Phát hiện khoa học mới: Sâu bướm có thể ăn và làm vỡ nhựa

Từ khi đồ nhựa ra đời, việc tìm ra cách để loại bỏ chúng nhanh chóng mà không gây hại đến môi trường vẫn luôn là một câu hỏi. Tuần vừa qua, các nhà nghiên cứ đã phát hiện ra một trong những giải pháp tưởng chừng như vô lý: sâu bướm.

01:00 28/04/2017

Từ khi đồ nhựa ra đời, việc tìm ra cách để loại bỏ chúng nhanh chóng mà không gây hại đến môi trường vẫn luôn là một câu hỏi. Tuần vừa qua, các nhà nghiên cứ đã phát hiện ra một trong những giải pháp tưởng chừng như vô lý: sâu bướm.

Cụ thể hơn, loại sâu bướm có tên là Galleria mellonella hay còn gọi là “sâu sáp” đã được phát hiện có khả năng lãm vỡ vật liệu nhựa thông thường, theo một nghe cứu mới được công khai hôm qua trên tạp chí Current Biology. Những chú sâu này có thể biến thành những con bướm sáp hoặc bướm hình ổ ông, thường ăn tổ ong để phá vỡ các kiến trúc bằng sáp.

Một bức ảnh được công bố bởi Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Tây Ban Nha (CSIC) với hình ảnh một con sâu bướm, thường được nuôi để làm mồi câu cá, đang ngấu nghiến một chiếc túi ni lông trong một thí nghiệm khoa học, 17 tháng 4 năm 2017, tại Santander, Tây Ban Nha.
Một bức ảnh được công bố bởi Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Tây Ban Nha (CSIC) với hình ảnh một con sâu bướm, thường được nuôi để làm mồi câu cá, đang ngấu nghiến một chiếc túi ni lông trong một thí nghiệm khoa học, 17 tháng 4 năm 2017, tại Santander

“Chúng tôi đã phát hiện ra ấu trùng của một loài côn trùng bình thường, Galleria mellonella, có thể phá vỡ cấu trúc sinh học của một trong những chất liệu cứng nhất, linh hoạt nhất và được sử dụng nhiều nhất: polyethylene," đồng tác giả Federica Bertocchini của Viện nghiên cứu Y sinh học và Công nghệ Sinh học tại Cantabria ở Tây Ban Nha, cho biết trong một thông cáo vào thứ Hai vừa qua.

Vật liệu nhựa, được tạo ra từ dầu nhiên liệu, vẫn luôn là biểu tượng của cuộc sống hiện đại. Khi các phương thức tái chế được đưa vào sử dụng nhằm ngăn chặn chất liệu này thải ra tự nhiên, mỗi năm ước tính chỉ riêng khối lượng nhựa bị đổ ra đại dương đã lên đến 8 triệu tấn, dựa trên Trung tâm Thông tin Quốc gia ở Tây Âu.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng một chiếc túi nilon làm từ polyethylene (PE), một vật liệu nhựa phổ biến theo nghiên cứu đưa ra. Họ nói rằng với chiếc túi mua sắm thông thường được làm từ polyethylene đó, lũ côn trùng có thể ăn hết chúng trong vòng chính xác là 40 phút. Mất khoảng 14 tiếng để 100 chú sâu bướm phá vỡ 13% chiếc túi. Lũ côn trùng này có thể phá vỡ hợp chất PE xuống hợp chất hữu cơ có tên là ethylene glycol.

Theo các nhà nghiên cứu, các nỗ lực trước đó về phân hủy sinh học với vi khuẩn, nấm và axit nitric đã khiến cho chất nhựa này phân hủy dần dần trong vòng từ vài tuần tới vài tháng, nhưng không phải là theo giờ.

Trong khi các nhà nghiên cứu đang cố gắng tìm hiểu phản ứng hóa học cho phép sâu bướm phá vỡ chất nhựa, người ta cho rằng những côn trùng này có thể làm được điều đó là bởi vì thức ăn thông thường của chúng là tổ ong sáp, cũng chứa liên kết hóa học giống như ở trong hợp chất PE.

“Sáp là polime, một loại nhựa thiên nhiên, có cấu trúc hóa học giống với polyethylene," Bertocchini phát biểu.

abcnews.go.com
Khoa học đã chứng minh: nước ngọt có thể tàn phá não bộ người sử dụng

Khoa học đã chứng minh: nước ngọt có thể tàn phá não bộ người sử dụng

Nước ngọt vốn là thức uống quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Tuy nhiên, các cuộc nghiên cứu khoa học gần đây đã chỉ ra những tác động tiêu cực mà đồ uống này có thể gây ra cho sức khỏe con người.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất