Tại sao con trai lớn cần rời mẹ nhưng con gái không cần rời cha

Con trai quá bám mẹ sẽ yếu đuối, không có khả năng tự quyết. Con gái gần gũi cha sẽ tự tin và hứa hẹn có hôn nhân hạnh phúc.

01:30 01/03/2019

Bài viết là quan điểm của Wang Shu, một thạc sĩ tâm lý giáo dục Trung Quốc và là cha của hai con, theo Sina.

Vài ngày trước có video một người mẹ đi làm về thì cậu con trai 18 tuổi cao ráo, đẹp trai ra mở cửa. Người mẹ nhảy lên ôm và rồi người con trai quay vòng mẹ, nhìn đầm ấm biết bao.

Song cư dân mạng lại có ý nghĩ khác. Họ cho rằng con trai ở tuổi này không nên gần gũi với mẹ như thế. Nếu hai mẹ con vẫn mãi thế này thì chắc chắn tương lai cuộc hôn nhân của người con trai sẽ gặp vấn đề.

Người Trung Quốc xưa có câu "Con trai tránh mẹ, con gái tránh cha", thực tế đó là một hướng dẫn về giáo dục giới tính để những đứa trẻ có thể hiểu được ngay từ nhỏ sự khác nhau giữa nam và nữ, cũng như quyền riêng tư. Nhưng đứng từ góc độ cảm xúc và tính cách thì thực sự "con trai cần tránh mẹ nhưng con gái không cần tránh cha".

Con gái gần gũi cha về mặt cảm xúc sẽ có lợi sâu rộng đến cuộc đời sau này. Ảnh: Sina.

Con gái gần gũi cha về mặt cảm xúc sẽ có lợi sâu rộng đến cuộc đời sau này. Ảnh: Sina.

Tại sao con gái không cần tránh cha?

Các bé gái thường cảm thấy không an toàn và cha là người đàn ông đầu tiên trên thế giới truyền cảm giác an toàn cho họ. Cha có ảnh hưởng sâu rộng đến đến sự trưởng thành, lựa chọn bạn đời và hôn nhân của con gái. Mối quan hệ hai cha con tốt thì con gái sẽ tự tin, không cần tìm kiếm giá trị của mình trên người khác giới và sau này dễ dàng điều hòa mối quan hệ với chồng hơn. Còn trong nhiều gia đình con gái thiếu tình yêu của người cha thì thường rụt rè, nhút nhát, ngại giao tiếp với đàn ông và dễ gặp phải những người đàn ông xấu. 

Tại sao con trai cần phải tránh mẹ?

Thời thơ ấu của bé trai rất cần thiết duy trì mối quan hệ mật thiết với mẹ, bởi tình yêu của mẹ có lợi cho sự phát triển của trẻ. Nhưng khi con trai lớn lên, người mẹ cũng đồng thời phải từ từ buông tay và trong quá trình đó phải liên tục buông tay để con tự lập.

Song thường các bà mẹ quan tâm quá mức và giúp con giải quyết nhiều vấn đề khác nhau. Nhân danh tình yêu, người mẹ bảo vệ con như trong "kén", điều này chỉ khiến trẻ yếu đuối, thiếu sự khám phá. Trẻ sẽ dần trở nên phụ thuộc, lười biếng và khi gặp phải điều gì đứa trẻ chỉ chờ xin ý kiến mẹ, không có chính kiến, trách nhiệm. Quá thân với mẹ thì đứa trẻ có thể thiếu nam tính.

Con trai lớn không nên bám mẹ. Ảnh: Sina.

Con trai lớn không nên bám mẹ. Ảnh: Sina.

Không chỉ tính cách, trẻ trai bám mẹ sau này còn ảnh hưởng đến hôn nhân. Nhiều người mẹ không có cách nào rời được con trai. Họ thường muốn chồng và con trai yêu mình, đồng thời sợ con dâu đánh cắp mất con trai. Họ lo sợ sẽ mất đi sự quan trọng với con, vì thế mà tham gia quá nhiều vào đời sống gia đình con và làm tổn thương hạnh phúc của người trẻ tuổi.

Nghiên cứu tâm lý chỉ ra rằng trẻ em có nhận thức về giới khoảng ba tuổi. Khi ý thức về giới nảy mầm trong trẻ, chúng bắt đầu xác định mình là trai hay gái. Từ độ tuổi này cha mẹ cần phải cẩn trọng hơn trong mối quan hệ với con. "Con trai tránh mẹ" không chỉ tránh mẹ về mặt thể chất, mà quan trọng hơn còn phải tách biệt về mặt tâm lý. "Con gái không cần tránh cha" là nói về mặt tâm lý, cảm xúc, nhưng về thể chất cần có sự tách biệt.

Tags:
Đừng bắt con cảm thấy tội lỗi vì du học về mà không giàu có

Đừng bắt con cảm thấy tội lỗi vì du học về mà không giàu có

“Tốt nghiệp đại học tôi đã mở một chiếc xe bán đồ ăn đi khắp đất nước xa lạ kia, chỉ để học hỏi văn hóa, bản sắc của họ”, anh Khôi Lê viết.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất