Siêu bão 700 năm mới có một lần gây kinh hoàng cho nước Mỹ, nguyên nhân đến từ con người?

Các chuyên gia khí hậu cho biết, đây là cơn bão mạnh không kém gì các siêu bão từng tấn công nước Mỹ trước đó.

07:30 13/06/2017

Siêu bão Sandy bao trumg . Ảnh mashable.com.
Siêu bão Sandy bao trumg . Ảnh mashable.com.

Mặc dù mối liên hệ giữa cường độ các cơn bão và vấn để biến đổi khí hậu vẫn chưa thể được nghiên cứu một cách thấu đáo và là vấn đề gây tranh luận giữa các chuyên gia, nhà khoa học (xem thêm tại đây).

Thế nhưng, có một sự thật là các cơn bão có cường độ mạnh và diễn biến thất thường với tần số ngày càng lớn trong vòng 100 năm qua đang ngày càng xuất hiện nhiều hơn.

Hơn nữa, biến đổi khí hậu cũng đang ngày càng tác động rõ nét và sâu sắc hơn trên phạm vị toàn thế giới, chính điều này khiến chúng ta mơ hồ thấy được mối liên quan giữa chúng.

Nhà khoa học cao cấp tại Viện Goddard về Nghiên cứu Không gian của NASA (Goddard Institute for Space Studies), Timothy Hall – người đã nghiên cứu về cơn bão này cho hay đây là cơn bão chỉ 700 năm mới xuất hiện 1 lần:

“Hình dáng quỹ đạo của bão Sandy rất dị thường và cực kỳ hiếm gặp, chúng chỉ xuất hiện 1 lần trong vòng 700 năm”, nghĩa là xác suất xuất hiện của một cơn bão tương tự trong 1 năm nào đó chỉ rơi vào khoảng 0,14%!

22 tháng 10 năm 2012 Tan: 31 tháng 10 năm 2012

Nhưng ông cũng nói rằng điều đó không có nghĩa là chúng ta không phải lo lắng vì xác suất xảy ra quá thấp như vậy.

Trong khoảng 100 năm gần đây, Trung tâm dự báo Bão quốc gia Mỹ cho biết, cơn bão Sandy chính là cơn bão mạnh nhất tấn công nước Mỹ, vậy các chuyên gia nói gì về cơn bão đáng sợ này, liệu có một mối liên hệ giữa nó và sự biến đổi khí hậu?

Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này cùng các chuyên gia nghiên cứu thời tiết cùng những ý kiến, nhận định của họ để hiểu rõ hơn về siêu bão đã tàn phá gần một nửa các tiểu bang (22 trên tổng số 50 tiểu bang của Mỹ) và gây ra tổn thất lên tới 20,4 tỷ USD.

Siêu bão Sandy và những kỷ lục

Được đánh giá là cơn bão mạnh nhất từng tấn công vào Mỹ trong thời gian gần đây, siêu bão Sandy là một cơn bão lớn thất thường với sức hủy diệt đáng sợ vượt qua cả hệ thống đê biển hàng trăm năm tuổi của Mỹ để vào sâu đất liền.

Phá vỡ các kỷ lục về lượng mưa, khí áp hay sức phá hủy của các cơn bão trước đó, lũ lụt do nó gây ra ảnh hưởng rộng khắp 22 tiểu bang của Mỹ cũng như tàn phá nhiều nơi khác như Nam Mỹ và các hòn đảo ngoài khơi như Jamaica, Bahamas…

Cơ quan khí tượng quốc gia Mỹ cho biết, cơn bão Sandy đã khiến nước biển dâng cao kỷ lục lên tới 4,2 mét ở khu vực Manhattan.

Siêu bão này gây thiệt hại tới hệ thống giao thông (được đánh giá là cơn bão hây thiệt hại hệ thống đường tàu điện ngầm nặng nề nhất trong 108 năm gần đây của Mỹ), gây ngập nhà máy điện hạt nhân ở New Jersey hay làm phát nổ nhà máy điện Con Edison ở New York khiến hệ thống điện bị tê liệt.

Bão Sandy phá vỡ kỷ lục về lượng mưa của các cơn bão mạnh trước đó. Ảnh: Burdreport.ca
Bão Sandy phá vỡ kỷ lục về lượng mưa của các cơn bão mạnh trước đó. Ảnh: Burdreport.ca

Cả thành phố New York tối om sau khi siêu bão đi qua, thành phố vốn tràn ngập ánh đèn điện và hoạt động nhộn nhịp nhất thế giới giờ đây cũng nín thở chờ đợi siêu bão đi qua.

Bên cạnh đó, kinh tế nước Mỹ cũng bị tác động nặng nề vì mất điện, phá hủy cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, Sở giao dịch chứng khoán phải đóng cửa…

Thiệt hại mà siêu bão này gây ra khiến nó được xếp vào hàng những cơn bão có sức phá hủy mạnh nhất, chẳng kém gì cơn bão Katrina năm 2005.

Tuy không thiệt hại về người nặng như các cơn bão khác như bão Haiyan, khiến hơn 6.000 người Philippines thiệt mạng (chưa kể những quốc gia khác) nhờ sự ứng phó, dự báo, tổ chức và sơ tán người dân kịp thời của cơ quan khí tượng Mỹ.

Con số người chết đã giảm xuống là 50 người chết và 1 người mất tích. Nếu tính cả 7 quốc gia trước đó mà cơn bão đi qua thì con số này là 119 người chết.

Nhưng sự kiện này cũng gióng lên hồi chuông cảnh báo cho con người, đã đến lúc chúng ta cần ngồi lại để thảo luận nghiêm túc về sự biến đổi khí hậu.

Minh chứng rõ nét rằng mọi người đã bắt đầu thật sự xem xét nó một cách nghiêm túc là việc Tổng thống Obama nhận được sự ủng hộ của rất nhiều người thay vì Mitt Romney vì sự quan tâm của Obama tới vấn đề môi trường khí hậu.

Chuyên gia nói gì về cơn bão Sandy?

Không cần phải là chuyên gia nghiên cứu về biến đổi khí hậu hay các cơn bão nhưng thống đốc New York, Andrew Cuamo nhận định rằng hàng loạt các sự cố thời tiết khắc nghiệt gần đây có quan hệ với sự thay đổi của cơ cấu thời tiết.

Bão Sandy nhấn chìm cả . Ảnh Climate Central.
Bão Sandy nhấn chìm cả . Ảnh Climate Central.

Còn nhà nghiên cứu sinh thái học Jonathan Foley hiện là giám đốc Viện Nghiên Cứu Môi Trường Đại Học Minnesota (Mỹ) thì tỏ ra thận trọng hơn khi cho rằng chưa thể khẳng định được mối liên hệ giữa bão Sandy và biến đổi khí hậu dù thừa nhận nó là một phần của biến đổi khí hậu.

Ông cho rằng đây là một cơn bão vô cùng phức tạp, trộn lẫn tính chất của nhiều cơn bão khác và rất hiếm gặp.

Giống như nhiều chuyên gia khác, ông cho hay sự phát sinh của cơn bão này có thể chỉ là một sự trùng hợp không may và ít liên quan tới biến đổi khí hậu. Nhiệt độ ấm lên của đại dương chỉ mang đến nhiều độ ẩm và hơi nước giúp cơn bão mạnh hơn.

Thêm vào đó, cường độ của cơn bão còn được gia tăng bởi sự kết hợp nhiều nhân tố khác như ngày trăng tròn khiến thủy triều dâng cao 20% so với bình thường.

Điều này cũng giống như biến đổi khí hậu đóng vai trò “thêm dầu vào lửa” vậy!

Bão Sandy phá hủy hệ thống giao thông tàu điện ngầm . Ảnh WordPress.com
Bão Sandy phá hủy hệ thống giao thông tàu điện ngầm . Ảnh WordPress.com

Một bài viết trên tạp chí Nature Climate Changepredicted với tựa đề: “Hurricane Sandy: A Glimpse at New York’s Scary Future” (tạm dịch: Bão Sandy: Một cái nhìn lướt qua về tương lai đáng sợ của New York) dự đoán rằng:

Những cơn bão nhiệt đới xuất hiện với chu kỳ 500 năm có thể sẽ xảy ra mỗi 240 hay thậm chí 50 năm, giống như việc xuất hiện của cơn bão tương tự Sandy trong tương lai có thể sẽ sớm hơn dự đoán rất nhiều.

Truyền thông gọi siêu bão Sandy là bão frankenstorm. Ảnh Gawker.
Truyền thông gọi siêu bão Sandy là bão frankenstorm. Ảnh Gawker.

Nghiên cứu của ông công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Địa vật lý (Geophysical Research Letters) đã giả thuyết về một hệ thống “trạng thái tĩnh” (steady state) mà trong đó khí hậu không thay đổi để từ đó xác định mức độ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới các cơn bão.

Từ đó xác định sự thay đổi của quỹ đạo các cơn bão như Sandy sẽ như thế nào khi Trái Đất ấm lên.

Vốn mà việc tại Ban Vật lý và Toán học ứng dụng (Deptartment of Applied Physics and Applied Mathematics) của Đại học Columbia với vai trò trợ lý giáo sư và chuyên nghiên cứu vấn đề động lực học khí quyển và đại dương hay địa vật lý học.

Hall cùng cộng sự của mình là nhà toán học Adam Sobel từ Đại học Columbia (Mỹ) đã sử dụng một mô hình để phát sinh một cơn bão lốc xoáy nhiệt đới nhân tạo để hiểu rõ nguyên nhân, sự hình thành và tại sao cơn bão này lại mang sức hủy diệt lớn như vậy.

Hall cho biết: ” Những cơn gió mạnh được duy trì đều đặn hướng trực tiếp về phía bờ biển đã mang theo hơi nước và làm cơn bão mạnh hơn”.

Nghiên cứu của ông cũng liên quan tới mực nước biển dâng cao do băng tan và sự ấm lên của bề mặt đại dương đã khiến hơi nước bốc lên nhiều hơn và giúp gia tăng sức mạnh cho cơn bão từ 5 tới 10%..

Đó cũng là lý do cơn bão Sandy lại có thể phá vỡ kỷ lục lượng mưa của các cơn bão trước đó hay gây ngập úng trên một khu vực dài hơn 1.290 km.

Trung tâm Thời tiết (Climate Central) của Mỹ còn khẳng định sự ấm lên toàn cầu đã làm cho cơn bão Sandy càng trở nên tồi tệ hơn.

Nhà khí hậu học Kevin Trenberth hiện đang làm việc tại Trung tâm nghiên cứu khí hậu quốc gia Mỹ cho biết những nguyên nhân chính khiến cơn bão Sandy có sức công phá hủy diệt dưới góc nhìn khoa học.

Qua những nghiên cứu và các bài viết chuyên sâu như “How To Relate Climate Extremes to Climate Change” (Mối liên hệ giữa sự biến đổi khắc nghiệt của thời tiết và biến đổi khí hậu) hay “Hurricane Sandy Mixes Super-Storm Conditions With Climate Change” (Bão Sandy là sự pha trộn của nhiều điều kiện siêu bão và biến đổi khí hậu).

Mike Nelson phỏng vấn Kevin Trenberth về vấn đề ảnh hưởng của cơn bão. Ảnh Star Tribune.
Mike Nelson phỏng vấn Kevin Trenberth về vấn đề ảnh hưởng của cơn bão. Ảnh Star Tribune.

Ông nêu ra một số nguyên nhân lý giải cho sức mạnh hủy diệt mà cơn bão này đã gây ra cho nước Mỹ:

– Mực nước biển tăng cao, nghiên cứu cho thấy mực nước biển ở khu vực bờ biển Đại Tây Dương xung quanh nước Mỹ đã dâng cao hơn gấp 4 lần, nhất là ở khu vực biển gần New York, Norfolk và Boston.

– Nhiệt độ bề mặt nước biển tăng lên (sea surface temperatures) mà chủ yếu do hoạt động của con người, điều này làm tăng lượng hơi nước bốc hơi vào không khí và làm tăng độ ẩm không khí khiến cơn bão mạnh lên.

Như vậy, con người cũng là một phần tác nhân khiến cho cơn bão này mạnh hơn.

Nhà ngôn ngữ học George Lakoff’trong bài viết “Global Warming Systemically Caused Hurricane Sandy” (Tạm dịch: Sự ấm lên toàn cầu là căn nguyên của cơn bão Sandy” còn khẳng định một cách ví von:

“Giống như hút thuốc có thể gây ra ưng thư phổi, virus HIV là nguyên nhân gây ra bệnh AIDS, bạn không thể bị AIDS nếu không bị nhiễm HIV cũng giống như không thể có các cơn bão như Sandy nếu không có sự ấm lên toàn cầu”.

Nghiên cứu của Charles Greene tại Đại học Cornell (Mỹ) và các nhà khoa học thời tiết chỉ ra rằng lượng băng ở Bắc Cực tan càng nhiều vào mùa hè (do sự ấm lên toàn cầu) thì hiện tượng Dao động phía Bắc Đại Tây Dương càng mang giá trị âm suốt mùa thu và đông.

Giá trị âm này đồng nghĩa với việc các dòng chảy (Jet Stream) ở biển sẽ lớn hơn dọc theo bờ biển Canada và Mỹ và khiến cơn bão mạnh hơn.

Nhà nghiên cứu James Hansen làm việc tại Viện Goddard về Nghiên cứu Không gian của NASA thậm chí còn đổ lỗi cho các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt là do biến đổi khí hậu, ông đã tới Nga để viết về sự tăng cao bất thường của nhiệt độ năm 2010 hay hạn hán ở Texas và Oklahoma năm 2011.

Những nghiên cứu của ông đều cho thấy chính con người đang khiến cho môi trường sống của mình bị tác động tiêu cực và đến lượt mình, nó quay lại và khiến cho chính chúng ta phải hứng chịu hậu quả.

Giới truyền thông còn ví sự đáng sợ của cơn bão Sandy như nhân vật Frankenstein thường xuất hiện trong các lễ hội Halloween và gọi cơn bão này là “Frankenstorm”.

Sâu xa hơn, liệu rằng nhân vật giả tưởng hư cấu này có giống như cơn bão mang lại ác mộng cho con người, cũng là sản phẩm của chính con người.

soha.vn

Tags:
Malaysia tạm giam một phụ nữ Việt tấn công tài xế Uber

Malaysia tạm giam một phụ nữ Việt tấn công tài xế Uber

Bốn người, trong đó có một phụ nữ người Việt đã bị nhà chức trách Malaysia tạm giam 4 ngày với cáo buộc hành hung một tài xế Uber.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất