Sheryl Sandberg: Làm thế nào để giúp trẻ hồi phục, ngay cả sau những mất mát

Sau cái chết của chồng, tôi đã bắt đầu học mọi thứ, về những gì tôi có thể làm để giúp bọn trẻ kiên trì vượt qua nghịch cảnh này.

20:00 25/04/2017

Hai năm trước, trong khi tôi và chồng tôi, Dave đang đi nghỉ mát thì anh đột ngột qua đời vì chứng loạn nhịp tim. Chỉ trong tích tắc, cuộc sống của tôi gần như đảo lộn hoàn toàn.

Bay về nhà và phải tự mình thông báo với đứa con gái 7 tuổi và con trai 10 tuổi của tôi rằng bố của chúng đã mất là ký ức kinh khủng nhất trong cuộc đời tôi. Trong chuyến đi không thể tin nổi này, một người bạn đã khuyên tôi rằng đừng khiến bọn trẻ buồn thêm, cô ấy nói, điều quan trọng nhất là tôi nên nói với chúng rằng tôi yêu chúng đến mức nào và chúng không cô đơn.

Trong ký ức mờ ảo của những ngày khó khăn sau đó, tôi cố gắng làm như những gì cô bạn đã hướng dẫn. Nỗi sợ hãi lớn nhất của tôi lúc đó là hạnh phúc của các con có thể sẽ bị phá hủy bởi mất mát quá lớn này. Tôi nghĩ mình cần tìm hiểu để biết mình có thể làm được gì cho chúng.

Tôi nói chuyện với một người bạn, Adam Grant, một nhà tâm lý học và là giáo sư nghiên cứu cách giúp mọi người tìm thấy động lực và ý nghĩa cuộc sống. Chúng tôi cùng nhau bắt đầu học tất cả những gì có thể làm được để giúp trẻ em kiên nhẫn vượt qua nghịch cảnh.

Là cha mẹ, thầy cô hay thậm chí là những người trông trẻ, tất cả chúng ta đều muốn nuôi dạy những đứa trẻ trưởng thành thật kiên cường, tự mình vượt qua những chướng ngại lớn nhỏ trong cuộc sống.

Có khả năng hồi phục tốt sẽ giúp trẻ có sức khỏe tốt hơn, hạnh phúc hơn và thậm chí là thành công hơn. Tin tốt là khả năng phục hồi không phải là một đặc điểm tính cách cố định, chúng ta có thể giúp trẻ hình thành nên đặc tính này.

Mỗi đứa trẻ đều phải đối mặt với thách thức, khó khăn riêng, đó như là một phần không thể thiếu trong quá trình trưởng thành: quên thoại trong một vở kịch ở trường, thi trượt, thua một trấn đấu lớn, đánh mất một tình bạn, thậm chí có thể có nhiều khó khăn còn nghiêm trọng hơn gấp bội.

Cứ 10 trẻ thì có 2 trẻ sống trong nghèo đói ở Hoa Kỳ, hơn 2.5  triệu trẻ em có cha mẹ ở tù, bị bệnh nặng, bỏ bê, lạm dụng con cái hoặc vô gia cư.

Chúng ta đều biết, tổn thương gây ra từ những việc này có thể kéo dài suốt đời trẻ. Những tác động cực đoan và sự thiếu thốn có thể cản trở sự phát triển trí tuệ, xã hội, cả tình cảm và học vấn của một đứa trẻ. Là một xã hội, chúng ta nợ những đứa trẻ này sự hỗ trợ để giúp chúng cảm thấy an toàn và cơ hội tìm ra con đường tốt hơn ở phía trước.

Chúng ta có thể bắt đầu bằng cách cho trẻ thấy rằng chúng rất quan trọng, hãy cho chúng niềm tin rằng mọi người đang chú ý, quan tâm và tin tưởng chúng.

Đây được xem là câu trả lời quan trọng cho câu hỏi, tại sao tất cả trẻ em đều thắc mắc về vị trí của chúng trên thế giới từ những ngày mới tập đi hay cả đến khi chúng trưởng thành: Mình có đang tạo ra sự khác biệt với mọi người không?

Khi câu trả lời là không, chúng sẽ cảm thấy bị từ chối và trở nên đơn độc, chúng dễ bị tổn thương hơn ("tự tổn thương chính mình cũng chẳng sao cả, vì có ai để tâm đâu") và các hành vi chống đối xã hội ("có thể mình đã làm điều gì đó xấu, nhưng ít nhất điều đó khiến mọi người chú ý đến mình").

Cách đây không lâu, một người bạn đón con trai từ trại hè về và thấy cậu bé rất và tự hào khoe rằng cậu vừa hoàn thành chú robot sau 2 ngày dài lắp ghép.

Thế nhưng sáng hôm sau, cậu bé quay trở lại tìm con robot thì thấy nó đã bị phá hủy, những kẻ bắt nạt chỉ trỏ cậu và nói cậu là đồ bỏ đi. Sau hôm đó, mẹ cậu buồn lòng khi thấy cậu chìm trong lo âu và trầm cảm. Mẹ của cậu nhớ lại: "Ngay cả khi trở lại trường học vào mùa thu, thằng bé cũng lọt thỏm trong chiếc áo hodies, ngồi lùi lại phía sau và chìm trong thế giới của chính mình"

Bọn trẻ ở độ tuổi thanh thiếu niên cảm thấy rằng chúng quan trọng, ít bị trầm cảm hơn, có lòng tự trọng và thường không suy nghĩ đến việc tự sát. Họ ít khi chống đối lại gia đình và tham gia vào các hành vi nổi loạn, bất hợp pháp. Và khi họ học lên đại học, họ sẽ có suy nghĩ chín chắn hơn nữa.

Là cha mẹ, đôi khi chúng ta sẽ cảm thấy bất lực vì không thể nào giải quyết được vấn đề của con mình. Trong trường hợp đó, chúng ta có thể tìm sự hỗ trợ bằng cách "đồng hành" cùng con, đi cùng con và lắng nghe những vấn đề của chúng. 

Adam đã nói với tôi về các chương trình dựa trên thực tiễn tại Đại học Bang Arizona để giúp đỡ các gia đình đối phó với việc con trẻ mất cha mẹ hoặc cha mẹ ly hôn.

Các chương trình này dạy cha mẹ cách tạo lập và duy trì mối quan hệ vừa ấm áp vừa mạnh mẽ, cách giao tiếp cởi mở với trẻ và cách sử dụng kỷ luật hiệu quả, tránh làm trẻ  trầm cảm và giúp con phát triển kỹ năng cùng chiến lược đối phó.

Nếu gia đình tham gia vào các chương trình này từ 10 đến 12 buổi, thì trong sáu năm tiếp theo, trẻ em sẽ có ít vấn đề về tinh thần và hầu như không lạm dụng chất gây nghiện, học cao hơn và đối mặt với căng thẳng tốt hơn.

Một buổi chiều, tôi cùng các con ngồi viết một bản "những quy tắc trong gia đình" để nhắc nhở chúng ta cần đối phó những vấn đề như thế nào.

Chúng tôi đã cùng nhất quán với nhau rằng, có thể khóc thoải mái khi buồn hay gặp chuyện khó khăn, nhưng sau đó hãy mỉm cười và tiếp tục hạnh phúc. Hãy cho phép bản thân được tức giận và ghen tỵ với những người vẫn còn có bố.

Hãy nói ngay quan điểm của mình với bất kỳ ai nếu không muốn tiếp tục câu chuyện và hãy mạnh dạn yêu cầu sự giúp đỡ nếu cần. Chúng tôi ghi lại những điều này bằng bút màu và treo chúng ở hành lang để có thể nhìn thấy mỗi ngày.

Nó sẽ nhắc nhở chúng tôi rằng, chúng tôi sẽ có lúc gặp vấn đề về cảm xúc, nhưng chúng tôi không cô đơn.

Có một thói quen truyền thống thú vị mà tôi và Dave đã tạo ra trong mỗi bữa ăn tối với lũ trẻ, là mỗi người sẽ lần lượt chia sẻ những khoảnh khắc tốt nhất và xấu nhất trong ngày.

Hãy cho trẻ thấy rằng chúng đang được chúng ta dồn hết sự quan tâm, điều mà các bậc cha mẹ biết là quan trọng nhưng thường không làm được, và đây là một bước quan trong để hình thành nên sự kiên cường ở chúng.

Bây giờ, ba chúng tôi vẫn tiếp tục truyền thống này, và khi chúng tôi chia sẻ những điều này cho nhau, chúng tôi đã biết ơn khi nhận ra rằng, dù đã có rất nhiều mất mát, nhưng cuộc sống này vẫn còn quá nhiều thứ ý nghĩa khác.

Tiếp tục câu chuyện của con trai bạn tôi, cậu bé có con robot bị hủy, một bước ngoặt lớn đã đến khi một trong những giáo viên của cậu liên lạc để tìm cách giúp đỡ khi thấy những bất thường ở cậu. Vị giáo viên tốt bụng này đã dành thời gian cho cậu nhiều hơn vào mỗi tuần, cô ấy khuyến khích cậu nên kết bạn nhiều hơn và luôn theo sát, chăm sóc cho cậu bé.

Cô ấy đã giúp cậu bé được quan tâm và kết bạn ở trường. "Giống như ánh mặt trời vừa chiếu sáng nhà chúng tôi vậy" mẹ cậu bé vui mừng chia sẻ.

Con tôi vẫn còn quá trẻ khi mất cha, tôi sợ rằng những kỷ niệm về cha chúng sẽ dần biến mất, nghĩ đến điều đó khiến trái tim tôi như vỡ vụn. Adam và tôi cũng học được rằng nói về quá khứ có thể tăng khả năng phục hồi ở trẻ.

Khi trẻ lớn lên với sự hiểu biết sâu sắc về lịch sử gia đình, nơi ông bà lớn lên hay thời thơ ấu của cha mẹ họ như thế nào, họ sẽ có ý thức và kỹ năng đối phó tốt hơn với những vấn đề thuộc về gia đình.

Jamie Pennebaker, nhà tâm lý học tại Đại học Texas, nhận thấy rằng việc nói ra những ký ức đau buồn có thể gây khó chịu trong thời điểm đó, nhưng sẽ là liều thuốc tinh thần, thậm chí cả sức khỏe cơ thể về sau.

Để lưu giữ những kỉ niệm về Dave, tôi đã tìm kiếm hình ảnh, video và những câu chuyện về anh ấy từ hàng chục người thân cũng như bạn bè đồng nghiệp khác của anh. Tôi còn thu âm lại khi các con chia sẻ những câu chuyện của chúng với Dave, để khi chúng lớn, chúng sẽ biết những kỉ niệm này thực sự thuộc về chúng.

Trong Lễ Tạ ơn hôm qua, con gái tôi gần như quẫn trí, khi tôi cố gắng để con bé mở mắt ra, nó nói: "Con sắp quên bố mất vì lâu lắm rồi con không được gặp bố". Chúng tôi đã cùng nhau xem lại video con bé nói về anh ấy, và con bé đã thoải mái hơn nhiều.

Cởi mở khi nói về những kỉ niệm, không chỉ là những kỉ niệm tích cực mà thậm chí là cả những khó khăn có thể giúp trẻ em hiểu được quá khứ để vượt lên những thách thức trong tương lai. Quan trọng hơn, cách gia đình bên nhau cùng đi qua những hạnh phúc, những sóng gió sẽ cho trẻ thấy rằng chúng được gắn kết với một thứ gì đó lớn lao hơn cả chính bản thân mình. 

Một người bạn của tôi mất mẹ khi còn nhỏ, cô ấy nói rằng theo thời gian, mẹ cô ấy dường như không còn tồn tại nữa. Mọi người sợ nói chuyện về bà ấy. Hy vọng của tôi là giữ trọn vẹn những ký ức về Dave, như vốn dĩ những gì ở anh ấy: yêu thương, hào phóng, tỏa sáng và hài hước, cả vụng về nữa, anh ấy cứ đánh vỡ đồ liên tục.

Bây giờ, mỗi khi không khí gia đình trở nên căng thẳng, con trai tôi lại luôn giữ được bình tĩnh và tôi đã nói "Con giống y như bố con vậy". Hoặc khi con gái tôi đứng lên bênh vực một bạn học đang bị bắt nạt, tôi cũng nói với con "Con cũng giống y như bố con". Và khi một trong hai đứa đánh vỡ ly, tôi cũng nói vậy.

Theo Nytimes
Trẻ em Mỹ nhăn mặt, lắc đầu, lè lưỡi khi ăn món Việt

Trẻ em Mỹ nhăn mặt, lắc đầu, lè lưỡi khi ăn món Việt

Các bé được thử nhiều món đặc sản Việt Nam, như phở, bánh xèo… nhưng có lẽ trải nghiệm ‘khủng khiếp’ nhất với các em là nước mắm.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất