Phớt lờ lệnh cấm tụ tập, người Mỹ biểu tình phản đối giãn cách xã hội
Nhiều bang ở Mỹ đã ghi nhận các vụ biểu tình có sự tham gia của hàng trăm tới hàng nghìn người nhằm phản đối các biện pháp hạn chế đang được áp dụng nhằm ngăn chặn Covid-19 lây lan.
07:00 17/04/2020
Theo USA Today, bất chấp các lệnh cấm tụ tập đông người, người dân vẫn xuống tại nhiều nơi ở Mỹ nhằm phản đối các lệnh hạn chế đi lại và đóng cửa các doanh nghiệp không cần thiết mà các bang đang thực hiện trong nỗ lực ngăn dịch Covid-19 lây lan.
Nhiều người biểu tình tỏ ra bất bình về những hậu quả kinh tế gây ra bởi lệnh hạn chế và giãn cách xã hội. Một nghiên cứu của Bloomberg ước tính rằng có 5,5 triệu người Mỹ đã nộp đơn xin bảo hiểm thất nghiệp trong tuần trước.
Các vụ biểu tình xảy ra trong bối cảnh Tổng thống Donald Trump và các thống đốc đang tranh luận về thời điểm các bang sẽ nới lỏng lệnh hạn chế.
Tại Michigan, những người biểu tình lái hàng nghìn chiếc xe hơi treo các biển hiệu biểu tình tới tòa nhà nghị viện bang, phản đối lệnh yêu cầu ở nhà của Thống đốc Gretchen Whitmer. Trong ảnh: Một người thuộc liên minh Bảo thủ Michigan biểu tình hôm 15/4.Theo cảnh sát Michigan, vụ biểu tình đã gây ra tắc đường vài km xung quanh tòa nhà nghị viện. Michigan hiện xếp thứ 3 trong số các bang có nhiều ca tử vong vì Covid-19 nhất tại Mỹ, theo USA Today. Các quan chức y tế cho rằng hiện còn quá sớm để kết luận rằng dịch bệnh đã đạt đỉnh ở Michigan.Thống đốc Whitmer cho biết mà tôn trọng quyền được biểu tình của người dân. Tuy nhiên, bà cho rằng nhiều người biểu tình đã đẩy bản thân và người khác vào nguy cơ mắc Covid-19. Lệnh hạn chế ở bang này hiện đang kéo dài tới ngày 1/5.Cả nghìn phương tiện đổ ra đường biểu tình gây tắc đường ở Michigan.Hàng nghìn người giơ biểu ngữ phản đối lệnh hạn chế của chính quyền Michigan.Tại Kentucky, hơn 100 người biểu tình xuống đường yêu cầu Thống đốc Andy Beshear gỡ bỏ các lệnh đóng cửa công việc kinh doanh nhằm ngăn dịch Covid-19. Những người biểu tình không tuân thủ giãn cách xã hội khi đứng cách nhau ít hơn 2 mét. Kentucky hiện có 2.291 ca Covid-19 và số người chết là 122.Người biểu tình tụ tập trước tòa nhà nghị viện Kentucky hôm 15/4 phản đối các lệnh hạn chế.Cuộc biểu tình hôm 15/4 tại Kentucky có sự tham gia của hạ nghị sĩ cấp bang đảng Cộng hòa Savannah Maddox (bên phải).Tại Ohio, khoảng 100 người biểu tình tụ tập trước tòa nhà chính phủ nơi Thống đốc đảng Cộng hòa Mike Dewine xuất hiện hôm 13/4. Tại Utah, hàng trăm người biểu tình hôm qua đã tụ tập phản đối lệnh hạn chế của cơ quan chức năng để ngăn dịch. Họ yêu cầu Thống đốc Gary Herbert mở cửa lại các hoạt động kinh doanh. Tại North Carolina, cảnh sát hôm 14/4 đã bắt 1 người biểu tình sau khi hơn 100 người tụ tập để phản đối lệnh hạn chế của Thống đốc Roy Cooper. Cảnh sát nhấn mạnh những người biểu tình đã vi phạm mệnh lệnh hành chính của thống đốc. Lệnh hạn chế ở bang này dự kiến kéo dài tới 29/4.
Đức Hoàng
Ảnh: Reuters, Twitter
Link nguồn: https://dantri.com.vn/the-gioi/phot-lo-lenh-cam-tu-tap-nguoi-my-bieu-tinh-phan-doi-gian-cach-xa-hoi-20200416161348096.htm
Người dân Mỹ sẽ phải chấp nhận thực tại mới và làm quen với những chiếc khẩu trang như một phần tất yếu của đời sống hàng ngày sau sự xuất hiện của virus corona.
Cô gái Anh tiết kiệm được một khoản tiền để nghỉ hưu ở tuổi 40, nhưng một số người chỉ trích cô đang bỏ lỡ tuổi trẻ và khuyên cô nên sống hết mình cho hiện tạị.
Chiến dịch thực thi luật nhập cư và trục xuất do Tổng Thống Donald Trump khởi xướng diễn ra ngày càng làm người dân e sợ, và những kẻ lừa lọc đang tìm cách trục lợi trên nỗi ám ảnh này.
Một nhóm nghiên cứu Trung Quốc đã tìm thấy một loại virus corona mới ở dơi có khả năng lây nhiễm sang người, do nó sử dụng cùng thụ thể ACE2 như virus gây ra đại dịch COVID-19.
Ông Trump đã trải qua tháng đầu tiên nắm quyền Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ 2 với những thay đổi chưa từng có. Tổng thống Mỹ ban hành một loạt sắc lệnh hành pháp cũng như có nhiều phát ngôn, động thái ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực của đời sống từ trong nước đến quốc tế.
Vợ chồng Amir Jardan có cuộc sống tài chính thoải mái, dùng đồ đắt tiền như giày thể thao hàng hiệu, nước hoa xa xỉ, quần áo, đồ nội thất cao cấp... đều từ thùng rác.