Quá giàu có và rộng lớn, bang California có thể bị tách làm đôi?

Bang California hiện là bang đông dân và giàu có nhất tại Mỹ, hiện bang có khoảng 40 triệu dân và có nền kinh tế quy mô lớn thứ 5 trên thế giới.

23:30 27/05/2018

Đường biên giới của California được thiết lập năm 1849, dọn đường cho bang gia nhập vào nước Mỹ trong năm sau đó. Việc California sáp nhập vào Mỹ trong vai trò một bang tự do là một trong những lời thỏa thuận được đưa ra trước cuộc nội chiến giữa những bang cho phép chế độ nô lệ và những bang không cho phép.

Ở thời điểm đó, phần lớn diện tích bang California không thích hợp cho cư dân sinh sống, khác hẳn với những vùng đất phía Đông nước Mỹ. California nhiều đồi núi, rừng và lưu vực sông thường xuyên bị ngập lụt. Thống kê dân số năm 1850 cho thấy California chỉ có chưa đến 100 nghìn người đang sinh sống.

170 năm sau, bang California hiện là bang đông dân và giàu có nhất tại Mỹ, hiện bang có khoảng 40 triệu dân và có nền kinh tế quy mô lớn thứ 5 trên thế giới. Một số người cho rằng hiện bang đang quá lớn, và rằng đã đến lúc cần chia tách nó ra.

Quan điểm chia tách bang thật ra không mới. Những đề xuất về chia California đã bắt đầu có từ năm 1855. Và quan điểm chia tách cũng không chỉ dành riêng cho California. Năm 2011, nghị sỹ Đảng Dân chủ tại hạt Pima, bang Arizona từng đề xuất chuyển 1 triệu người trong hạt thành “Baja Arizona”.

2 năm sau đó, 11 hạt phía bắc bang Colorado nơi 3/4 số cử tri chọn ứng viên Mitt Romney làm Tổng thống Mỹ, đã bỏ phiếu để quyết định về việc liệu có nên giữ trữ lượng dầu và khí đốt của họ rồi thành lập ra một bang mới. Tuy nhiên, chẳng có nhóm nào biến những lời tuyên bố thành thực tế.

Tại California, người dân khu vực nông thôn và thành thị có thể có quan điểm rất khác nhau về vấn đề thuế, chi tiêu, giấy phép sản xuất súng và việc sử dụng đất công. Người dân sống ở những khu vực vắng vẻ của California thường có quan điểm bảo thủ, trong khi đó người dân khu vực thành thị vốn hưởng nhiều thành quả việc làm và sự giàu có thường nghiêng về Đảng Dân chủ.

Người Mỹ có xu thế thường thích sống gần những người có chung quan điểm chính trị với họ, dẫn đến người dân các thành phố lớn theo quan điểm tự do trong khi đó người dân khu vực nông thôn bảo thủ hơn. Quan điểm chia tách bang cũng dựa trên điều này.

Dự thảo về bang New California tách những khu vực nông thôn thành bang thứ 51 của nước Mỹ. Còn theo tỷ phú Tim Draper, bang California quá rộng lớn để có thể quản trị được tốt, chính vì vậy, chia ra các bang nhỏ hơn sẽ phục vụ người dân được tốt hơn, dù vậy ông không hề nói đến chính sách cụ thể hay mục tiêu về thuế.

Tuy nhiên, nếu muốn thay đổi, cản trở không hề ít. Lần gần nhất nước Mỹ chia tách bang diễn ra vào năm 1863, khi đó một phần của bang Virginia trở thành West Virginia. Quyết định chia tách bang sẽ phải cần nhận được sự ủng hộ của người dân và còn phải được lưỡng viện chấp thuận, rồi cần phải được xem xét từ góc độ thủ tục và hiến pháp…Việc chia tách nếu có xảy ra cũng vô cùng khó khăn.

Tags:
10 thói quen tưởng vô hại mà hại không tưởng

10 thói quen tưởng vô hại mà hại không tưởng

Rửa tay bằng nước n.ó.n.g, nhịn xì hơi, bịt mũi khi hắt hơi... tưởng chừng là những thói quen vô hại nhưng thực ra lại rất nguy hiểm.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất