Sắc lệnh di trú: Thắng lợi cho TT Trump nhưng vẫn còn thách thức

Phán quyết của Tối cao Pháp viện cho phép một số phần trong Sắc lệnh di trú của Tổng thống có hiệu lực là một chiến thắng về mặt pháp lý cho chính quyền ông Trump nhưng tác động sẽ ít nghiêm trọng hơn lần đầu.

05:46 28/06/2017

Tối cao Pháp viện cho phép chính phủ cấm công dân từ 6 quốc gia đông dân Hồi giáo Iran, Sudan, Somalia, Libya, Yemen và Syria – “những người không có mối quan hệ thật sự với cá nhân hoặc thực thể nào ở Hoa Kỳ” – vào Mỹ. Phán quyết cho phép những người từ những quốc gia này đã có thẻ xanh hoặc đã có thị thực được nhập cảnh vào Mỹ.

Nếu cá nhân từ những quốc  gia nằm trong lệnh cấm có thân nhân sinh sống tại Hoa Kỳ, hay làm việc cho một công ty Mỹ hoặc được một trường đại học ở Mỹ nhận thì vẫn có thể được cấp thị thực. Nhưng nếu cá nhân đơn thuần xin thị thực nhập cảnh vào Hoa kỳ theo dạng du lịch hay chương trình Xổ số visa (diversity visa) thì sẽ thất bại.

Photo Credit: AP

Tối cao Pháp viện cũng yêu cầu Tổng thống hoàn tất lời hứa xem xét các thủ tục kiểm tra người nhập cảnh. Điều này có nghĩa toàn bộ lệnh cấm sẽ được Tối cao Pháp viện đưa ra xử, dự kiến vào tháng 10 năm nay. “Phán quyết hôm nay sẽ cho phép Hành pháp thực hiện các công việc nội bộ và thông báo đến các chính phủ ngoại quốc trong vòng 90 ngày của sắc lệnh,” Tối cao Pháp viện ghi.

Tối cao Pháp viện đồng ý sẽ nghe hai bên tranh luận vào mùa thu năm nay, phán quyết hôm nay chỉ nhấc bỏ một phần phán quyết ở toà cấp dưới. Điều này có nghĩa có thể phán quyết cuối cùng sẽ lật ngược quyết định hôm nay nếu như bên nguyên chứng minh được Sắc lệnh bất hợp pháp hay vi hiến. Chính phủ đến lúc đó phải đưa ra được lý do hợp lý về việc thực thi lệnh cấm.

Tất nhiên, khó tránh được tranh chấp. Có ý kiến bất đồng cho rằng, lệnh cấm nên được xem xét, cho phép có hiệu lực đầy đủ. Theo Chánh án  Clarence Thomas, Samuel A. Alito Jr. và Neil M. Gorsuch, phán quyết sẽ chứng minh “không khả thi,” vì đặt gánh nặng lên vai các viên chức có nhiệm vụ quyết định liệu những cá nhân từ 6 quốc gia bị ảnh hưởng muốn nhập cảnh vào Mỹ có mối quan hệ thực sự với một cá nhân hoặc thực thể ở Mỹ hay không.

Sắc lệnh di trú đầu tiên của ông Trump đã gây nên tình trạng hỗn loạn. Bộ Ngoại giao tạm thời thu hồi hàng chục ngàn thị thực, và một số người du lịch bị tạm giữ tại phi trường, bị buộc phải quay trở lại nước mình, gây ra nhiều thách thức pháp lý. Tình trạng này sẽ không xảy ra sau phán quyết của Tối cao Pháp viện, sẽ không có ai  sẽ bị chặn lại tại phi trường Mỹ, thay vào đó, nếu không đủ điều kiện, họ sẽ bị từ chối cấp thị thực.

Ở một vài khía cạnh thì phán quyết của Tối cao Pháp viện khôi phục lại tiền lệ lâu dài. “100 năm qua, chưa bao giờ có trường hợp ai đó đơn giản kiện chúng ta vì không xin được thị thực nhập cảnh,” ông Leon Fresco, cựu viên chức về Di trú tại Bộ Tư pháp dưới thời ông Barack Obama cho hay. Tuy nhiên, theo Fresco, phán quyết này cũng gây áp lực cho chính phủ trong việc thẩm định thủ tục kiểm tra, và có thể dẫn đến việc chấm dứt lệnh cấm. Điều này là do chính phủ đưa ra lệnh cấm như một biện pháp tạm thời, nhằm giảm bớt “gánh nặng điều tra” cho các viên chức trong khi họ đánh giá những thông tin về khách du lịch đến Hoa Kỳ.

Lệnh cấm cấp thị thực sẽ kéo dài 90 ngày, lệnh cấm định cư từ Syria sẽ kéo dài 120. Tạm thời, Bộ Nội an yêu cầu các quốc gia nằm bị ảnh hưởng cung cấp thông tin về công dân muốn nhập cảnh vào Hoa Kỳ, sau đó họ xem xét dữ liệu và báo cáo Tổng thống những quốc gia nào không thực hiện đầy đủ.

Ông Trump hồi đầu tháng này đã ký một văn kiện ghi nhớ, cho phép sắc lệnh sẽ có hiệu lực trong vòng 72 tiếng đồng hồ kể từ khi Sắc lệnh được khôi phục hay bãi bỏ.

Quyết định của toà án cấp cao nhất đem lại cho ông Trump niềm tin. “Quyết định của Tối cao Pháp viện ngày hôm nay là một chiến thắng rõ ràng đối với an ninh quốc gia,” ông Trump ghi trong một thông báo. “Quyết định cho phép đình chỉ nhập cảnh du lịch từ 6 quốc gia có dính líu tới khủng bố và đình chỉ chương trình tị nạn để có hiệu quả lớn hơn.”

Tags:
TT Trump đả kích chiến lược của Bộ Tư Pháp về vấn đề sắc lệnh di trú

TT Trump đả kích chiến lược của Bộ Tư Pháp về vấn đề sắc lệnh di trú

Tổng Thống Donald Trump, trong bản tweet gửi ra sáng ngày Thứ Hai, mạnh mẽ đả kích Bộ Tư Pháp thuộc chính phủ do ông lãnh đạo, vì đã kiện lên Tối Cao Pháp Viện đòi phán quyết chấp thuận sắc lệnh di trú thứ nhì do ông ký hồi Tháng Ba, mà theo ông là “giảm nhẹ, có sự khéo léo chính trị (politically correct)”, so với sắc lệnh đầu tiên với những quy định cứng rắn hơn, có tầm mức rộng lớn hơn, và cũng bị tòa án ngăn không cho thi hành.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất