Sở hữu thẻ xanh có điều kiện có thể bảo lãnh người thân sang Mỹ hay không?

Có khá nhiều thắc mắc về việc công dân Việt Nam sang Mỹ theo diện visa kết hôn, được cấp thẻ xanh có điều kiện (chưa có thẻ xanh vĩnh viễn) có được bảo lãnh người thân sang Mỹ được.

11:30 14/09/2018

Điều kiện để bảo lãnh người thân sang Mỹ

Thẻ xanh có điều kiện và thẻ xanh vĩnh viễn có quyền lợi gần như giống nhau. Điểm khác biệt lớn nhất là người sở hữu thẻ xanh có điều kiện sẽ không được bảo lãnh người thân sang Mỹ định cư theo bất diện nào; chỉ được phép bảo lãnh người thân sang du lịch. Để bảo lãnh người thân sang định cư tại Mỹ, bạn buộc phải có thẻ xanh vĩnh viễn.

Bên cạnh đó, để bảo lãnh thân nhân sang Mỹ, bạn còn cần có tài chính đủ mạnh; một công việc ổn định với thu nhập hấp dẫn.

Ngoài ra, nếu chồng/vợ của bạn đã có quốc tịch Mỹ thì bạn có thể nhờ chồng/vợ của mình bảo lãnh; khi ấy thủ tục sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Thủ tục bảo lãnh người thân sang Mỹ du lịch

Để xin visa du lịch Mỹ theo diện có người thân bảo lãnh, cần phải chứng minh rõ với Đại Sứ Quán (ĐSQ) Mỹ hai vấn đề chính sau đây:

Phần 1: Chứng minh mục đích sang Mỹ

– Cần chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ gốc chứng minh mối quan hệ thân nhân. Gồm: giấy khai sinh, hộ khẩu,… để trình ra cho Nhân viên phỏng vấn. Nếu có thêm các ảnh gia đình, thư từ qua lại thường xuyên thì càng tốt.

– Nên có một bản “Lịch trình du lịch” Mỹ càng chi tiết, rõ ràng càng tốt. Hãy liệt kê những địa điểm dự kiến sẽ đến, nơi lưu trú, book phòng khách sạn (nếu có); nếu ở nhà người thân thì ghi rõ họ tên/mối liên hệ, số điện thoại, địa chỉ,…

– Về tài chính: Nếu người thân ở Mỹ lo tất cả chi phí thì không cần làm Form I-134. Chỉ cần nộp đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn tài chính, thu nhập của người thân ở Mỹ.

Người ở Mỹ phải có công việc, thu nhập ổn định, số dư tài khoản từ $20.000 – $50.000USD (tùy trường hợp). Tất nhiên, nếu nguồn tài chính càng mạnh thì hồ sơ sẽ được điểm cộng nhiều hơn.

Phần 2: Chứng minh sự ràng buộc và chắc chắn quay về Việt Nam sau chuyến du lịch

Việc chứng minh sự ràng buộc và khả năng chắc chắn trở về Việt Nam sau chuyến đi là điều kiện bắt buộc cho mọi hồ sơ xin visa Mỹ. Những ràng buộc này không có một quy chuẩn nào mà tùy vào hoàn cảnh riêng của từng cá nhân. Có thể kể đến một số điều kiện như:

– Ràng buộc về tài chính: Người xin visa Mỹ sở hữu tài sản có giá trị lớn như bất động sản, công ty, tiền gửi ngân hàng,… tại Việt Nam. Dĩ nhiên, phải có giấy tờ gốc, hợp pháp để chứng minh nguồn thu nhập, tài sản sở hữu.

– Ràng buộc gia đình: Người xin visa Mỹ cần cho nhân viên lãnh sự thấy mối quan hệ gia đình không thể rời bỏ được tại Việt Nam, ví dụ: có vợ/chồng, có con nhỏ, bố mẹ già,… đang cư trú tại Việt nam. Bạn có thể mang theo ảnh gia đình và thư từ qua lại để chứng minh ràng buộc của mình.

– Ràng buộc trong công việc, vị trí xã hội: Đương đơn có một công việc, vị trí quan trọng trong cơ quan chính phủ, doanh nghiệp, trường học, công ty tư nhân,… sẽ dễ dàng được cấp visa Mỹ hơn.

Giấy tờ cần có trong hồ sơ xin visa Mỹ

– Đơn xin visa Mỹ điền đầy đủ thông tin

– 01 ảnh 5 x 5cm chụp trong 6 tháng, nền trắng, nhìn thẳng

– Hộ chiếu gốc và các hộ chiếu cũ (nếu có)

– Sổ hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn (nếu có)

– Giấy khai sinh nếu con đi cùng bố mẹ

– Sổ tiết kiệm hoặc xác nhận số dư ngân hàng ít nhất 5000 – 10.000 USD, gửi ít nhất 3 tháng.

– Chứng minh công việc:

Chủ doanh nghiệp: giấy phép kinh doanh, biên lai nộp thuế 3 tháng gần nhất (VAT, nếu có) bản chính.

Nhân viên: Hợp đồng lao động, bảng lương 3 tháng gần nhất, đơn xin phép nghỉ đi du lịch bản chính.

Sinh viên, học sinh: Giấy xác nhận của trường, đơn xin nghỉ phép

Đối với trẻ em dưới 18 tuổi: giấy khai sinh + giấy xác nhận cho đi du lịch của cha mẹ và cam kết bảo lãnh tài chính

Người về hưu: Quyết định về hưu, thẻ hưu, sổ hưu

Người kinh doanh tự do: Giấy tờ giải trình nguồn thu nhập hàng tháng/ hàng năm.

Những giấy tờ người bảo lãnh phải gửi về Việt Nam

Thư mời: Trong đó nêu rõ mục đích, thời gian và những cam kết về tài chính. Thư có thể viết bằng tiếng Việt, nhưng tốt nhất nên viết bằng tiếng Anh.

Thư cam kết bảo lãnh tài chính, có công chứng (Notarized Affidavit of Support): Trong đó, nêu rõ sẽ đài thọ toàn bộ từ chi phí cho người được bảo lãnh. Nếu người thân có thể tự lo chi phí thì không cần có thư này.

Các bạn có thể điền theo mẫu đơn có sẵn của USCIS, mẫu số I-134, bạn có thể download tại đây.

Người bảo lãnh có thể công chứng văn bản này ngay tại ngân hàng của họ, hay ở các Văn phòng dịch vụ pháp lý. Đây cũng có thể xem như một bản cam kết về tài sản, quan hệ cá nhân và trách nhiệm đối với người được bảo lãnh khi sang Mỹ.

Số dư tài khoản (Account Statement): Bắt buộc phải khớp với con số khai trong I-134. Số dư nên tương đối cao, tài khoản được mở trên 6 tháng.

Bản Khai Thuế của năm vừa qua (Copy of Income Tax Return Form): Đây là một bằng chứng bắt buộc để chứng tỏ người bảo lãnh có thu nhập hợp pháp tại Mỹ.

Phiếu lương 2 tháng gần nhất (Two Latest Payment).

Giấy chứng nhận làm việc, nhân viên (Letter Job): Dùng mẫu chính thức của công ty, được ký bởi cá nhân có thẩm quyền. Cần ghi rõ số đăng ký của công ty để Đại sứ quán có thể kiểm tra sự tồn tại hợp pháp của doanh nghiệp.

I-20, I-129 và I-94 (Copy of I-20.I-129 and I-94): Bằng chứng về tình trạng cư trú hợp pháp của người thân ở Mỹ.

Bản photocopy toàn bộ các trang trong Hộ chiếu của người bảo lãnh, nên còn hạn ít nhất 6 tháng.

Lịch trình và các chi tiết khi lưu trú tại Mỹ: Ghi rõ các điểm đến, người liên hệ tại địa chỉ đó, số điện thoại.

Bằng chứng chứng minh mối qua hệ giữa người mời và người xin visa Mỹ (hình ảnh, thư từ, email…).

Ngoài ra, người bảo lãnh nên có thêm một thư mời riêng gửi đến Đại sứ quán; khẳng định tình trạng hợp pháp tại Mỹ, khẳng định thu nhập, mối quan hệ thân nhân với người được bảo lãnh; và khẳng định, tin tưởng rằng người thân sẽ trở về Việt Nam sau chuyến đi.

Theo visaliendaiduong

Tags:
Hạ viện Mỹ kêu gọi Việt Nam chấm dứt buôn bán thịt chó, mèo

Hạ viện Mỹ kêu gọi Việt Nam chấm dứt buôn bán thịt chó, mèo

Hạ viện Mỹ ngày 12/9 thông qua “Đạo luật cấm mua bán thịt chó, mèo năm 2018” nhằm hạn chế tối đa việc giết thịt, vận chuyển, bán và tàng trữ thịt chó, mèo vì mục đích tiêu dùng. Mức phạt cao nhất đối với hành động ăn thịt chó và mèo có thể lên đến 5.000 USD.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất