Sau nhiều năm được nhận nuôi tạm thời, 7 anh chị em ruột đã được sống cùng nhau

Một gia đình ba người ở Georgia đã trở thành gia đình có tới mười thành viên khi họ nhận nuôi bảy đứa trẻ đều là anh chị em ruột. Đó đều là những đứa trẻ đã sống nhờ chương trình foster-care (chương trình bảo trợ tạm thời cho những trẻ em, thiếu niên mồ côi)

05:00 13/05/2017

Josh và Jessaka Clark bây giờ không chỉ là cha mẹ của Noah, đứa con trai ruột 3 tuổi, mà còn là cha mẹ của Maria, 14 tuổi, Elizabet, 11 tuổi, Guillermo, 10 tuổi, Jason, 8 tuổi, Kristina, 7 tuổi, Katerin, 7 tuổi và Gia-cơ, 5 tuổi.

"Điều này đem đến cho tôi thật nhiều cảm xúc", Jessaka Clark, 25 tuổi, nói với ABC News về lễ nhận con nuôi hôm thứ ba. "Thành thật mà nói, việc nhận nuôi này vẫn còn khá lạ lẫm với tôi."

Gia đình hạnh phúc của vợ chồng Clarks

7 anh chị em, được Clarks gọi là "siêu bảy", đã bước vào cuộc sống gia đình vào tháng 4 năm 2016 dưới hình thức là những đứa trẻ được nhận nuôi tạm thời.

Clark cho biết cô và chồng đều có ý muốn nhận con nuôi khi họ kết hôn cách đây 5 năm. Hơn hai năm sau khi sinh Noah, chồng cô nhận được cú điện thoại từ người quản lý về trường hợp nhận nuôi cả bảy anh chị em.

"Josh ngắt điện thoại và nói, 'Em nghĩ gì về bảy đứa trẻ?' Và tôi nói, 'Một cậu bé 7 tuổi?', 'Không, bảy đứa trẻ'," Clark nhớ lại. "Chúng tôi cầu nguyện suốt đêm đó rồi tỉnh dậy và nói với nhau rằng: 'Nếu không phải chúng ta, ai sẽ chăm sóc lũ nhỏ ?"

Các anh chị em "siêu bảy", những đứa bé trước đây sống trong nhà chung của chương trình chăm sóc trẻ mồ côi, đã chuyển đến căn nhà có ba phòng ngủ của gia đình Clark vào tháng tám năm 2016.

Clark cho biết: "Phần khó nhất để quen với thực tế là có con ở tuổi đi học.Tôi nhớ lần đầu tiên khi lũ trẻ trở về nhà với bài tập ở trường và tôi phải tìm ra cách giúp cả 6 anh chị em hoàn thành bài tập của chúng"

Vợ chồng Clarks đã nhìn thấy quãng thời gian vất vả mà lũ trẻ phải trải qua, đặc biệt là những đứa lớn tuổi hơn, những đứa bé mà Clark nói rằng luôn lo lắng ngôi nhà hiện tại sẽ không phải mái ấm mãi mãi của chúng.

"Những đứa trẻ hiện rất vui mừng và biết được rằng chúng đang được yêu thương. Chúng tôi đã nhìn thấy sự thay đổi lần lượt trong hành vi của mỗi đứa nhỏ."

Những đứa trẻ trong gia đình Clarks hiện đang rất hạnh phúc

Người phát ngôn của Phòng Dịch vụ Gia đình và Trẻ em Georgia, cơ quan nhà nước đại diện cho trẻ em trong quá trình nhận nuôi, cho biết việc ở cùng một gia đình sẽ giúp những đứa nhỏ có khả năng ở đó dài lâu và thậm chí là mãi mãi.

"Clarks là một cặp vợ chồng đặc biệt, những người hiểu tầm quan trọng của việc anh chị em ruột phải được sống cùng nhau và họ đã cam kết làm điều này ngay từ đầu", Susan Boatwright nói trong một bản tuyên bố với ABC News.

"Tháng này, khi chúng ta kỷ niệm Ngày chăm sóc nuôi dưỡng quốc gia, chúng tôi tôn vinh các gia đình như Clarks, những người mở lòng để trao đi tình thương yêu cho trẻ em mồ côi. Chúng tôi hy vọng những người khác sẽ được truyền cảm hứng để làm như vậy."

Clark, một người nội trợ ở nhà và chồng cô, người đang làm việc trong bộ phận tài chính của một đại lý xe máy địa phương, đã được bạn bè và cộng đồng giúp đỡ. Họ đã nhận được gần như mọi thứ họ cần để đưa đón cả bảy đứa con.

Họ mong muốn sẽ chuyển đến một ngôi nhà lớn hơn bởi vì thậm chí với cả tám đứa trẻ khác, vợ chồng Clarks hy vọng sẽ có điều kiện lại được chăm sóc chúng.

"Vợ chồng tôi nhìn thấy có khoảng 13.000 trẻ em được chăm sóc nuôi dưỡng tại Georgia và khoảng 1.200 đứa nhỏ đang chờ được nhận làm con nuôi", Clark nói. "Chúng tôi không thể nào đóng cửa từ chối khi có những đứa nhỏ ở ngoài kia."

Ngọc Ánh/Yahoo
Vì sao trẻ em Mỹ thường hạnh phúc và năng động hơn trẻ em ở các nước khác?

Vì sao trẻ em Mỹ thường hạnh phúc và năng động hơn trẻ em ở các nước khác?

Thân thiện hơn, giao tiếp xã hội tốt hơn, có xu hướng hạnh phúc hơn – đây là những từ miêu tả tốt nhất những đứa trẻ được sinh ra ở Mỹ, so với những đứa trẻ ở những đất nước khác trên thế giới.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất