Ông Trump đang lặp lại sai lầm của Obama

Khả năng cao quyết định của Tổng thống Donald Trump rút quân khỏi Syria sẽ dẫn đến hỗn loạn, cũng như khi người tiền nhiệm của ông đưa lính Mỹ khỏi Iraq năm 2010.

03:00 02/11/2019

Hôm 27/10, Tổng thống Trump thông báo thủ lĩnh tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng Abu Bakr al-Baghdadi đã bị tiêu diệt trong một chiến dịch táo bạo của lực lượng đặc nhiệm Mỹ ở tây bắc Syria. Ông cám ơn chính phủ các nước Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Syria và Iraq cùng người Kurd Syria đã hỗ trợ cho phía Mỹ.

Ông Trump đang lặp lại sai lầm của Obama

Tổng thống Trump cùng quan chức Mỹ giám sát chiến dịch tiêu diệt trùm khủng bố. (Ảnh: AP)

Cái chết của al-Baghdadi, diễn ra chỉ 2 tuần sau khi  ra lệnh rút lính Mỹ khỏi Syria, có thể được xem như điểm kết cho chiến dịch chống IS 5 năm qua của Mỹ. Tuy nhiên, xem xét bối cảnh Mỹ rời khỏi Trung Đông thì nhiều người e ngại đây chưa phải là dấu chấm hết cho IS. Thực tế, ông Trump có thể đang lặp lại sai lầm mà người tiền nhiệm, Tổng thống Barack Obama, phạm phải năm 2010.

Chính sách Obama

Mặc dù quy trách nhiệm cho ông Obama về mọi yếu kém và rủi ro của các chính sách Mỹ ở Trung Đông nhưng bản thân ông cũng đang bước trên con đường tương tự. Năm 2009, Obama lên cầm quyền với cam kết đưa binh sĩ về nước và bù đắp cho những sai lầm quân sự của Mỹ ở thế giới Hồi giáo. Vào cuối năm 2011, ông đã ra lệnh cho lính Mỹ rút khỏi Iraq, tuyên bố mạng lưới khủng bố al-Qaeda đã bị đánh bại và chính phủ Iraq đủ năng lực nắm quyền kiểm soát.

Cái chết của Osama bin Laden hồi tháng 5/11 càng giúp cho Obama tránh được chỉ trích, đặc biệt tại Lầu Năm Góc vốn muốn một khung thời gian lâu hơn cho việc rút quân.

Năm 2013, al-Qaeda tái xuất với một hóa thân thậm chí tàn bạo hơn dưới lá cờ IS. Tháng 6/2014, tổ chức này khiến cả khu vực rúng động khi đánh bại quân đội Iraq do Mỹ đào tạo và chiếm giữ Mosul, thành phố lớn thứ 2 ở Iraq. Vài ngày sau đó, từ thánh đường al-Nuri nổi tiếng của Mosul, Baghdadi tuyên bố thành lập cái gọi là một "vương quốc Hồi giáo".

Sự thất thủ của Mosul, thất bại của quân đội Iraq cùng với việc các trang thiết bị của Mỹ rơi vào tay IS là một đòn giáng mạnh vào chính quyền Obama, vốn thấy buộc phải điều quân trở lại Iraq.

Liên minh quốc tế do Mỹ dẫn đầu nhằm chống lại IS được thành lập vào tháng 9/2014. Năm năm sau, tuyên bố IS đã đại bại "100%" ở Syria và ông sẵn sàng rút lính Mỹ về. Cũng như Obama, chủ nhân hiện nay của Nhà Trắng chủ yếu quan tâm đến cam kết khi tranh cử.

Để tránh tạo ra một khoảng trống và khiến những người chỉ trích hết phản đối, chấp nhận đề nghị được đưa ra trong một cuộc điện đàm ngày 6/10/2019, với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan sẽ tiếp quản cuộc chiến chống IS ở Syria. Nhưng thỏa thuận với Ankara lại tạo ra nhiều vấn đề hơn là giải quyết được. Ông Trump bị các thành viên cả Dân chủ lẫn Cộng hòa công kích là "bán đứng" đồng minh người Kurd, những người đã chiến đấu và hy sinh cùng các lực lượng Mỹ trong cuộc chiến chống IS.

Thỏa thuận

Để đánh tan bão dư luận, cử người phó Mike Pence tới Ankara để thương thuyết kết thúc chiến dịch của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria. Ngày 17/10, Washington và Ankara đạt được một thỏa thuận mà theo thông cáo của , Thổ Nhĩ Kỳ đã nhất trí "dừng chiến dịch trong 120 giờ để cho phép quân Mỹ tạo điều kiện cho các lực lượng YPG rút khỏi vùng an toàn do Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát". Điều 5 của thỏa thuận cũng nhấn mạnh "Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ cam kết chiến đấu chống các hoạt động của IS ở đông bắc Syria".

Thông tin khiến cả thế giới chú ý là al-Baghdadi đã bị khoanh vùng và bị tiêu diệt ở tây bắc Syria, gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, 10 ngày sau cuộc gặp giữa ông Pence và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan ở Ankara. Nó cũng diễn ra chưa đầy một tuần tại cuộc gặp giữa ông Erdogan với Tổng thống Nga Putin ở Sochi, nơi hai nhà lãnh đạo đồng ý đẩy các chiến binh Kurd ra khỏi "vùng an toàn" dọc biên giới Thổ - Syria và khẳng định "quyết tâm chống khủng bố dưới mọi hình thức và biểu hiện".

Theo hãng thông tấn Al Jazeera, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga có thể đóng một vai trò then chốt trong việc định vị al-Baghdadi và chia sẻ thông tin tình báo cho phía Mỹ để giúp Tổng thống Trump tăng thêm sức mạnh cho quyết định rút quân. Vì các lý do khác nhau, cả hai nước đều đã góp phần đưa lính Mỹ ra khỏi Syria.

Clip khung cảnh sau khi Mỹ tập kích diệt thủ lĩnh IS:

IS đã chết hẳn?

IS đã mất tất cả các lãnh địa mà tổ chức này chiếm giữ được ở Syria và Iraq. Hàng nghìn phiến quân đã bị trừ khử. Cái chết của al-Baghdadi cũng được xem là đòn giáng lớn. Tuy nhiên, cũng như trước kia, những tổn thất đó khó khiến IS giải thể vì hoàn cảnh khiến tổ chức khủng bố này trỗi dậy vẫn còn nguyên.

Thứ nhất, vùng Cận Đông tiếp tục là chiến trường của các nhóm kình địch trong khu vực, gây bất ổn và tạo khoảng không cho IS trỗi dậy. Ngay lúc này, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran – các chủ thể chính trong cuộc xung đột Syria – đều muốn Mỹ rút quân nhưng sự đồng thuận này có thể kéo dài không lâu sau quyết định của ông Trump. Iran có thể cảm thấy bị gạt ra rìa những hiểu biết giữa một bên là Nga và Thổ Nhĩ Kỳ và một bên là Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ.

Thực tế, Iran đang lo lắng về các sắp đặt mới ở miền bắc Syria – nơi Ankara và Moscow đang nỗ lực lấp đầy khoảng trống sau khi người Mỹ rời đi. Ankara và Moscow có thể sẽ hợp tác ngăn Iran lập ra một "lưỡi liềm Shiite" qua miền đông Syria, điều sẽ khiến Mỹ cùng đồng minh Israel ái ngại.

Càng khiến tình hình phức tạp hơn, Lầu Năm Góc quyết định giữ các giếng dầu của Syria trong tầm kiểm soát của Mỹ. Thu nhập từ dầu lửa, theo Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper, sẽ giúp cung cấp tài chính cho các lực lượng Kurd, trong đó có các nhóm đang canh giữ các nhà tù giam thánh chiến binh IS. Trong khi đó, chính phủ Syria sẽ không thể trụ vững trong một môi trường hậu xung đột nếu không giành lại được các mỏ dầu.

Thổ Nhĩ Kỳ sẽ coi động thái của Mỹ là một bước đi hướng tới lập ra nền kinh tế ở địa phương cho một thực thể Kurd độc lập có thể ở miền đông Syria. Nga cũng không chấp nhận điều này, và tất cả có nghĩa là hỗn loạn ở đông bắc Syria có thể trở lại.

Thứ 2, các tệ nạn phủ bóng các quốc gia Ảrập mà IS lợi dụng để tuyển quân và mở rộng hiện nay vẫn còn đó. Chính trị giáo phái ở Trung Đông vẫn đang tung hoành, gây tổn hại cho nhiều cộng đồng khác nhau, trong khi các vấn đề kinh tế như đói nghèo, tham nhũng, bất công… vẫn hiển hiện.

Nếu tất cả những điều này không được giải quyết thì chắc chắn IS sẽ hồi sinh, chẳng khác nào mạng lưới khủng bố al-Qaeda một thời.

Nguồn: VietNamNet

Tags:
20 tỷ phú Mỹ đứng sau nhóm 'tiền đen' chống lại cựu Tổng thống Obama

20 tỷ phú Mỹ đứng sau nhóm 'tiền đen' chống lại cựu Tổng thống Obama

Theo Forbes, một tổ chức phi lợi nhuận được 20 tỷ phú Mỹ bơm tiền đã mở chiến dịch chống lại cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama trong cuộc bầu cử năm 2012.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất