Sự thật uy lực lá chắn tên lửa Mỹ tới đâu?

Mặc dù Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 22/9 khẳng định mạng lưới quốc phòng của nước này sẽ bắn hạ bất kỳ tên lửa đạn đạo của Triều Tiên nếu như nó bay qua vùng lãnh thổ đảo Guam, song các chuyên gia thế giới về lĩnh vực này đều bày tỏ lo ngại và thậm chí còn tuyên bố Lầu Năm Góc đang nói dối.

23:30 01/10/2017

Theo các chuyên gia quân sự có kiến thức sâu rộng trong công nghệ quốc phòng tên lửa, bằng việc tuyên bố Mỹ sẽ phá hủy một tên lửa đạn đạo Bình Nhưỡng mang theo đầu đạn hạt nhân khi đang bay trên không, Lầu Năm Góc không chỉ đang đánh lừa dư luận và chính phủ, mà hoàn toàn là đang nói dối.

Ông Joe Cirincione – Chủ tịch Quỹ Ploughshares – một tổ chức an ninh chuyên về vũ khí hạt nhân, và Kingston Reif – Giám đốc chính sách giảm nguy cơ và phi vũ trang thuộc Hiệp hội kiểm soát vũ khí, cho rằng Mỹ sẽ phải rất vất vả để tìm cách bắn hạ tên lửa hạt nhân Triều Tiên. Hai chuyên gia này nhận định, Mỹ đang thổi phồng năng lực hệ thống phòng thủ tên lửa nhiều lớp của mình song thực sự gần như không có hệ thống nào đủ khả năng đánh chặn ICBM.

hệ thống phòng thủ, Mỹ, Triều Tiên

Chuyên gia Cirincione giải thích: “Từ khóa ở đây là ‘vượt qua’. Quả tên lửa Bình Nhưỡng phóng qua lãnh thổ Nhật Bản ở độ cao 770km khi đang ở đỉnh quỹ đạo bay. Điều đó đồng nghĩa với việc cả Nhật Bản và Mỹ đều không thể nào đánh chặn quả tên lửa đó. Không có một vũ khí phòng thủ tên lửa nào hiện nay có thể đạt được độ cao như vậy”.

Hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ đang sở hữu gồm 3 lớp, trong đó có hệ thống Patriot, THAAD và Aegis, với khoảng cách mà chúng có thể vươn xa lần lượt là 19km, 201km và 2.170km.

Tuy nhiên, cả 3 hệ thống này đều được thiết kế để bắn hạ một quả tên lửa đang bay ở giai đoạn cuối, khi nó bắt đầu rơi xuống mục tiêu. Mặc dù theo các nguồn tin Mỹ đã đổ gần 320 tỷ USD vào việc phát triển hệ thống phòng thủ trong hàng chục năm qua, thì không có một hệ thống nào có thể bắn trúng ICBM khi nó đang bay ở tầm giữa hoặc tầm mới bắn.

Vậy có vấn đề gì khi 3 hệ thống phòng thủ của Mỹ sẽ đảm nhiệm nhiệm vụ bắn hạ tên lửa giai đoạn cuối. Các chuyên gia vẫn cho rằng điều đó không đủ đảm bảo.

Tất cả các hệ thống THAAD, Patriot và đặc biệt là Aegis đều làm khá tốt trong các buổi thử nghiệm đánh chặn các mục tiêu đang bay tới, song những buổi thử nghiệm đó gần như được thiết kế để thành công, lên kế hoạch cẩn thận, đơn giản và sử dụng mục tiêu tầm ngắn.

Theo chuyên gia Cirincione, hiện Mỹ chỉ có 50-50 phần trăm cơ hội bắn hạ một quả tên lửa giống với tên lửa Hwasong-14 của Triều Tiên khi quả tên lửa đang trên đường bay tới.

Bên cạnh đó, mặc dù các ống phóng của hệ thống Aegis rất linh hoạt, được lắp đặt trên tàu chiến, song những tàu này cũng cần phải vào đúng vị trí tại đúng thời điểm để có thể đánh chặn một quả tên lửa.

Ngoài ra, Mỹ còn đang sở hữu một hệ thống – được coi là giải pháp cuối cùng trước một mối đe dọa ICBM, có tên gọi Hệ thống phòng thủ giai đoạn giữa trên mặt đất (GMD). Hệ thống này đã tiêu tốn của Mỹ gần 40 tỷ USD đầu tư và được tuyên bố có khả năng bắn hạ ICBM ở điểm cao nhất trong quỹ đạo bay, lên tới 5.632km.

Tuy nhiên các chuyên gia vẫn bày tỏ nghi ngờ, và cho rằng “có thể bắn hạ” không đồng nghĩa với “đảm bảo hiệu quả”.

Chuyên gia Reif giải thích: “Hệ thống phòng thủ đất liền của Mỹ, GMD, bị phát hiện mắc nhiều lỗi kỹ thuật và động cơ, và những lần thử nghiệm trong điều kiện có kiểm soát không chứng minh được nó có thể cung cấp một lá chắn phòng thủ đáng tin cậy trước một số lượng nhỏ ICBM”.

Dẫn trực tiếp lời của cựu Giám đốc Cơ quan Phòng thủ Tên lửa – Tướng ba sao nghỉ hưu Trey Obering, chuyên gia Cirincione đề cập trong một bài viết trên trang tin Defense One, cơ hội để thành công bắn trúng ICBM với hệ thống GMD như “tung đồng xu” vậy.

Trong khi đó, hệ thống THAAD đang được lắp đặt ở Hàn Quốc cũng không thể khẳng định sẽ đem lại an toàn cho toàn bộ 25 triệu dân của nước này. Theo Thomas Karako – nhà nghiên cứu cấp cao kiêm Giám đốc Dự án Phòng thủ Tên lửa thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), Triều Tiên có hàng trăm quả tên lửa, và pin THAAD thì không có đủ để bảo vệ cho toàn bộ bán đảo.

THAAD được triển khai tại Hàn Quốc không phải để bảo vệ cho 25 triệu dân ở đây, mà chủ yếu để “kéo dài thời gian chuẩn bị cho một cuộc phản công quân sự”.

Chuyên gia Reif cảnh báo nếu như cứ tiếp tục những lời lẽ tự tin như vậy, giới lãnh đạo cấp cao Mỹ sẽ tự lừa bản thân mình và nghĩ rằng có thể khiến căng thẳng leo thang trước những hành động khiêu khích của Triều Tiên mà không hề lo lắng Triều Tiên sẽ phạt động một cuộc trả đũa hạt nhân. Điều này sẽ càng làm tăng nguy cơ lớn về một cuộc xung đột trên Bán đảo Triều Tiên.

Theo Báo Tin Tức

Tags:
“Chú hề” bắn chết vợ rồi cưới chồng của nạn nhân

“Chú hề” bắn chết vợ rồi cưới chồng của nạn nhân

Cảnh sát Mỹ vừa bắt giữ một phụ nữ họ tin là đã ăn mặc như một chú hề, bắn chết một phụ nữ khác rồi cưới chồng của nạn nhân.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất