Sức mạnh của bài phát biểu nhận thua bầu cử tổng thống Mỹ
Hơn một thế kỷ qua, nhận thua sau khi tranh cử thất bại thường là truyền thống của các ứng viên tổng thống Mỹ để hàn gắn đất nước và ủng hộ tổng thống mới.
00:30 11/11/2020
Trong hơn một thế kỷ, nền dân chủ Mỹ có một truyền thống là các ứng viên tổng thống sẽ phát biểu nhận thua công khai khi thất bại trong cuộc tranh cử. Dù mang những thông điệp khác nhau về chi tiết, các bài phát biểu này đều có một điểm chung: kêu gọi đất nước thống nhất, ủng hộ tổng thống mới.
Truyền thống 124 năm này có nguy cơ bị phá vỡ vào năm 2020, khi Tổng thống Trump - ứng viên đang đứng trên bờ vực thất cử - quyết tâm dẫn đầu một chiến dịch kéo dài nhằm đảo ngược chiến thắng của cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden.
"Tôi có thể dễ dàng giành được chức vụ Tổng thống Mỹ nếu bầu cử hợp pháp", ông Trump đăng tải trên Twitter vào đầu ngày 6/11, một trong chuỗi các nội dung mà tổng thống và những người theo dõi ông tuyên bố, dù không có bằng chứng đáng kể.
Đó không phải là một thông điệp mới từ ông Trump, người đã thể hiện trong nhiều tháng rằng ông sẽ không chấp nhận kết quả bầu cử.
"Tôi không phải là một người thua cuộc tốt", ông Trump trả lời người dẫn chương trình Fox News. "Tôi không thích thua cuộc và cũng chẳng mấy khi thua cuộc".
Truyền thống nhận thua của ứng viên tổng thống Mỹ
Hầu hết người đương nhiệm và ứng viên tranh cử đều nói rằng họ tôn trọng và trân trọng quá trình bầu cử, dẫu cuộc đua này có rất nhiều thách thức. Chưa từng có tiền lệ trong thời hiện đại về một ứng cử viên cho rằng kết quả bầu cử có gian lận.
Bà Clinton phát biểu chấp nhận thua cuộc trước ông Trump vào tối 9/11/2016. Ảnh: Reuters.
Nhà sử học Robert Dallek cho biết các bài phát biểu thể hiện sự tôn trọng kết quả bầu cử không phải là một vấn đề nhỏ, bởi chúng "thể hiện sự tiếp tục cam kết đối với các quá trình chuyển đổi quyền lực một cách hoà bình".
Dallek cũng cho biết các thông điệp gửi một "tín hiệu quan trọng đến những người ủng hộ, rằng họ cần phải cùng với ứng cử viên chấp nhận thua cuộc".
Kể từ năm 1896, những người thất cử đã chấp nhận thất bại này một cách công khai và nhanh chóng. Họ cũng thường bộc lộ sự ủng hộ dành cho người chiến thắng.
Ứng viên Đảng Dân chủ William Jennings Bryan, người thua cuộc tranh cử cuối cùng trong thế kỷ 19, đã gửi một bức điện cho ứng viên Đảng Cộng hoà William McKinley: "Tôi xin gửi lời chúc mừng. Chúng tôi đã thông báo tới người dân Mỹ và ý chí của họ chính là luật pháp".
Tại 30 cuộc tranh cử sau đó, người thua cuộc sẽ cho cả thế giới biết - đầu tiên là phát biểu trước công chúng, theo sau là bản tin, tiếp đó là trên đài phát thanh, và cuối cùng là trên truyền hình trực tiếp - rằng chiến dịch tranh cử đã kết thúc, và bên đối thủ đã chiến thắng.
Mặc dù không bắt buộc phải phát biểu công khai, nhưng những bài phát biểu cùng với nội dung này đã thành phong tục: thừa nhận thất bại, chúc mừng người chiến thắng, kêu gọi đất nhất thống nhất vì lời ích chung và khuyến khích những người thua cuộc sẽ tiếp tục chiến đấu vì lý tưởng của họ.
Những màn nhận thua trong lịch sử
Năm 2008, Thượng nghị sĩ John McCain (R-Ariz) phát biểu: "Đây là một cuộc bầu cử lịch sử", khi Thượng nghị sĩ Barack Obama trở thành người da màu đầu tiên được bầu làm tổng thống. "Và tôi nhận ra ý nghĩa đặc biệt của điều này đối với người Mỹ gốc Phi và niềm tự hào này phải dành cho họ trong tối nay".
Trong một bài phát biểu được viết bởi Mark Salter, trợ lý lâu năm và cũng là người viết tiểu sử cho ông, McCain nói rằng đã đến lúc đất nước phải vượt ra khỏi sự phân biệt chủng tộc và đoàn kết hơn.
Ông McCain phát biểu nhận thua trước ứng viên Barrack Obama năm 2008. Ảnh: AFP/ Mandel Ngan.
McCain phát biểu: "Tôi kêu gọi tất cả những người Mỹ đã ủng hộ tôi hãy tham gia cùng tôi không chỉ trong việc chúc mừng ông ấy, mà còn đón chào tổng thống mới của chúng ta với thiện chí và nỗ lực nghiêm túc để hiểu nhau hơn, để tìm ra những thoả hiệp cần thiết, để thu hẹp sự khác biệt, giúp khôi phục sự thịnh vượng, bảo vệ an ninh của chúng ta trong một thế giới nguy hiểm, và để lại cho con cháu của chúng ta một đất nước hùng mạnh hơn, tốt đẹp hơn những gì chúng ta được thừa hưởng".
Ông McCain đã gọi chiến dịch năm 2008 là "vinh dự lớn của đời tôi" và nói thêm: "Trái tim tôi không có gì khác ngoài lòng biết ơn đối với trải nghiệm này và người dân Mỹ đã cho tôi một cuộc bình chọn công bằng trước khi quyết định rằng Thượng nghị sĩ Obama và người bạn cũ của tôi, Thượng nghĩ sĩ Joe Biden, sẽ có vinh dự dẫn dắt chúng ta trong bốn năm tới".
Tám năm sau đó, bà Hillary Clinton cũng đã có bài phát biểu trước chiến thắng đáng kinh ngạc của ông Donald Trump. "Tôi hy vọng rằng ông ấy sẽ là một tổng thống thành công đối với tất cả người Mỹ", cựu ngoại trưởng và thượng nghị sĩ Mỹ nói.
Sau khi khích lệ những phụ nữ và trẻ em gái đã ủng hộ bà, đặc biệt khuyến khích họ hãy tiếp tục mơ về việc có một người phụ nữ lãnh đạo Nhà Trắng, bà Clinton đã mô tả vẻ đẹp của sự chuyển giao quyền lực một cách hoà bình ở Mỹ.
"Ông Donald Trump sẽ trở thành tổng thống của chúng ta. Chúng ta nợ ông ấy một tư duy cởi mở và một cơ hội lãnh đạo", bà Clinton nói. "Nền dân chủ hợp hiến của chúng ta bảo vệ việc chuyển giao quyền lực một cách hoà bình. Chúng tôi không chỉ tôn trọng, mà còn trân trọng nó".
Bài phát biểu nhận thua kịch tính nhất trong thời hiện đại diễn ra vào năm 2000, khi cuộc bầu cử diễn ra ở Florida, nơi các lá phiếu được kiểm hàng tuần sau ngày bầu cử.
Ban đầu, nhiều hãng truyền thông "xướng tên" Phó Tổng thống Al Gore là người chiến thắng ở Florida, nhưng sau đó họ rút lại. Vài giờ sau, họ xác định Thống đốc bang Texas George W. Bush chiến thắng ở Florida, nghĩa là ông đắc cử tổng thống. Ông Gore gọi cho Bush để nhận thua. Nhưng các hãng truyền thông lại một lần nữa rút lại tuyên bố, khiến ông Gore gọi cho ông Bush để rút lại lời nhận thua.
Mãi đến 5 tuần sau đó, ngày 12/12, Toà án Tối cao của Mỹ mới ra lệnh kết thúc kiểm phiếu, giúp George W. Bush trở thành người chiến thắng chỉ với 527 phiếu so với Al Gore.
"Chỉ vài phút trước, tôi đã nói chuyện với George W. Bush và chúc mừng ông ấy trở thành tổng thống thứ 43 của Mỹ", Gore nói. "Và tôi hứa là tôi sẽ không gọi lại lần nào nữa".
Ông Gore cũng đề nghị gặp ông Bush "càng sớm càng tốt để chúng ta có thể bắt đầu hàn gắn những chia rẽ trong chiến dịch và cuộc chiến mà chúng ta vừa trải qua".
9 bài học thực tḗ mà bạn chỉ được dạy ở tɾường đời, nên nhận ɾa tɾước khi qᴜá mᴜộn
Cᴜộc sống ngắn hơn bạn nghĩ, thời gian vẫn không ngừng tɾôi và có những bài học đḗn từ thực tḗ cᴜộc sống mà bạn nên nhận ɾa tɾước khi qᴜá mᴜộn, bởi đây là những bài học không có ở tɾường lớp nào.