Tại sao nhiều thành phố ở Mỹ lại rơi vào tình trạng nghèo khổ?

Phnom Penh là thành phố của Campuchia, một nước đang phát triển, còn New Orleans nằm ở nước Mỹ, một quốc gia đã phát triển. Vậy 2 thành phố này có điểm gì chung? Đó là tình trạng nghèo đói diện rộng và cơ sở hạ tầng đổ nát. Một câu trả lời có thể gây ngạc nhiên cho nhiều người.

21:00 12/08/2017

Ở Mỹ có nhiều trường hợp tương tự New Orleans như Detroit, Baltimore. Những “thành phố Thế giới thứ ba” ở các cường quốc này có một điểm chung: Không có những thị trường tự do và mở cửa.

Có một sự đồng thuận rộng rãi giữa các nhà kinh tế học rằng tự do kinh tế quyết định phần lớn sự giàu có của các quốc gia. Điều này cũng đúng với các đô thị. Theo nghiên cứu “An Economic Freedom Index for U.S Metropolitan Areas” (Chỉ số tự do kinh tế của các khu vực đô thị ở Mỹ) của nhà kinh tế học Deal Stansel, thì “mức độ tự do kinh tế cao tỷ lệ thuận với kết quả kinh tế tích cực.”

Một trong những tìm kiếm sâu sắc nhất từ nghiên cứu của Stansel là chỉ cần chuyển từ nhóm 1/5 ít tự do nhất lên nhóm thứ ¼ ít tự do nhất đã giúp cho tỷ lệ thất nghiệp giảm 0,9%. Chỉ số của Stansel xếp Detroit ở vị trí 345, Baltimore là 102, và New Orleans là 262 trong số 384 khu vực đô thị được điều tra.

Cả Baltimore và Detroit lọt vào top 5 thành phố có gánh nặng thuế lớn nhất. Đối với New Orleans, người dân đối mặt với tổng mức thuế doanh thu nộp cho tiểu bang và thành phố cao thứ 3 cũng như thâm hụt chi tiêu quá mức. 

Cả 3 thành phố sau cũng đang bị cản trở bởi các đạo luật cấp giấy phép hành nghề quá đáng và thậm chí kỳ lạ. Louisiana cấp phép cho những người bán hoa, Detroit cấp phép hành nghề cho những người tết tóc và các quận ở Maryland cấp giấy phép cho những thầy bói.

Như thể các quy định và thuế này là không đủ, các hạn chế về thị trường lao động đã khiến cho những người tìm việc ở Detroit và Maryland trở nên khốn khổ. Cả 2 thành phố này đều có tỷ lệ công đoàn cao hơn mức trung bình toàn quốc (10,7%) cùng với mức lương tối thiểu vượt quá mức 7,25 USD của liên bang.

Không bất ngờ, điều này đã làm gia tăng đáng kể tỷ lệ thất nghiệp, với Detroit và Maryland có tỷ lệ thất nghiệp đạt 8,1% và 6,1%. Trong khi đó, nhờ tỷ lệ thành viên công đoàn chỉ 4,2%, New Orleans đã có thành tích xuất sắc trong khía cạnh này, tuy nhiên, xếp hạng giáo dục thấp trong cả nước đã ngăn cản việc tăng lương.

Thêm vào đó, khi nói về bạo lực súng, bức tranh thậm chí còn tồi tệ hơn. Tỷ lệ giết người bằng súng ở Detroit là 35,9/100.000 người, chỉ thấp hơn một chút so với El Salvador (39,9), tỷ lệ của Baltimore (29,7) gần bằng Guatemala (34,8), và nếu New Orleans là một quốc gia thì nó có tỷ lệ giết người cao thứ 2 trên thế giới (62,1), chỉ xếp sau Honduras (68,3) và hơn Venezuela rất nhiều (39,9). Một điều bất ngờ là 3 thành phố này lại có các đạo luật kiểm soát súng chặt chẽ nhất ở Mỹ.

Không có gì ngạc nhiên khi Baltimore, Detroit và New Orleans có tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo khổ là 28,2%, 48,1% và 29%. Mọi việc không hề dễ dàng ở thành phố Big Easy và có sự khác biết lớn về của cải giữa những thành phố trong Thế giới Thứ nhất. Giải pháp rất đơn giản: bỏ chế độ thuế cao và thị trường lao động được điều tiết.

K Nguyễn

Theo Thời Đại

Nguồn: cafebiz

Tags:
Little Saigon: Uống rượu lái xe, mang súng có đạn, ông Việt Nam bị bắt

Little Saigon: Uống rượu lái xe, mang súng có đạn, ông Việt Nam bị bắt

Một ông Việt Nam ở vùng Little Saigon vừa bị bắt vì tội say rượu lái xe, trong xe có súng đầy đạn, đã vậy, còn bỏ chạy khi bị cảnh sát chặn lại.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất