Sinh viên tốt nghiệp ngành Y kiếm nhiều tiền nhất ở Mỹ
Trong danh sách 10 ngành nghề có mức lương trung bình cao nhất ở Mỹ, 5 nghề thuộc ngành Y. Đương nhiên, hành trình theo đuổi các nghề này cũng vất vả và tốn thời gian.
04:30 21/09/2019
1. Bác sĩ:
Mức lương cứng trung bình của bác sĩ tại Mỹ là 193.415 USD/năm - đứng thứ nhất trong danh sách những ngành nghề trả lương cao nhất tại Mỹ do Glassdoor đưa ra. Đương nhiên, việc trở thành bác sĩ không hề dễ. Họ phải mất khoảng 11-14 năm để hoàn thành chương trình đại học, vượt qua kỳ thi MCAT, theo học trường y, học tiếp chương trình bác sĩ nội trú và xin chứng chỉ hành nghề. Ảnh: ChenMed.
2. Quản lý Dược:
Trung bình lương cứng của quản lý Dược là 144.768 USD/năm. Nếu so với bác sĩ, ngành này nhẹ nhàng hơn. Sau khi hoàn thành chương trình cử nhân, người lao động có thể học thạc sĩ (2 năm) hoặc theo đuổi chương trình tiến sĩ (4 năm) và xin cấp phép hành nghề. Ảnh: Getty.
3. Nha sĩ:
Đây cũng là ngành có thu nhập cao ở Mỹ, đứng thứ 3 trong bảng xếp hạng của Glassdoor với lương cứng trung bình đạt 2142.478 USD/năm. Các trường đào tạo Nha khoa ở Mỹ yêu cầu sinh viên phải có bằng cử nhân trước khi ứng tuyển. Một số trường cho phép sinh viên năm 2 hoặc 3 theo học và lấy bằng cử nhân song song với chương trình Nha khoa. Người học mất khoảng 4 năm để hoàn thành chương trình và xin giấy phép hành nghề. Ảnh: Getty.
4. Dược sĩ:
Tốt nghiệp và làm việc trong ngành Dược, người lao động kiếm lương cứng trung bình 126.428 USD/năm. Thông thường, sinh viên mất 8 năm để có bằng Dược sĩ. Trong đó, họ dành 3-4 năm để hoàn thành chương trình cử nhân tiền chuyên nghiệp và 5 năm học chương trình chuyên nghiệp. Họ phải am hiểu sâu rộng về đơn thuốc, dược lực học, liều lượng, ảnh hưởng của thuốc tới cơ thể người và tương tác với loại thuốc khác. Vì thế, thông thường, các dược sĩ mất thêm hai năm để có giấy phép hành nghề. Ảnh: Reuters.
5. Kiến trúc sư doanh nghiệp:
Mức lương cứng trung bình cho nghề này là 122.585 USD/năm. Kiến trúc sư doanh nghiệp khác với kiến trúc sư bên lĩnh vực xây dựng. Họ chịu trách nhiệm phân tích, thiết kế, lập kế hoạch nhằm xây dựng hệ thống thông tin linh hoạt, là nền tảng cho doanh nghiệp sử dụng và tăng tốc kinh doanh. Ảnh: Reuters.
6. Cố vấn doanh nghiệp:
Lương cứng trung bình cho cố vấn doanh nghiệp ở Mỹ là 117.588 USD/năm. Cố vấn doanh nghiệp thiên về luật pháp, do đó, họ cần có bằng Luật. Để lấy bằng, người học thường mất khoảng 7 năm - 4 năm hoàn thành chương trình cử nhân và thêm 3 năm học ngành luật. Sau khi lấy bằng tiến sĩ luật, họ cần vượt qua kỳ thi tư pháp để lấy giấy phép hành nghề. Ảnh: Getty.
7. Quản lý kỹ sư phần mềm:
Trung bình, các quản lý kỹ sư phần mềm ở Mỹ nhận lương cứng 114.163 USD/năm. Để ứng tuyển cho vị trí này, người lao động cần có bằng cử nhân Khoa học Máy tính, Kỹ thuật Máy tính hoặc các ngành liên quan đến kỹ thuật. Một số công ty còn yêu cầu ứng viên có bằng thạc sĩ Khoa học hay thạc sĩ Quản trị Kinh doanh. Ảnh: Getty.
8. Trợ lý bác sĩ:
Lương cứng của trợ lý bác sĩ thường rơi vào khoảng 113.855 USD/năm. Người lao động cần hoàn thành chương trình cử nhân 4 năm (theo ngành Khoa học hoặc liên quan đến sức khỏe là tốt nhất), thêm 2-3 năm học chương trình đào tạo trợ lý bác sĩ trình độ thạc sĩ trước khi xin cấp giấy phép hành nghề. Ảnh: Getty.
9. Kiểm soát viên doanh nghiệp:
Mức lương cứng trung bình cho công việc này là 113.368 USD/năm. Họ chịu trách nhiệm về báo cáo tài chính và công việc liên quan. Yêu cầu tối thiểu đối với người lao động là bằng cử nhân Tài chính, Kế toán, Quản trị Kinh doanh. Ảnh: Getty.
10. Quản lý phát triển phần mềm:
Ngành nghề đứng thứ 10 trong danh sách của Glassdoor có lương cứng trung bình là 109.809 USD/năm. Để theo đuổi ngành này, ngoài bằng cấp về Khoa học Máy tính, Kỹ thuật Máy tính, người lao động cần am hiểu ngôn ngữ lập trình, phương pháp học, nắm vững kỹ thuật công nghệ thông tin và có kỹ năng giải quyết vấn đề. Ảnh: Getty.
Nguồn: Zing.vn
Chàng Việt kiều Mỹ: Phở tiệm ở Mỹ phần lớn lại không ngon bằng ở Việt Nam
Hiếm hoi lắm mới có một tiệm phở tôi đánh giá ngon hơn ở Việt Nam. Phần lớn chỉ ở mức ăn được và sạch sẽ.