Sự giống nhau kỳ lạ giữa Tổng thống Donal Trump và vị danh tướng vĩ đại nhất lịch sử Hoa Kỳ
“Donald Trump khiến tôi nghĩ đến tướng quân Patton – một trong những danh tướng vĩ đại nhất lịch sử Hoa Kỳ” – Một người ủng hộ Donald Trump đã nhận xét như vậy.
13:00 19/05/2019
“Tướng quân Patton đôi khi có những phát ngôn không đúng nhưng ông là một vị tướng tài giỏi, ông đã giúp cho Hoa Kỳ giành được chiến thắng trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Trump rất giống Patton. Trump là khối kim cương chưa qua gọt giũa, ông sẽ là một lãnh tụ tài ba của Hoa Kỳ”, một người ủng hộ Trump cho hay.
Trump có giống Patton không? Gần đây trên các trang mạng Hoa Kỳ luôn dấy lên các cuộc tranh luận về sự giống nhau giữa Trump và Patton, thậm chí có người còn khẳng định Trump là “chuyển sinh” của tướng quân Patton. Năm 1945, tướng quân Patton qua đời sau một tại nạn giao thông, năm tiếp theo – 1946, Donald Trump ra đời.
George Smith Patton, Jr., ( 1885 – 1945) là Thượng tướng 4 sao của lục quân Mỹ, nổi tiếng với những chiến công lẫy lừng trong chiến tranh thế giới lần hai. Hồi đó, Patton chỉ huy Tập đoàn quân thứ 3 của lục quân Mỹ vượt Đại Tây Dương từ Sicily đổ bộ lên Normandy đánh thẳng vào sào huyệt Đức quốc xã. Năm 1970, sau khi Hoa Kỳ công diễn bộ phim tài liệu “General Patton” (Tướng quân Patton)đoạt giải Oscar, ông đã trở thành vị anh hùng được mọi công dân Mỹ kính trọng. Patton còn là một nhà thơ.
Donald Trump là một tỷ phú của Hoa Kỳ, ông còn là minh tinh màn bạc, nhà văn có tổng tài sản trị giá 4,5 tỉ USD. Tháng 1/2017, Donald Trump trở thành Tổng thống Hoa Kỳ.
Patton và Trump đều có nhiều cá tính phong phú. Hai người đều dám nói dám làm, không kiêng dè gì, vì thế mà thường để lại nhiều sự tranh cãi trong quần chúng dư luận. Cả hai đều có phong cách lãnh đạo cứng rắn, thẳng thắn đi đầu, làm gì cũng nhanh và đạt hiệu quả rất mau chóng. Trong những thời khắc then chốt họ đều có tài xoay chuyển cục diện và khiến đối phương nể phục. Hãy so sánh ảnh của hai vị này, ai nhìn cũng giật mình bởi vì họ trông giống nhau đến thế. Họ không chỉ giống nhau về hình dáng bề mặt mà còn có nhiều điểm giống nhau về đời sống cá nhân.
Xuất thân giàu có, yêu thích thể thao
Hai người đều có nguồn gốc trâm anh thế phiệt. Patton xuất thân từ gia đình quân nhân, từ nhỏ sống trong một trang trại rộng 800 hecta ở bang Califonia, sau vào học trường quân sự, cả cuộc đời gắn với chinh chiến. Trump xuất thân từ khu Hoàng tộc New York, cha ông kinh doanh rất giỏi, gây dựng một vương quốc bất động sản rất lớn, và Trump đã được kế thừa sự nghiệp của cha.
Cả Patton và Trump đều có nền tảng gia đình tuyệt vời, chỉ khác nhau là người phát nghiệp ở chiến trường, kẻ phát nghiệp ở thương trường.
Hai người đều yêu thích thể thao. Patton từng là tuyển thủ quân đội thi đấu “5 môn phối hợp” trong kỳ Olympic mua hè toàn Hoa Kỳ năm 1912, tổng thành tích xếp thứ 5 toàn quân, môn đấu kiếm xếp thứ 4, cưỡi ngựa vượt chướng ngại xếp thứ 6, bơi xếp thứ 7, xạ kích xếp thứ 21, chạy việt dã 4000 mét xếp thứ 3.
Sau Olympic, Patton đi sâu vào môn kiếm thuật, tham gia vào việc xây dựng lại bộ kỹ thuật sử dụng đao kiếm của kỵ binh Hoa Kỳ và thiết kế ra loại kiếm mới chuyên dụng của quân đội, được gọi là “thanh kiếm Patton”. Ông còn giành được danh hiệu “vua kiếm thuật” của trường kỵ binh lục quân Hoa Kỳ.
Trump khi còn nhỏ rất hiếu động và nghịch ngợm cho đến khi được cha gửi tới học tại Học viện quân sự. Mấy năm ở trường quân sự đã rèn luyện cho Trump tính cách kiên cường, trở thành một học viên gương mẫu của Học viện quân sự.
Trump thích chơi bóng chầy và bóng bầu dục. Từ 1962 – 1964 là tuyển thủ đội bóng bầu dục, năm 1964 là Đội trưởng đội bóng bầu dục của Học viện.
Hào hoa phong độ
Ngoài việc yêu thích thể thao, cả hai người đều thích và biết cách làm nổi bật hình tượng cá nhân trong công chúng.
Patton thích dùng ngà voi làm báng súng ngắn của ông. Patton rất thích mặc bộ quân phục gồm: đầu đội mũ sắt sáng choang, chân đi ủng kỵ binh, mặc quân phục là phẳng lỳ, tay cầm roi ngựa. Ông cho rằng, trang phục như vậy mới đủ khích lệ cấp dưới. Chiếc xe jeep của ông luôn gắn biển hiệu lớn và gắn còi có âm lượng cực to để khi ông từ xa đi tới mọi người đều có thể biết.
Khi xuất hiện trước công chúng, Trump luôn giữ nét mặt đầy vẻ tự tin. Mái tóc uốn lượn cầu kỳ là nét đặc trưng của Trump. Nhìn dáng người bệ vệ, cân đối của Trump trong bộ comlet quý tộc với mái tóc vàng óng ánh, những điều đó khiến công chúng dường như cảm nhận rằng con người ông thật độc đáo, trên đời chắc không thể tìm thấy được một người thứ hai.
Trump sống trong một biệt thự lộng lẫy tại Manhattan, nhưng ông không hề có ý giữ kín nơi ở của mình mà cho phép phóng viên tới tự do chụp ảnh. Bên trong hai cánh cổng lớn hoa lệ là một bộ nội thất hào hoa tráng lệ, với đèn chùm mạ vàng, đèn pha lê. Sàn và tường nhà là những tấm đá hoa cương mỹ lệ…
Trump còn có máy bay phản lực và máy bay trực thăng, dàn xe sang và dàn tàu du lịch biển. Chiếc nào cũng hào hoa và gắn tên ông. Phong cách này của Trump không khác gì phong cách ăn chơi của Patton trong quân đội.
Phong cách lãnh đạo quyết liệt
Cả hai người đều có phong cách lãnh đạo quyết liệt, dám nói dám làm, không kiêng nể gì.
Vì sự dũng cảm, quyết đoán nên Patton được mệnh danh là “tướng quân can trường”. Ông rất coi trọng cách đánh áp sát, tấn công liên tục không cho kẻ địch ngơi nghỉ, góp phần tạo thành chiến lược mới hợp đồng tác chiến đa binh chủng. Thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, ông là một cây lý luận xuất sắc về chiến tranh thiết giáp. Có người bình luận rằng, chính tinh thần mạo hiểm của Patton đã cổ vũ sĩ khí của quân đội đồng minh, giúp cho thắng lợi của cuộc chiến tranh thế giới lần 2 đến nhanh hơn.
Các tướng lĩnh phát xít Đức đều đánh giá Patton hơn hẳn các tướng lĩnh đồng minh. Thống chế Lundstedt của phát xít Đức sau khi bị bắt làm tù binh, khi được phóng viên hỏi đã nói rằng: “Ông ấy (Patton) là tướng giỏi nhất của các vị, ông ấy dám mạo hiểm để giành thắng lợi lớn”.
Patton rất ghét những người lính đào ngũ và những tên lính hèn nhát. Trong hai ngày 3 và 10 tháng 8 năm 1943, khi tới thăm một trại thương binh, Patton nổi trận lôi đình khi phát hiện 2 binh nhì có biểu hiện “mệt mỏi vì chiến tranh” mặc dù không bị thương chút nào. Không kiềm được, ông đã lớn tiếng chửi bới và tát tai 2 binh sĩ đó. Hành động này của Patton gây ra cuộc tranh cãi rất lớn, và suýt chút nữa ông bị cách chức. Ông bị buộc phải xin lỗi 2 binh sĩ này và tạm ngừng chỉ huy chiến dịch trong một thời gian.
Đơn giản, dứt khoát, luôn xông lên phía trước
Triết lý sống của Patton chỉ đơn giản ở 2 chữ “thành công”. Ông viết rằng: “Tôi không thích an nhàn hưởng lạc, tôi chỉ thích thành công. Tôi sẵn sàng làm việc cực nhọc 100 năm để được tham gia một cuộc chiến tranh, chứ không muốn an nhàn sống 1000 năm”.
Patton từng có bài diễn văn rất nổi tiếng. Ông nói: “Người Mỹ yêu mến những người thắng trận, người Mỹ không dung thứ những kẻ bại trận. Người Mỹ khinh miệt những kẻ hèn nhát. Người Mỹ đã tham gia thi đấu là phải chiến thắng. Tôi coi thường những người đã thua rồi mà vẫn cười. Chính vì vậy, xưa nay người Mỹ chưa thua trong cuộc chiến tranh nào, trong tương lai cũng không thua”.
Ôm mộng lớn (think big), làm việc lớn, làm người thành công (be a winner) là triết lý sống của Donald Trump. Trong đầu Trump chỉ có hai chữ “thành công”, cho dù có thất bại cũng chưa bao giờ cúi đầu. Trong thập kỷ 90 của thế kỷ trước, mấy công ty thuộc Tập đoàn của Trump buộc phải tuyên bố phá sản, nhưng với tính cách kiên cường , ông đã vực dậy các công ty này trở lại hoạt động bình thường.
Triết lý hành xử của Patton trong chiến tranh chỉ rất đơn giản là, “cách giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh là đánh bại kẻ thù. Cách khiến kẻ thù không tấn công ta là hãy tấn công chúng, tấn công không ngừng”.
Triết lý hành xử của Trump trong thương trường là “gọn nhẹ, nhanh chóng, trực tiếp”. Trong cuộc vận động tranh cử năm 2017, Trump đã nói một câu nổi tiếng: “Chúng ta nên hủy bỏ cuộc bầu cử này mà giao luôn chức Tổng thống cho tôi”.
Tham gia trò chơi “học việc” (The Apprentice) trên đài truyền hình, Trump rất thích loại bỏ những người thua cuộc và lớn tiếng nói “bạn bị loại rồi” (You’re fired). Phong cách đời thường này của Trump gây ra sự thích thú cho khán giả.
Phát ngôn bất cẩn
Patton và Trump đều có những câu phát ngôn rất táo bạo gây sửng sốt cho thế giới. Trump có lúc biết mình nói quá lời nhưng không bao giờ chịu sửa, một mình một ngựa phát ngôn liên tục trong thời gian vận động bầu cử. Bù lại, những người ủng hộ Trump đều rất thích cách nói cương trực của ông, dám thách thức “những vấn đề chính trị”. Đã có người lưu lại những câu nói ngang ngược của ông, ví dụ:
“Người Mexico đưa ma túy vào Mỹ gây ra tội phạm, chúng là những “phạm nhân điên rồ”. Tôi sẽ xây một bức tường biên giới. Hãy tin tôi đi, không ai có thể làm tốt hơn tôi. Tôi sẽ xây một bức tường siêu cấp, siêu cấp, siêu cấp, hơn nữa tôi còn bắt người Mexico phải thanh toán tiền xây tường. Hãy ghi nhớ lời tôi nói”.
“Chúng ta không thể để Trung Quốc tiếp tục cướp đoạt nước Mỹ. Họ đang làm như vậy đấy” Thời báo New York ngày 23/10/2016 đã đăng 2 hồ sơ trích lục các Twitter của Trump, trong đó ông phê phán gay gắt 282 đối tượng từ Hillary. Clinton, các Tổng thống Mỹ tiền nhiệm, bê bối của nước Anh, Iral. Arab Xeut cho tới các nhân vật quan trọng trong đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ.v.v…
Patton cũng vậy, những phát ngôn không kiêng nể đã làm hỏng không ít sự nghiệp của ông.
Sau chiến tranh thế giới lần hai, Patton được cử đứng đầu chính phủ quân quản tại Bavaria. Ông đã sử dụng khá nhiều nhân viên Đức quốc xã vào bộ máy quản lý của ông. Patton rất ghét chủ nghĩa cộng sản và căm ghét Liên Xô, nhưng lại rất có cảm tình với người Đức bại trận. Hồi đó Hoa Kỳ và Liên Xô đang là đồng minh. Patton từng nói: “Bọn Liên Xô đáng ghét, sớm muộn tôi sẽ đánh nhau với chúng. Nếu chúng ta vũ trang cho người Đức để họ cùng chúng ta tấn công Liên Xô, thì sẽ giành thắng lợi rất nhanh…”
Một phóng viên đã ghi lại và công bố câu nói này của Patton khiến dư luận phản ứng mạnh. Patton lập tức bị cách chức.
Những bài diễn thuyết cổ động nhân tâm
Patton đã phát biểu là không kiêng dè gì. Trước cuộc đổ bộ lên Normandy vào năm 1944, Patton đã có bài diễn thuyết trước Tập đoàn quân thứ 3 thuộc lục quân Hoa Kỳ do ông chỉ huy của Barton, bài diễn thuyết này đã được lưu truyền rộng rãi. Bộ phim giành giải Oscar “General Patton” đã mở đầu bằng bài phát biểu này. Tuy nhiên bài diễn thuyết đó chứa rất nhiều lời chửi tục khiến một vài chuyên gia quân sự cho rằng nó không chuyên nghiệp. Thế nhưng phản ứng của cấp dưới Patton lại rất tốt. Một số nhà sử học thậm chí còn ca ngợi nó là bài diễn thuyết vĩ đại nhất có sức cổ vũ lớn nhất, chí ít là trong việc khích lệ tinh thần binh sĩ, chứ không phải văn chương trong văn học.
“Có thể có một số kẻ phàn nàn rằng chúng ta quản lý quá chặt, Hãy kệ xác những lời phàn nàn đó. Tôi không quan tâm đến những lời phàn nàn này. Tôi tin rằng một chén mồ hôi có thể cứu được một xô máu.
Kết thúc bài diễn thuyết, Barton nói: “Sau khi chiến tranh kết thúc, các chàng trai hãy về nhà, Các bạn có đủ tư cách để nói với đám trẻ: … ông của các cháu đã chiến đấu trong tập đoàn quân thứ ba vĩ đại và sát cánh với lão già… chó đẻ Patton”
“Được rồi, lũ thỏ đế của tôi ơi. Các bạn đã biết hết suy nghĩ của tôi Tôi sẽ tự hào khi có thể dẫn dắt các bạn đến với những niềm kiêu hãnh nhất. Đó là tất cả. “
Patton viết cho gia đình để giải thích lý do tại sao trong bài diễn thuyết có nhiều câu chửi tục: “Khi tôi muốn để cho cấp dưới của tôi ghi nhớ những việc quan trọng, tôi sẽ nói tục gấp hai lần. Có thể sẽ không dễ nghe đối với những bà già tụ tập uống trà sau bữa trưa, nhưng sẽ giúp cho các binh sĩ của tôi nhớ lâu. Tôi không thể không nói tục khi chỉ huy một đội quân. Một đội quân không thể đánh thắng khi không nói tục”.
Vì Chúa mà dấn thân
Patton rất tin vào số mệnh. Ông đã công khai những ký ức về việc chuyển sinh của mình
Năm 1942, tướng Patton và Tướng Bradly đã khảo sát chiến trường ở Tunisia, Bắc Phi. Pattton bất ngờ yêu cầu lái xe rẽ phải. Các tàn tích La Mã cổ đại đã dần dần xuất hiện. Họ ra khỏi xe, Patton ngồi xuống và lẩm bẩm nói:
“Chiến trường ở đây. Những người Carthage bị bao vây bởi ba quân đoàn La Mã. Những người Carthage dũng cảm không thể chống đỡ được và không thể giữ được thành phố. Tất cả dân chúng đều bị tàn sát và bêu xác dưới nắng hè. Tôi đã có măt ở đây hai ngàn năm trước”.
Nói đoạn, Patton quay lại và mỉm cười: “Các bạn có tin những gì tôi nói không?”
Tướng Bradly và người lái xe đều tái mặt sững sờ.
Năm 1944, Barton đã viết một bài thơ mô tả những lần luân hồi của ông trong hàng ngàn năm qua. Ông từng là một chiến binh của Carthage Bắc Phi cổ đại, một chiến binh Hy Lạp chiến đấu với người Ba Tư, cùng lúc là một chiến binh La Mã chiến đấu cho lực lượng Tây trạch, là nguyên soái trong lục quân của Napoléon trong Trận chiến Waterloo, cũng là hiệp sĩ kỵ binh Pháp trong Chiến tranh Anh-Pháp. Bài thơ viết rằng:
“Cho dù không biết trong đời đời kiếp kiếp,
Mục đích chiến đấu hăng hái của tôi là gì,
Nhưng tôi biết ý chỉ của Chúa cao hơn sự phân tranh của con người,
Tôi là tuân theo nguyện ý của Chúa mà dấn thân”.
Lời cầu nguyện của Patton được ghi vào sử sách Hoa Kỳ
“Lời cầu nguyện của Patton” nổi tiếng khắp nơi và được ghi chép rõ ràng trong biên niên sử Hoa Kỳ. Theo ký ức của Đại tá O’Neill, người đứng đầu linh mục Quân đoàn thứ ba, thì vào năm 1944, chiến dịch Normandy bắt đầu. Vào tháng 12, sư đoàn dù 101 của không quân Hoa Kỳ đóng tại khu vực giao thông quan trọng Basten đã bị quân Đức bao vây. Tình hình rất nguy cấp. Tướng Barton được lệnh dẫn Quân đoàn thứ ba hành quân đến Basten để giải cứu Sư đoàn dù 101. Vào thời điểm đó, khu vực Basten đã bị bao phủ trong sương mù và tuyết trắng, nên quân Đồng minh không thể cung cấp bất kỳ sự hỗ trợ hỏa lực nào.
Tình hình quân sự rất khẩn cấp và Tướng Patton quay sang cầu Chúa. Ông yêu cầu linh mục quân đội làm một tấm thiệp cầu nguyện và gửi cho tất cả 250.000 sĩ quan và binh lính. Trên đó ghi Lời cầu nguyện nổi tiếng của Patton:
“Thưa Cha toàn năng và từ bi, chúng con khiêm tốn cầu xin Cha kiểm soát thời tiết xấu này, và ban cho chúng con một thời tiết trong chiến trận. Xin Cha hãy khai ân lắng nghe tiếng kêu cứu của những người lính chúng con. Xin được sử dụng sức mạnh của Cha để giúp chúng con tiếp tục chiến thắng, đập tan cuộc bao vây của kẻ thù và giương cao công lý cho Cha trên các quốc gia và toàn thế giới”.
Barton nói với mục sư rằng, một người muốn đạt được mong muốn của mình thì cần đến ba loại nỗ lực:
“một là kế hoạch cẩn thận, hai là làm việc chăm chỉ và ba là thành khẩn cầu nguyện. Có một nhân tố mơ hồ chưa biết rõ giữa việc lên kế hoạch và thực thi nó, có thể quyết định là thành hay bại. Một số người gọi đó là may mắn, Patton gọi nó là Chúa”.
Mấy hôm sau, Patton gửi một văn bản yêu cầu tất cả sĩ quan và binh lính hãy cầu nguyện vào những thời khắc quan trọng: “Chúng ta nhất định phải tìm đến Thiên Chúa, tìm sự giúp đỡ của Ngài”.
Đêm trước khi hành quân, trời vẫn mưa tuyết trắng xóa, Patton đã quỳ trên đường phố cầu nguyện Thượng đế:
“Cha ơi! Patton xin cầu ngài, hai tuần qua chúng con luôn sống trong địa ngục, hết mưa rồi đến tuyết rồi lại đến mưa bão, bão tuyết đã khiến con bắt đầu hoài nghi về ý muốn của Cha. Rốt cục Cha đang đứng về phía bên nào?…”
“Cha có biết tình cảnh của chúng con tuyệt vọng tới mức nào không. Con đã nói với thuộc cấp của con là mọi việc đang trong kế hoạch. Nhưng cần nói thêm là sư đoàn dù 101 đang bị tổn thất nghiêm trọng ở Basten. Bão tuyết không ngừng khiến quân đồng minh không thể thực hiện sự chi viện từ trên không”.
Khó đánh bại không phải là lũ lính Đức mà là thời tiết xấu. Con không muốn phàn nàn một cách vô lý, nhưng những người lính của con đã hy sinh từ Metz đến Echternach. Hôm nay, con đến thăm một số trạm quân y, nơi đó đều là thương binh bị tê cóng, nhiều thương binh không được chữa trị kịp thời đang chờ chết. Đó chưa phải là điều tồi tệ nhất, điều tồi tệ là tầm nhìn thấp, mưa gió liên tục khiến cho lực lượng không quân của chúng con bị tê liệt”
“Chúa ơi! Con vốn không phải người thích cãi lý, con cũng không cầu xin Chúa điều gì quá lớn. Con chỉ cần trời nắng liền trong 4 ngày”.
Trời hửng sáng, phép màu đã xảy ra! Tuyết ngừng rơi và sáu ngày tiếp theo trời nắng. Vì vậy, Quân đoàn thứ ba đã tiến lên phía bắc và giải cứu thành công Sư đoàn dù 101 bị mắc kẹt trong khu vực Basten. “Lời cầu nguyện của Patton” đã trở thành một kỳ tích nổi tiếng khắp mọi nơi.
So với Barton, Trump không nhờ được ký ức nào về những lần luân hồi của mình, nhưng ông cũng là một người có niềm tin vào Chúa. Ông duy trì các giá trị truyền thống, không hút thuốc, không uống rượu, không dùng ma túy và làm việc hơn 12 giờ mỗi ngày.
Trump là một tín đồ lâu năm của phái Presbyterian – một nhành của Cơ đốc giáo. Trump từng đưa ra một tuyên bố rằng:
“Tôi tự hào là tín đồ của Cơ đốc giáo. Sau khi trở thành Tổng thống, tôi sẽ không để Cơ đốc giáo tiếp tục bị tấn công và suy yếu”.
Trump cũng đưa châm ngôn của mẹ ông vào bìa gáy cuốn sách “Làm thế nào để làm giàu (How to get rich)”.Nguyên văn câu này là: “Hãy tin vào Chúa và thành thật với chính mình(Trust in God and be true to yourself)”.
Lịch sử còn dài, đất nước sẽ xuất hiện nhiều người tài giỏi. Trump – người “làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại (Make America Great Again)”, có rất nhiều điểm tương đồng với Patton – người “chiến đấu vì Chúa”. Giữa hai người này rốt cuộc có mối nhân duyên sâu sắc nafo? Hôm nay, Trump đã vào Nhà Trắng và đang chiến đấu cho Hoa Kỳ hôm nay và ngày mai. Tổng thống Mỹ thứ 45 liệu sẽ trở thành anh hùng của nhân dân Mỹ?
Theo Tân Sinh
An Nhiên biên dịch
Chưa từng thấy: Cô gái Mỹ lái máy bay bằng chân
Không chỉ là một phi công, cô gái mất 2 tay này còn được cấp chứng chỉ thợ lặn, đai đen tam đẳng taekwondo.