng thống Mỹ, ông vẫn luôn đưa ra nhiều tín hiệu thiện ý với bản thân ông Tập Cận Bình, nhiều lần trong các trường hợp công khai hoặc trên mạng xã hội ông đều gọi ông Tập Cận Bình là bạn của mình. Mặc dù hồi đầu tháng 5, Bắc Kinh đã phá vỡ bản thảo cam kết, và chiến tranh thương mại tiếp tục nóng lên, nhưng ông Trump vẫn nguyện ý để Bắc Kinh có cơ hội ngồi lại bàn đàm phán.
Chiều ngày 7/6, ông Trump tham dự hoạt động kỷ niệm 75 năm cuộc đổ bộ vào Normandie, ông cho biết, tại Hội nghị G20, ông “sẽ gặp mặt Chủ tịch Tập Cận Bình, để xem xem điều gì sẽ xảy ra.”
Ông Trump nói, “có thể sau Thượng đỉnh G20 sẽ quyết định, (liệu có tăng thuế quan 300 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc hay không).”
Giới quan sát phân tích cho rằng, Hội nghị Trump – Tập bên lề Thượng đỉnh G20 rất có thể sẽ là cơ hội cuối cùng mà ông Trump trao cho ông Tập Cận Bình, nếu Bắc Kinh tiếp tục lỡ cơ hội này, chiến tranh thương mại sẽ bùng nổ toàn diện, lan sang lĩnh vực công nghệ, tài chính, tiền tệ và nhân quyền.
Phe Giang Trạch Dân bẫy Tập Cận Bình vào thương chiến, mượn cơ hội để ép Tập “thoái vị”
Trong lần gặp gỡ đầu tiên giữa ông Trump và ông Tập Cận Bình, ông Tập từng nói,“Chúng ta có hàng ngàn lý do để làm tốt mối quan hệ Trung – Mỹ, không có lý do nào để khiến cho mối quan hệ này xấu đi.” Nhưng không ngờ mối quan hệ Trung – Mỹ lại nhanh chóng đi xuống.
Có phân tích cho rằng, ông Tập Cận Bình bị ảnh hưởng của tình báo giả nên đã phán đoán sai lầm, khiến cho chiến tranh thương mại bùng nổ, quan hệ Trung – Mỹ xấu đi. Trong dư luận từ lâu đã có lời đồn về Trung Nam Hải nói ông Tập Cận Bình bị phe của ông Giang Trạch Dân dẫn hướng sai và rơi vào chiến tranh thương mại, chiến tranh thương mại chính là cạm bẫy mà phe ông Giang Trạch Dân dành cho ông Tập Cận Bình.
Đầu năm ngoái (năm 2018), khi chiến tranh thương mại Mỹ – Trung chưa bùng nổ, đã có kênh truyền thông Đài Loan đăng bài xã luận trích dẫn lời của nhân sĩ trong nội bộ đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nói, những người thuộc phe thực dụng như Vương Kỳ Sơn, Lưu Hạc, Uông Dương biết rõ rằng quốc lực kiệt quệ, không chịu nổi một trận chiến. Tuy nhiên, “thành viên chủ chốt không rành thực tế của ĐCSTQ” và “người thuộc phe bảo thủ với dụng tâm hiểm ác” lại cực lực cổ súy tình cảm chủ nghĩa dân tộc, cổ súy khai chiến với Mỹ.
Bình luận viên Cao Sam của tờ Epoch Times phân tích về toàn bộ quá trình rằng, đầu tiên là người của ông Giang Trạch Dân chủ quản về lĩnh vực tuyên truyền hình thái ý thức của đảng Cộng sản Trung Quốc (ông Vương Hộ Ninh) triển khai tấn công bằng cách “tâng bốc” trên quy mô lớn, ông Tập Cận Bình bị đẩy lên vị trí “định tại nhất tôn” (chỉ uy quyền tối cao, người duy nhất quyết định tất cả, ví như Vua)
Sau đó là ông Tập Cận Bình sửa đổi điều lệ đảng một cách thuận lợi “khiến người khác sinh nghi”, hoàn thành “mộng tưởng” có thể ngồi ở vị trí cao vô thời hạn. Tiếp đó truyền thông nhà nước bắt đầu cổ súy “Kế hoạch ngàn nhân tài”, “Made in China 2025”, “Thế kỷ 21 là của đảng Cộng sản Trung Quốc”, v.v. không những đánh cắp công nghệ người khác, mà còn tuyên truyền một cách rầm rộ. Cuối cùng đã thành công trong việc khiến cho Mỹ chú ý, và chiến tranh thương mại bùng nổ, ông Tập Cận Bình bị đẩy lên tuyến đầu đối kháng với Mỹ.
Còn ông Vương Hộ Ninh được coi là “bộ óc Trung Nam Hải” lại đặt bẫy ông Tập Cận Bình, dùng ý thức Mao tả (Left Maoist) để ứng phó chiến tranh thương mại, khiến mâu thuẫn tăng cao. Vương Hộ Ninh bị cho là người sớm nhất “dẫn hướng sai” ông Tập Cận Bình, là đầu sỏ tội lỗi khiến chiến tranh thương mại bùng nổ.
Sau khi chiến tranh thương mại tiếp tục nóng lên, truyền thông Hồng Kông lần đầu tiên tiets lộ về quyết định của ông Tập Cận Bình lật đổ cam kết thương mại, khiến cho mũi giáo bất mãn với chiến tranh thương mại đều chĩa vào ông Tập Cận Bình.
Mới đây trang tin The Stand News tại Hồng Kông có bài viết nói, dưới tiền đề “định tại nhất tôn” của ông Tập Cận Bình, đã khiến cho các thế lực khác trong ĐCSTQ bất mãn, họ đều đang tìm cơ hội để lật đổ ông Tập Cận Bình. Đại diện những thế lực này chính là nhân vật phản đối Trung – Mỹ đạt được thỏa thuận thương mại. Nếu phía Trung Quốc vì chiến tranh thương mại mà khiến cho kinh tế trượt dốc nghiêm trọng, họ có thể sẽ mượn cơ hội này để bức cung yêu cầu ông Tập Cận Bình từ chức.
Hiện tại, dưới sự xung kích của chiến tranh thương mại, chính quyền Trung Quốc đã rơi vào tình thế nguy cấp, Bắc Kinh đang gặp khó khăn cả trong lẫn ngoài, đấu đá trong nội bộ Trung Nam Hải trở lên kịch liệt, lòng dân muốn thay đổi.
Một bài viết đặc biệt trên tờ Epoch Times hôm 3/6 một lần nữa nhắc nhở, ông Tập Cận Bình hiện giờ cần nhìn thấy được con thuyền cũ ĐCSTQ sắp bị lật đổ trong sóng to gió lớn của lịch sử. Và cần có quyết định kịp thời, không thể để mất cơ hội.
Trí Đạt
Trung Quốc lùi bước, Donald Trump thế thượng phong, toàn cầu sôi sục
Thị trường tài chính toàn cầu biến động mạnh sau khi tổng thống Mỹ Donald Trump giành ưu thế trong cuộc chiến thương mại. Chứng khoán và vàng tăng mạnh trở lại trong khi đồng USD lao dốc.