San Francisco sẽ xóa hàng ngàn án cho người phạm tội vì cần sa trước 1975

Thành phố San Francisco sẽ áp dụng hồi tố các luật mới về hợp pháp hóa cần sa đối với các vụ phạm pháp xảy ra trước đây tại California.

05:02 02/02/2018

Văn phòng biện lý San Francisco hôm 31 Tháng Giêng ra thông cáo rằng sẽ xóa bỏ hoặc giảm khinh cho người bị kết án từ trước năm 1975 liên quan đến cần sa, theo tin của báo The Los Angeles Times.

Chánh Biện Lý George Gascón cho biết gần 5,000 vụ án về cần sa tội đại hình sẽ được cứu xét, thu hồi hay tuyên án lại, và hơn 3,000 vụ vi phạm tiểu hình bị kết án trước khi ‘Proposition 64’ (Dự luật 64) được thông qua, sẽ được tha và niêm phong hồ sơ. Việc này sẽ giúp làm sạch hồ sơ can án, từng gây trở ngại cho người mang án khi xin việc làm và tìm nhà ở.

San Francisco có thể là khởi đầu của một phong trào lớn hơn nhằm giải quyết các vụ án trong quá khứ về cần sa, mặc dù chưa rõ có bao nhiều quận hạt khác sẽ làm theo thành phố nổi tiếng là phóng khoáng này.

‘Proposition 64’ hợp thức hóa cần sa, trong đó có khoản cho phép một người có thể sở hữu hay mua lượng cần sa tối đa là 1 ounce, cũng như cho trồng sáu cây cần sa để cho cá nhân sử dụng. Luật này cũng cho phép những người bị kết án sở hữu cần sa được xin tòa xóa án nếu cảm thấy họ không gây nguy hiểm cho sự an toàn công cộng.

Họ cũng có thể xin giảm từ tội tiểu hình xuống tội cảnh cáo, bao gồm cả người từ 18 tuổi trở lên khi sở hữu hơn một ounce cần sa.

“Mặc dù chính sách về ma túy ở cấp liên bang đang đi giật lùi, San Francisco lại một lần nữa dẫn đầu để khôi phục lại những thiệt hại mà cuộc chiến ma túy đã để lại nặng nề đối với đất nước chúng ta và các cộng đồng da màu nói riêng. Cách đây rất lâu, chúng ta đã mất khả năng phân biệt giữa sự nguy hiểm và sự phiền toái, và nó đã phá vỡ túi tiền, vẻ đẹp của cộng đồng chúng ta, và khi ấy chúng ta cũng chẳng được an toàn hơn,” ông Gascón được trích lời nói.

Cần sa. (Hình minh họa: Medical Marijuana ProCon.org)

Khoảng 75% người dân San Francisco đã bỏ phiếu để hợp pháp hoá cần sa, mức cao nhất trong số 58 quận hạt của California. Tuy nhiên, chỉ có 23 quận thỉnh nguyện xin giảm, sa thải hoặc xóa án theo ‘Proposition 64’ trong năm qua. Hiện nay không có truy tố nào về cần sa, cũng theo văn phòng biện lý.

Tính đến Tháng Chín 2017, có 4,885 người dân California đưa kiến nghị xin tòa xoá hoặc phân loại lại các vụ án về cần sa, nhưng nhiều người không biết quá trình này, có thể là khó khăn, theo tổ chức ủng hộ ‘Proposition 64’ là Drug Policy Alliance.

“Vì vậy, thay vì chờ đợi cộng đồng hành động, chúng tôi hành động cho cộng đồng,” ông Gascón được trích lời.

Thông báo của ông Gascón gây cộng hưởng đặc biệt tại quận Castro của thành phố, một trung tâm của nỗ lực để hợp pháp hóa cần sa với mục đích y tế ở California. Một trong những người ủng hộ lớn nhất về cần sa y tế, ông Dennis Peron, qua đời hôm Thứ Bảy, được coi là một nhân vật chính trong việc thúc đẩy việc sử dụng cần sa cho bệnh nhân AIDS.

“Tôi hoàn toàn ủng hộ điều đó. Nếu bây giờ không còn coi là phạm pháp, thì tiếp tục kỳ thị mọi người là ý nghĩa gì?” ông Paul Greenbaum, 72 tuổi, được trích lời nói về sự xóa án tự động sau khi ông bước ra khỏi Apothecarium, một cơ sở bán cần sa y tế và giải trí ở Castro.

Ông Greenbaum nói rằng ông thường xuyên hút cần sa kể từ khi ông chuyển đến San Francisco lúc 30 tuổi.

Thượng Nghị Sĩ Scott Wiener (Đảng Dân Chủ-San Francisco) cho biết San Francisco thực hiện bước này có ý nghĩa lịch sử.

“Thành phố Castro bị ảnh hưởng sâu sắc bởi dịch AIDS, rất nhiều người đã bị bệnh và chết, và cần sa y tế là sự sống cho nhiều người sống với bệnh AIDS – một cách để mọi người giúp đỡ người bị tác dụng phụ của thuốc, để giúp đỡ khi buồn nôn, giúp ăn ngon miệng hơn,” cũng theo lời thượng nghị sĩ.

Một số người khác lưu ý rằng hành động của văn phòng biện lý có thể giúp những người bị tiền án về cần sa cải thiện cuộc sống của họ.

Tags:
Thanh niên Việt kể về cuộc sống địa ngục tại trang trại cần sa Anh

Thanh niên Việt kể về cuộc sống địa ngục tại trang trại cần sa Anh

Là nạn nhân của băng đảng buôn người, một thanh niên Việt Nam trải qua 5 năm làm nô lệ trong các trang trại cần sa ở Anh.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất