Sinh viên Trung Quốc du học trở về không có cơ hội tốt như kỳ vọng?

Du học sinh Trung Quốc trở về nước không nhận được mức lương cao như kỳ vọng, đồng thời còn “sốc văn hóa ngược” bởi môi trường làm việc “kiểu Trung Quốc”.

13:00 06/09/2018

Sau khi có được tấm bằng cử nhân kép từ một trường đại học tại Hoa Kỳ, và sau 2,5 năm làm việc tại một công ty của Mỹ và phấn đấu vị trí Kỹ sư phần mềm cao cấp, anh Owen Wang quyết định trở về Trung Quốc. Tuy nhiên, quyết định này đồng nghĩa với việc anh phải “hạ kỳ vọng” về mức lương.

Hiện tại, Wang làm việc tại thành phố Kansas, nơi mức lương trung bình hàng năm của kỹ sư phần mềm cao cấp là 100.000 USD, theo Glassdoor.

Mức lương đề nghị tốt nhất từ một công ty Trung Quốc, có trụ sở tại Thâm Quyến mà Wang nhận được là một khoản trị giá 240.000 Nhân dân tệ (35.250 USD). Tuy nhiên, Wang hy vọng ai đó sẽ trả cao hơn 50.000 Nhân dân tệ mỗi năm.

“Tôi vẫn đang thương lượng. Tôi nghĩ là sẽ chấp nhận thỏa thuận nếu không có lựa chọn nào tốt hơn, nhưng chất lượng cuộc sống của tôi sẽ giảm đáng kể”, thanh niên 27 tuổi cho biết.

Sinh viên Trung Quốc trong lễ tốt nghiệp trường Đại học Columbia. (Ảnh: SCMP)

Chính sách nhập cư chặt chẽ của Mỹ

Kế hoạch quay trở về của Wang không hẳn bởi vì lý do tài chính, mà bởi mối lo chính sách nhập cư của Mỹ đã chặt chẽ hơn khiến Wang khó có cơ hội ở lại, thêm nữa, cha mẹ anh cũng hy vọng con trai của ông bà trở về thăm nhà thường xuyên. Sự thất vọng lại nhân đôi bởi hàng trăm ngàn người Trung Quốc buộc phải về nước sau khi kết thúc quá trình học tập và làm việc tại nước ngoài mỗi năm.

Một cuộc khảo sát mới đây tại Bắc Kinh cho thấy hơn 2.000 người Trung Quốc trở về, có khoảng 80% trong số họ nhận được mức lương thấp hơn dự kiến, 70% người nói rằng những gì họ đang làm trên thực tế không phù hợp với kinh nghiệm và kỹ năng của họ.

Ký giả Mandy Zuo của tờ SCMP trích thống kê của Bộ giáo dục Trung Quốc: Năm ngoái Trung Quốc cử 608.400 người đi du học, con số gấp 4 lần so với 10 năm về trước. Cùng năm đó, 480.000 người trở về. Trải qua 4 thập kỷ, khoảng 5,2 triệu dân Trung Quốc đi du học, hơn 80% trong số họ về nước.

Sinh viên Trung Quốc sau khi du học trở về nước. (Ảnh: SCMP)

Giá trị các trải nghiệm du học đã bị pha loãng 

Nhà nghiên cứu cao cấp tại Học viện Giáo dục Quốc gia Trung Quốc, Chu Zhaohui nói rằng, trải nghiệm môi trường học thuật quốc tế sẽ được đánh giá cao trong nước, vì chỉ những sinh viên giỏi nhất mới giành được chỗ trong các trường đại học nước ngoài.

Tuy nhiên, hiện nay, sự gia tăng của những “haigui” hoặc “sea turtles”, những từ chỉ những sinh viên được bố mẹ “bao cấp” đã làm loãng giá trị của những trải nghiệm học tập tại nước ngoài. “Nhiều sinh viên đi du học vì bố mẹ họ có khả năng chi trả. Họ đã thay đổi những khái niệm về sự tích cực, trí thông minh, những kỹ năng xã hội, v.v”, theo ông Chu Zhaohui.

Giá trị của trải nghiệm du học ngày nay đã bị pha loãng. (Ảnh: SCMP)

Kinh nghiệm quốc tế cũng không được trả lương cao

Wang cho rằng đang có một bất lợi lớn, bởi vì anh đã khá xa rời tình hình Trung Quốc sau khi tới Missouri từ năm 2010. “Tôi không biết ngành công nghiệp mà tôi học tại Mỹ phát triển như thế nào ở Trung Quốc, nửa năm về trước tôi mới hỏi bạn bè của mình ở đó về vấn đề này”, Wang cho biết.

Mặc dù Wang tin tưởng năng lực của mình khi đã được làm việc trong một công ty lớn của Mỹ cộng thêm tiếng Anh trôi chảy sẽ giúp anh có giá trị so với những đối thủ cạnh tranh lao động khác, họ chỉ được đào tạo và kinh nghiệm làm việc trong nước. Tuy nhiên Wang nhận ra rằng, các công ty công nghệ lớn của Trung Quốc không trả cao cho kinh nghiệm mà anh đã có.

Trong một khảo sát của Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu, gần 1/3 người trong số những người trả lời cho biết, lương tháng của họ khoảng 10.000 nhân dân tệ (1.470 USD), hoặc hơn một chút, không có bất kỳ thưởng hoặc lợi ích khác, tương đương thu nhập hàng năm từ 17.600 USD. Hơn 40% được trả từ 6.000 đến 10.000 nhân dân tệ, những người phần còn lại được trả ít hơn 6.000 nhân dân tệ một tháng – tương đương mức lương cơ bản dưới 10.700 USD mỗi năm.

Sinh viên Trung Quốc đi du học trở về nhận mức lương thấp hơn so với kỳ vọng của họ. (Ảnh: AAP)

Sinh viên Trung Quốc du học trở về bị ‘sốc văn hoá ngược’

Du học sinh sau khi trở về thường mong đợi kiếm được thu nhập tốt hơn sau khi đã trải nghiệm giáo dục phương Tây so với những đồng nghiệp chỉ được đào tạo và có kinh nghiệm làm việc  trong nước. Cô Nancy Zhou, người đã hoàn thành chương trình sau đại học 1 năm tại Đại học Warwick tại Anh hồi đầu năm ngoái và sau đó về Thượng Hải làm việc cho một công ty internet. Tuy nhiên, khi quay về, Zhou mất 3 tháng để tìm việc, tốn nhiều thời gian hơn cô tưởng. Thêm nữa, Zhou không có thời gian thực tập để hòa nhập với môi trường làm việc mới, thậm chí, cô còn gặp “sốc văn hoá ngược” khi điều chỉnh bản thân tái phù hợp với cuộc sống tại Trung Quốc.

“Tôi không giỏi các kỹ năng cần thiết trong một xã hội đặc biệt như Trung Quốc”. Ví dụ như cách thức kết nối mạng lưới đồng nghiệp, đối tác thông qua văn hóa uống rượu mạnh trong các vụ làm ăn trên bàn nhậu, cũng như thói quen nịnh hót nơi công sở khiến cô cảm thấy khó chịu.

“Bạn biết đấy, trong những dịp như vậy mọi người thường bị ép uống và nếu từ chối bạn sẽ bị coi là vô duyên”, Zhou cho biết.

Vấn đề lớn khác đối với du học sinh là khi trở về họ tìm việc trái mùa tuyển dụng hàng năm, đặc biệt đối với lĩnh vực công nghệ cao tuyển dụng thường rơi vào tháng 5 và tháng 6.

Triệu Hằng

Tags:
Nhảy khỏi xe cứu thương, một phụ nữ thi.ệt mạ.ng trên xa lộ California

Nhảy khỏi xe cứu thương, một phụ nữ thi.ệt mạ.ng trên xa lộ California

Một phụ nữ ở vùng Bắc California vừa thi.ệt mạ.ng sau khi nhảy khỏi một chiếc xe cứu thương đang chạy trên xa lộ.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất