Sự thật về bức ảnh “nhân viên Nhà Trắng không chào đón Donald Trump”
21:42 12/11/2016
Một lần nữa, “lời nói dối đã kịp chạy nửa vòng trái đất trong khi sự thật chưa kịp xỏ giày” nhờ mạng xã hội
ảnh minh họa
Những ngày qua, mạng xã hội và báo chí quốc tế đồng loạt đăng tải một bức ảnh kèm theo đó là chú thích: “Các nhân viên của tỏ thái độ khi ông Donald Trump bước chân vào theo lời mời của Tổng thống đương nhiệm Barrack Obama.
Trong ảnh là một đám đông được cho là các nhân viên và cả các quan chức cấp cao đang làm việc trong chính phủ của ông Obama tại Nhà Trắng với vẻ mặt rất lạnh lùng, vô cảm, thậm chí là khó chịu, bồn chồn và bối cảnh được cho là khi họ nhìn thấy ông Donald Trump bước vào Vườn Hồng để gặp ông Obama.
Dễ dàng nhận thấy các nhân vật khá “quen thuộc” xuất hiện trong bức ảnh như Valerie Jarrett – cố vấn cấp cao của Tổng thống Obama, Jen Psaki – Giám đốc thông tin của Nhà Trắng hay Cố vấn an ninh quốc gia Susan Rice.
Ai cũng hiểu, hàm ý của bức ảnh này là việc bị ghét và không được chào đón.
Trên các mạng xã hội như Twitter, Facebook, bức ảnh này được người dùng chia sẻ hàng ngàn lần và nhiều bài báo trên khắp thế giới cũng khai thác bức ảnh để cho rằng vị tổng thống mới đắc cử của “bị ghét ở khắp mọi nơi”.
Nhưng rồi cũng có người lên tiếng về bức ảnh này, có điều, sự thật đã xuất hiện quá muộn và bị nhấn chìm bởi những lời “hả hê” của truyền thông.
Jim Lo Scalzo – phóng viên ảnh của hãng EPA đồng thời là tác giả của bức ảnh cho biết, sự thật thì bức ảnh này không phải chụp hôm sáng Thứ Năm (10/11) khi ông Barack Obama tiếp đón ông Donald Trump. Nó được chụp hôm thứ Tư (9/11) khi ông Obama đang phát biểu trên một chương trình truyền hình trực tuyến sau khi ứng cử viên của Hillary Clinton chính thức tuyên bố thua cuộc trước ông Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng.
Chú thích gốc của bức ảnh là: “Các nhân viên của Nhà Trắng nghe bài phát biểu của Tổng thống Barack Obama về chiến thắng của ông Donald Trump trước bà Hillary Clinton, tại Vườn Hồng”.
Vẻ mặt của những người trong bức ảnh là vẻ mặt của những nhân viên khi nghe bài phát biểu cuối cùng trên cương vị Tổng thống của ông Obama chứ hoàn toàn không liên quan gì đến việc ông Trump bước chân vào Nhà Trắng.
Dù sau đó một số tờ báo và tài khoản mạng xã hội đã lên tiếng đính chính nhưng gần như không có tác dụng bởi như một câu ngạn ngữ phương Tây đã nói: Khi sự thật còn chưa kịp xỏ giày thì lời nói dối đã kịp chạy nửa vòng trái đất.
Mai Phương Thúy vừa nhập viện cấp cứu vì khó thở khi đang dùng bữa, nối dài danh sách những lần sức khỏe của nàng hậu bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ năm 2016 đến nay.
Sau đổ vỡ hôn nhân, Diệp Lâm Anh, Nghiêm Đức đã có những ngã rẽ khác nhau trong cuộc sống. Diệp Lâm Anh trở lại và chăm chỉ làm nghề, cô tìm được hạnh phúc bên bạn trai kém tuổi
Herbert Mullin khai thực hiện 13 lần 'hiến tế người' sau khi nghe thấy những giọng nói bảo phải 'hiến máu cho thiên nhiên' nhằm ngăn chặn động đất thảm khốc phá hủy California.
Năm 1999, Lưu Diệc Đình - cô gái là nhân vật trong cuốn "Em phải đến Harvard học kinh tế" trở thành hiện tượng ở Trung Quốc và khơi mào cho làn sóng du học Mỹ.
Hàng trăm nghìn tấn arsen chôn trong mỏ vàng bỏ hoang ở miền bắc Canada đang được đóng băng để tránh nguy cơ phát tán, khiến chúng được ví như "quái vật ngủ say".