Tại sao giá vé máy bay ở Mỹ ngày càng đắt hơn?
Có lẽ không có biểu hiện phục hồi kinh tế nào rõ rệt hơn sự gia tăng đáng kể nhu cầu đi lại bằng máy bay tại Hoa Kỳ trong vài tháng qua. Kể từ khi số lượng hành khách bắt đầu tăng đều đặn vào tháng 3, các hãng hàng không Hoa Kỳ bị bủa vây bởi hàng trăm triệu người Mỹ háo hức thoát khỏi các hạn chế do Covid-19 và đi du lịch đến các bãi biển, công viên giải trí hoặc thăm gia đình và bạn bè.
12:00 01/07/2021
Hiện tại, một số chuyến bay đến các điểm nghỉ mát nổi tiếng đã bán hết vé vốn là thứ xa xỉ trong thời kỳ dịch bệnh. Do vậy, các nhà điều hành khuyến cáo du khách nên chuẩn bị sẵn sàng giá vé tiếp tục tăng cao lên mức trước đại dịch trong những tuần tới và có khả năng cao hơn nữa trong những tháng sau này. Và đây là lí do.
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet)
Nhu cầu ngày càng tăng
Theo dữ liệu của Hiệp hội Lữ hành Hoa Kỳ, ngay cả khi không có khách đi khoang hạng nhất thường chiếm 1/5 số lượng chuyến và 30% chi tiêu, một số hãng hàng không ghi nhận tỷ lệ sức chứa trên mỗi chuyển bay tăng dần và thậm chí vượt qua 80%. Theo Cục Thống kê Giao thông Vận tải Hoa Kỳ, con số này không quá xa so với số liệu 85% năm 2019 được đánh giá là thời hoàng kim ngành hàng không Hoa Kỳ bận rộn nhất trong lịch sử.
Tỷ lệ tiêm chủng được cải thiện, các hạn chế được dỡ bỏ, địa điểm vui chơi giải trí sớm mở cửa trở lại, nhu cầu tiêu dùng được kỳ vọng ngày càng lớn. Du lịch giải trí quốc tế cũng có khả năng bắt đầu phục hồi vào mùa hè này sau khi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ gần đây đã mở rộng danh sách các quốc gia du lịch. Tổng thống Joe Biden và Thủ tướng Anh Boris Johnson gần đây đã cam kết thành lập một lực lượng đặc nhiệm phụ trách bình thường hóa việc đi lại giữa Anh và Mỹ. Dựa trên tình hình tiến triển, các hãng hàng không kỳ vọng lượng du lịch quốc tế sẽ tăng vào mùa hè này và đặc biệt vào khoảng các ngày lễ lớn trong tháng 12.
Thiếu hụt nguồn cung
Lượng hành khách đổ về đột ngột khiến nhiều hãng hàng không trở tay không kịp. Do sự bùng phát phức tạp của Covid-19 và tỷ lệ tiêm chủng tương đối thấp ở một số khu vực, các hãng hàng không rất khó đánh giá nhu cầu, dẫn đến đôi khi thiếu hụt các chuyến bay. Ngoài ra, một số hãng hàng không cũng đang phải đối mặt với tình trạng thiếu phi công. Các hãng vận tải cạnh tranh gay gắt về nguồn lực và đương đầu với thời gian mô phỏng bay hạn chế để đào tạo lại phi công trên các máy bay khác nhau. Mặc dù bong bóng đào tạo này có thể chỉ là tạm thời, nhưng sự thiếu hụt phi công có thể tiếp tục ảnh hưởng đến lịch trình của các hãng hàng không trong nửa cuối năm, đặc biệt là khi lượng hành trình quốc tế tăng và máy bay thân rộng bắt đầu được bay trở lại trên tuyến xuyên quốc gia.
Cuộc khủng hoảng Covid-19 là sự mở đầu cho tình trạng thiếu phi công trầm trọng hơn dự kiến sẽ xảy ra trong hai năm tới. Sự thiếu hụt lao động tay nghề cao, thợ máy và các kỹ thuật viên khác gây áp lực lên chi phí hàng không và cuối cùng là giá vé trong vài năm.
Chi phí nhiên liệu tăng
Bên cạnh áp lực chi phí đó là giá nhiên liệu tăng. Cơ quan Thông tin Năng lượng cho thấy giá mỗi gallon vào giữa tháng sáu cho nhiên liệu máy bay loại dầu hỏa cao hơn bốn lần so với mức thấp nhất trong trận đại dịch vào cuối tháng tư năm 2020. Nhiên liệu và nhân công là chi phí lớn nhất của các hãng hàng không và khi nhóm này tăng lên, giá vé sẽ bị kéo theo.
Giống như tất cả các cuộc khủng hoảng, Covid-19 đã buộc các hãng hàng không phải giảm công suất vào năm 2020 bằng cách cắt giảm số lượng ghế cũng như giảm lực lượng lao động. Những quyết định trên khiến giá vé cao hơn, ít nhất là cho đến khi ngành công nghiệp bắt kịp nhu cầu.
Đường bay quốc tế dự kiến mở vào cuối năm
Cục Hàng không Việt Nam dự báo đường bay thường lệ giữa Việt Nam và các nước Đông Bắc Á, châu Âu sẽ hồi phục vào cuối năm.Ngày 28/6, đại diện Cục Hàng không Việt Nam cho biết cơ quan này đánh giá nửa cuối năm 2021 người dân được tiêm vaccine phòng Covid-19 tăng mạnh tại Việt Nam và thế giới (đặc biệt tại các thị trường trọng điểm của hàng không Việt Nam như Đông Bắc Á, châu Âu) sẽ đủ điều kiện tạo miễn dịch cộng đồng.