Rất nhiều người đang dùng màng bọc thực phẩm sai cách: Nguy cơ mắc bệnh ung thư rất cao!
Màng bọc thực phẩm đang trở nên rất quen thuộc và phổ biến khi có mặt ở khắp các gia đình, được các bà nội trợ sử dụng rất thường xuyên.
07:00 20/09/2021
Tuy nhiên, đằng sau vẻ hợp vệ sinh và sạch sẽ của những tấm màng bọc thực phẩm lại tiềm ẩn những chất độc nguy hại đến sức khỏe con người. Nếu dùng màng bọc thực phẩm sai cách còn có thể làm tác nhân gây bệnh đặc biệt là ung thư rất cao.
Nguy hiểm rình rập từ màng bọc kém chất lượng
Màng bọc thực phẩm rất tiện dụng trong cuộc sống hàng ngày, vì thế con người ngày càng ỷ lại vào nó. Chỉ cần dùng bọc lên rau, quả, đồ ăn thừa là chúng ta cảm thấy yên tâm. Nhưng nhiều thực sự thì không giống như chúng ta vẫn nghĩ.
Hầu hết các sản phẩm màng bọc thực phẩm ở Việt Nam được làm bằng nhựa PVC và PE. Trong đó PVC là loại nhựa mà trong thành phần của nó có chứa một số chất độc hại rất dễ bị thôi nhiễm trong quá trình bảo quản thực phẩm. Nhựa PE thì an toàn hơn và được sử dụng rộng rãi với ngành thực phẩm.
Màng bọc thực phẩm không hẳn đã an toàn như bạn nghĩ (Ảnh: Internet)
Để chế tạo màng bọc PVC được dai, mềm, trong suốt như như màng bọc nhựa PE thì có nhiều nhà sản xuất đã cho vào đó một số chất tạo dẻo như DEHP (Di-ethylhexyl phthalate) và DEHA (Di-ethylhexyl adipate), và nguy cơ nhiễm độc là từ các chất này. Chúng có thể gây ung thư, hủy hoại thận, phá hủy hệ thống hoóc môn của cơ thể con người. Đối với trẻ em, nguy cơ mắc các bệnh hen suyễn và dị ứng là rất cao.
Những cách sử dụng màng bọc thực phẩm gây nguy hiểm
1.Dùng màng bọc thực phẩm trong lò vi sóng
Tháng 8, 2015, Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Anh đã đưa ra cảnh báo đặc biệt đối với người dân về mức độ nguy hiểm khi hâm nóng thức ăn được bọc bằng màng bọc thực phẩm trong lò vi sóng.
Các bà nội trợ có thói quen sử dụng màng bọc để bảo quản thức ăn, sau đó tiện thể cho vào lò vi sóng để hâm nóng nhằm bảo vệ món ăn khỏi bị khô. Nhưng họ không hề biết hành vi này lại vô cùng nguy hiểm.
Theo các chuyên gia sức khỏe, hóa chất độc hại nhất trong màng bọc thực phẩm là Bisphenol A (BPA), vốn được sử dụng rộng rãi trong sản xuất chất dẻo từ nhựa. Trong cơ thể, chất này gây ảnh hưởng tới hóc-môn estrogen ở nữ giới.
Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cũng đã phát hiện mối liên hệ giữa BPA với bệnh ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt và quá trình dậy thì sớm bất thường.
Dùng màng bọc thực phẩm trong lò vi sóng là vô cùng có hại (Ảnh: Internet)
“Tôi chỉ hâm nóng thức ăn đựng trong các sản phẩm được làm từ thủy tinh hoặc gốm. Mặc dù sử dụng màng bọc thực phẩm để bảo quản thức ăn đã nấu chín trong tủ lạnh nhưng tôi bao giờ cũng bỏ nó ra trước khi hâm nóng thức ăn trong lò vi sóng“.
Đó là ý kiến giáo sư Andrea Gore dược học tại Đại học Austin (Mỹ), người đã nghiên cứu những ảnh hưởng của hóa chất từ nhựa với chức năng sinh sản.
2.Bọc thực phẩm nhiều dầu mỡ
Không nên dùng màng bọc thực phẩm bọc đồ ăn chín, đồ ăn nóng và những thực phẩm chứa dầu mỡ vì sau khi tiếp xúc với những thực phẩm này, thành phần hóa học chứa trong màng bọc sẽ dễ dàng phát huy, thâm nhập vào thực phẩm, gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe.
Ngoài ra, không dùng bọc những thực phẩm ở môi trường acid, kiềm hoặc nhiệt độ cao. Các chất độc hại này thôi nhiễm vào thực phẩm sẽ tác động đến hệ thống nội tiết làm phát triển sớm ở trẻ em gái và ảnh hưởng đến sinh sản ở trẻ em.
3.Bọc màng bọc quá sát vào thực phẩm
Dùng màng bọc thực phẩm sát vào đồ ăn rất dễ bị thôi nhiễm những chất độc hại gây ra tác hại khôn lường cho sức khỏe. Vì thế, nên để thực phẩm trong hộp thủy tinh cao rồi mới bọc bằng màng thực phẩm. Ngoài ra, không dùng bọc những của quả như cà rốt, dưa chuột, đậu đũa vì sẽ khiến hàm lượng vitamin C của những củ, quả này giảm đi nhiều.
Màng bọc quá sát thực phẩm sẽ dễ làm thôi nhiễm chất có hại sang thức ăn (Ảnh: Internet)
4.Để màng bọc ở nơi khô ráo, hợp vệ sinh
Sau khi mua màng bọc thực phẩm về sử dụng cần bảo quản màng bọc ở nơi có nhiệt độ trung bình. Nếu bảo quản ở những nơi có nhiệt độ cao hoặc quá thấp dễ làm màng bọc biến chất và sinh độc tố. Đặc biệt, không sử dụng màng bọc có dấu hiệu nấm mốc, bị sun, có mùi lạ. Nếu vẫn cố tình sử dụng sẽ dễ gây ngộ độc vì mang bọc thực phẩm kém chất lượng.
Cách sử dụng màng bọc đúng cách, an toàn
Nếu vẫn muốn sử dụng màng bọc thực phẩm bảo quản thức ăn, GS.TS Nguyễn Văn Khôi, Trưởng phòng Vật liệu polyme, Viện Hóa học, Viện Hàn lâm KH&CN VN khuyên người dùng cần phân loại màng bọc trước khi sử dụng. Màng bọc PE dùng cho thức ăn đã qua sơ chế. Màng bọc PVC bảo quản thực phẩm chưa qua chế biến, không dùng màng nhôm bọc cho thực phẩm giàu axít.
Nên sử dụng màng bọc PE vì an toàn hơn PVC (Ảnh: Internet)
Việc lựa chọn màng bọc thực phẩm và cách sử dụng đúng cách để bảo quản thực phẩm rất quan trọng trong bảo đảm an toàn thực phẩm.
– Tốt nhất, bạn nên mua màng bọc có thương hiệu đảm bảo uy tín, có giấy chứng nhận chất lượng của các cơ quan quản lý.
– Các nhà nghiên cứu đã chứng minh màng bọc chế tạo từ vật liệu PE an toàn vì ít chất phụ gia hơn từ vật liệu PVC. Cách phân biệt:
Màng PVC: Có màu trắng ngà/hoặc vàng nhạt và ít dai khi kéo dãn; sờ có cảm giác dính tay, khó tách các lớp màng bọc khi chúng tiếp xúc trực tiếp với nhau; khó cháy, chỉ cháy khi đốt trực tiếp bằng lửa và có mùi hắc.
Màng PE: Có màu trắng, trong suốt, dai khi kéo dãn; khi sờ và sản phẩm ít dính tay, dễ dàng tách các lớp màng bọc khi chúng tiếp xúc trực tiếp với nhau; dễ bị đốt cháy bằng lửa và cháy rất nhanh, không tắt và hầu như không tạo ra mùi khi cháy.
– Khi bảo quản đồ ăn cần bọc cách thực phẩm ít nhất là 2,5 cm.
– Bỏ màng bọc ra khi hâm nóng.
– Bảo quản màng bọc ở nhiệt độ phòng. Không dùng những màng bọc đã bị mốc, rúm, để quá lâu và tái sử dụng.
Công bố mới của Moderna về hiệu quả vaccine
Moderna cho biết phân tích mới về thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối của vaccine cho thấy tỷ lệ các ca nhiễm “đột phá” cao hơn ở người được tiêm sớm.