Từ Obama đến Trump - thập kỷ chấn động nước Mỹ
Thập kỷ 2010-2019 trôi qua với câu hỏi sẽ còn làm các nhà sử học và giới phân tích băn khoăn: Vì sao nước Mỹ lại đi từ Barack Obama tới Donald Trump?
10:00 20/05/2021
Ngày 16/6/2015, tỷ phú Donald Trump đi thang cuốn xuống sảnh của Tháp Trump, tuyên bố ra tranh cử tổng thống Mỹ.
Ông nhanh chóng thu hút mọi ánh nhìn, cũng như tập trung làn sóng chỉ trích, khi tuyên bố: “Khi Mexico để người của họ sang đây (Mỹ), họ không gửi những người giỏi nhất... mà những người đó mang theo ma túy, tội phạm. Họ là những kẻ hiếp dâm. Chắc chỉ số ít là người tốt”.
Đó là bước ngoặt của thập niên, thời khắc mà nước Mỹ đã quay đầu 180 độ. Để tới cuối thập niên, giới phân tích nhìn lại và băn khoăn: Vì sao nước Mỹ đi từ Obama tới Trump? Đi từ vị tổng thống da màu đầu tiên, tới người kế nhiệm chuyên rao giảng tư tưởng bài ngoại, phân biệt chủng tộc. Ông Trump cũng từng mạnh miệng phát tán thuyết âm mưu nghi ngờ nơi sinh của ông Obama để rồi phải thừa nhận mình đã sai.
Ngày 16/6/2015, tỷ phú Donald Trump đi thang cuốn xuống sảnh của Tháp Trump, tuyên bố ra tranh cử tổng thống Mỹ.
Ông nhanh chóng thu hút mọi ánh nhìn, cũng như tập trung làn sóng chỉ trích, khi tuyên bố: “Khi Mexico để người của họ sang đây (Mỹ), họ không gửi những người giỏi nhất... mà những người đó mang theo ma túy, tội phạm. Họ là những kẻ hiếp dâm. Chắc chỉ số ít là người tốt”.
Đó là bước ngoặt của thập niên, thời khắc mà nước Mỹ đã quay đầu 180 độ. Để tới cuối thập niên, giới phân tích nhìn lại và băn khoăn: Vì sao nước Mỹ đi từ Obama tới Trump? Đi từ vị tổng thống da màu đầu tiên, tới người kế nhiệm chuyên rao giảng tư tưởng bài ngoại, phân biệt chủng tộc. Ông Trump cũng từng mạnh miệng phát tán thuyết âm mưu nghi ngờ nơi sinh của ông Obama để rồi phải thừa nhận mình đã sai.
Halifu Osumare, giáo sư khoa nghiên cứu châu Phi và người Mỹ gốc Phi ở Đại học California - Davis, cho rằng thập niên qua cho thấy phân biệt chủng tộc vẫn là một phần trong chính trị Mỹ, một đất nước mâu thuẫn khi vừa vươn lên trở thành ngọn đuốc sáng đại diện cho dân chủ, quyền con người, vừa bị cản bước bởi hố sâu ngăn cách tồn tại từ quá khứ.
Bước lùi của nước Mỹ
“Tôi nghĩ Barack Obama đã chọc thủng quan niệm khắc sâu là chỉ người da trắng, giàu có mới có thể lãnh đạo đất nước, đến nỗi nước Mỹ phản ứng lại thông qua Donald Trump và cho phép sự trở lại của ‘bóng ma’ phân biệt chủng tộc đầy kinh hoàng trong quá khứ”, ông Osumare nói với Guardian.
Nhiều người lầm tưởng rằng với việc bầu chọn tổng thống da màu đầu tiên, nước Mỹ đã bỏ lại giai đoạn phân biệt chủng tộc. “Nhưng chúng ta thấy phản ứng ngược, và sự kỳ thị đó quay trở lại với hiện thân là Donald Trump”.
“Phản ứng ngược” của việc Obama lên làm tổng thống thể hiện rõ ở phong trào Tiệc Trà (Tea Party) bảo thủ, vốn chống đối dữ dội Obama. Phong trào này bề ngoài là về nợ công và thâm hụt ngân sách, nhưng căn nguyên là sự thù hận khi cho rằng tiền thuế đang được dồn về hỗ trợ một bộ phận người dân nào đó không xứng đáng, theo Guardian.
“Ông Trump đã cất loa kêu gọi... và hóa ra là đủ số người trong đảng Cộng hòa cũng (đang phẫn nộ) như vậy, nên ông đã có thể giành được tấm vé đại diện đảng ra tranh cử, rồi kiểm soát đảng”, Leah Greenberg, một nhân viên làm việc trong Quốc hội Mỹ thời kỳ Obama, nói với Guardian.
Tất nhiên, có nhiều yếu tố khác diễn ra đồng thời trong thời gian cuối của ông Obama: đại dịch nghiện thuốc giảm đau opioid, tỷ lệ tự tử tăng cao, tự động hóa, đóng cửa xí nghiệp làm chao đảo nhiều cộng đồng. Hố sâu cách biệt giữa nhóm siêu giàu 1% và nhóm 99%...
“Nhiệm kỳ Obama đáng ra cần phải cấp tiến, thúc đẩy chính trị mạnh mẽ hơn nhiều thì mới có thể chấm dứt những cơn sóng ngầm đã đẩy Trump lên như bây giờ”, Timothy Snyder, giáo sư sử học ở Đại học Yale, nói với Guardian.
“Không có nghĩa đó là lỗi của Obama... nhưng tôi nghĩ 8 năm Obama... chưa thay đổi hoàn toàn được chính trị Mỹ, đạt đến độ ngăn cản được một người như ông Trump lên nắm quyền”.
“Người ngoài cuộc” kéo giãn hai cực nước Mỹ
Cuộc khủng hoảng tài chính 2008, với hậu quả là những khoản tiền khổng lồ phải chi vào giải cứu Phố Wall, để lại các dư chấn là các phong trào dân túy do những “người ngoài cuộc” lãnh đạo. Đó là những tư tưởng từng là quá xa, quá vô lý nhưng lại giờ lại nhận được ủng hộ của công chúng Mỹ đang phẫn nộ.
Những “người ngoài cuộc” đó chính là ông Trump bên cánh hữu - luôn đổ lỗi cho người nhập cư cũng như giới tinh hoa chính trị, hay ứng viên đảng Dân chủ năm 2016, 2020 Bernie Sanders bên cánh tả - luôn đổ lỗi cho giới tập đoàn, tỷ phú, siêu giàu. Họ đã “kéo giãn” chính trị Mỹ đến mức xóa mờ sự trung dung và ôn hòa từng tồn tại dưới thời Bill Clinton.
Jamie Raskin, nghị sĩ đảng Dân chủ từ bang Maryland, nói với Guardian: “Đảng Dân chủ đã dịch thêm về cánh tả, còn đảng Cộng hòa dịch thêm về cánh hữu, và chúng ta có cuộc ‘kéo co’ giữa hai luồng dân túy trong lòng nước Mỹ”.
“Chúng ta có luồng dân túy mang tính độc tài, phân biệt chủng tộc, và chúng ta có dân túy thiên về chủ nghĩa xã hội, cấp tiến về kinh tế, và đó là cuộc chiến của trái tim, linh hồn nước Mỹ”.
#Metoo và hôn nhân đồng tính: chiến thắng của cánh tả
Nhưng ngoài chuyến đi xuống thang máy và gọi người Mexico là “kẻ hiếp dâm” của ông Trump, có diễn biến khác xảy ra vào tháng 6/2015.
Đó là phán quyết hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính trên toàn nước Mỹ của Tòa án Tối cao - một chiến thắng lịch sử của tư tưởng cấp tiến (cánh tả).
Jamie Raskin, nghị sĩ đảng Dân chủ, bang Maryland, từng lấy hôn nhân đồng giới làm trọng tâm khi tranh cử Thượng viện năm 2006. Ông nhớ lại mọi người đã nói với ông “điều đó không bao giờ thành hiện thực đâu”, “thậm chí ứng viên đồng tính cũng không dám nêu vấn đề” và “nó khiến ông trông rất cực đoan, thay vì ở mức ôn hòa, trung dung”.
Nhận nhiều ý kiến cản trở như vậy, nhưng ông nhận ra chúng chỉ làm ông càng nhận ra mục đích của ông không phải là thúc đẩy các ý tưởng ôn hòa, mà là tư tưởng mà ông cho là tiến bộ nhất có thể.
“Nước Mỹ ngày nay đã trở nên cấp tiến hơn rất nhiều về hàng loạt vấn đề từng bị coi là cấm kỵ vào năm 2010”.
Sự cấp tiến đó được thể hiện ở các phong trào biểu tình đã làm rung chuyển các định chế lâu đời: phong trào Chiếm Phố Wall (Occupy Wall Street), phản đối cảnh sát bắn người da đen (Black Lives Matter), Extinction Rebellion (chống biến đổi khí hậu).
Không lâu sau khi ông Trump, người từng khoe khoang việc sờ soạng phụ nữ, đắc cử Nhà Trắng, phong trào #MeToo của hàng triệu nạn nhân bị quấy rối tình dục đã bùng nổ, hạ bệ nhiều đàn ông quyền lực như "ông trùm" Hollywood Harvey Weinstein.
David Remnick, biên tập tạp chí New Yorker viết: “Chúng ta (nước Mỹ) đầy mâu thuẫn, và dẫn chứng là khi một tổng thống kỳ thị phụ nữ lên nắm quyền, phong trào #MeToo nổi lên và thúc đẩy chúng ta tiến bộ hơn”.
Tin giả trên Facebook, Fox News như “miền Tây hoang dã”
#MeToo nổi lên được là nhờ mạng xã hội. Nhưng nổi lên được trên mạng xã hội còn là tin giả, dối trá, xâm phạm riêng tư, sự can thiệp của Nga. Có lẽ kẻ thắng cuộc lớn nhất trong thập niên qua là Facebook và Google.
Các gã khổng lồ công nghệ đã thu được nhiều tỷ USD và thay đổi cách chúng ta sống. Các nền tảng đã khiến con người bị chia rẽ hơn, tranh cãi thiếu văn minh hơn, cực đoan hơn, đằng sau sự ẩn danh. Các tập đoàn công nghệ giờ đã quyền lực và ảnh hưởng ngang bằng các quốc gia, nhưng không chịu những nghĩa vụ, ràng buộc của Liên Hợp Quốc, Guardian bình luận.
Cùng với đó, những kênh thời sự 24 giờ đang tạo ra những “vũ trụ” hoàn toàn tách biệt, với sự dữ kiện, diễn giải khác hẳn nhau về mọi chủ đề, từ cuộc điều tra Tổng thống Trump cấu kết với Nga, đến việc bổ nhiệm thẩm phán Brett Kavanaugh đầy tranh cãi vào Tòa Tối cao Mỹ, đến việc luận tội Tổng thống Trump nghi ép buộc Ukraine điều tra đối thủ Joe Biden.
Vị tổng thống Mỹ từng là ngôi sao truyền hình thực tế đã lợi dụng thời buổi mà sự thật dễ bị bóp méo như hiện nay để phủ nhận khoa học, rút nước Mỹ khỏi Hiệp định Paris chống biến đổi khí hậu - nhiều ý kiến nói đó là quyết định có hệ lụy trầm trọng nhất trong thập niên.
Dù có nhiều bê bối và quyết sách đáng ngờ, ông Trump luôn có thể dựa vào sự bênh vực của Fox News, một kênh truyền hình đã biến chính mình thành vũ khí chính trị nhờ “tập rượt” tấn công Obama suốt 8 năm nhiệm kỳ.
“Fox đã tạo ra một thực tế hoàn toàn khác mà (giới bảo thủ) sống hoàn toàn trong đó, phá hủy sự đồng thuận của nước Mỹ, phá hủy ý niệm rằng chúng ta đang có cùng các dữ kiện để rồi từ đó tranh luận xem nên nhìn nhận các dữ kiện đó thế nào”, David Brock, người sáng lập Media Matters for America, một tổ chức giám sát truyền thông, nói với Guardian. “Tôi không nghĩ chúng ta ở tình thế này nếu không vì Fox”.
Mạng xã hội cũng có tội, theo ông Brock. Fox News luôn chú ý tới những trang mạng có chiều hướng cực hữu như Breitbart, Daily Caller, 4chan, 8chan và Reddit.
Trong các kênh thông tin trên, thời sự 24 giờ trên truyền hình đã có từ lâu, còn mạng xã hội là mới trong thập niên qua, kéo theo việc dư luận ngày càng theo dõi thời sự chủ yếu qua newsfeed của mạng xã hội.
Sử gia, nhà nghiên cứu Niall Ferguson ở Đại học Stanford lại cho rằng mạng xã hội còn ảnh hưởng nhiều hơn Fox.
“Không có Facebook, Trump sẽ không đắc cử. Điều đó quan trọng hơn Fox”, ông nói. “Tôi nghĩ các tập đoàn công nghệ đã hoàn toàn thay đổi cách mà xã hội tranh luận các vấn đề... Khác biệt lớn nhất của thập kỷ này là các ông lớn công nghệ không bị giới hạn bởi quy định nào”.
Mạng xã hội nổi lên càng khiến báo chí “mất khách”, tạo ra những “news deserts” (những người bỏ mặc thời sự, không đọc tin tức). Facebook và các mạng xã hội “chắc chắn” đã biến công chúng thành các “bộ lạc” (political tribalization) chỉ quanh quẩn với ý kiến, câu chuyện, thông tin có lợi cho mình, và bẻ vụn thực tế mà xã hội từng cùng nhau chia sẻ, cho là đúng, theo ông Ferguson.
Đế chế Mỹ trước ngã rẽ “phục hưng hoặc suy tàn”
“Nội chiến Lạnh”, tức vừa là nội chiến, vừa là Chiến tranh Lạnh trong lòng nước Mỹ là khái niệm được Carl Bernstein, nhà báo huyền thoại đã phanh phui vụ Watergate hạ bệ Tổng thống Nixon, đưa ra và coi là mối đe dọa an ninh quốc gia còn lớn hơn bất cứ kẻ địch nào bên ngoài.
Chính sách “nước Mỹ trên hết” của Tổng thống Trump đã khiến quan hệ với các đồng minh lâu năm bị tổn hại. Nước Mỹ đang kết thúc thập niên ở vị thế yếu hơn nhiều so với đầu thập niên.
Thập kỷ qua chứng kiến cái chết của cựu tổng thống George H. W. Bush và thượng nghị sĩ John McCain, và nhiều ý kiến coi sự ra đi của họ tượng trưng cho cái chết của đảng Cộng hòa mà họ từng dẫn dắt. Giờ đây, đảng Cộng hòa bị chỉ trích là đi theo lãnh đạo đảng một cách mù quáng. Sự đoàn kết giữa hai đảng sau vụ khủng bố 11/9 giờ chỉ còn là quá khứ đã xa.
Tạp chí Atlantic trong số cuối của thập kỷ đã có bài dẫn với tựa đề Làm thế nào để ngăn một cuộc nội chiến. Đối với nhiều người Mỹ, thập kỷ đang vào những ngày cuối với sự bi quan sâu thẳm: cuộc bầu cử 2020 đầy chia rẽ, gay gắt, đối đầu chưa hồi kết với Trung Quốc, và sự nóng lên toàn cầu tiềm tàng thảm họa.
Trước mắt, bầu cử vào tháng 11/2020 sẽ giải đáp câu hỏi liệu Donald Trump chỉ là sự trệch hướng tạm thời, hay là hồi chuông báo trước một sự chuyển hướng toàn diện của nước Mỹ.
Mọi đế chế đều đến độ suy tàn. Liệu các sử gia trong tương lai có kết luận đây là thập kỷ suy tàn của đế chế Mỹ?
“Tôi nghĩ chúng ta đang ở ngã ba đường”, cựu giám đốc Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) Leon Panetta dưới thời Obama, nói với Guardian. “Một ngã rẽ là nước Mỹ phục hưng, nếu chúng ta có thể nghiêm túc, cùng nhau giải quyết các thách thức. Ngã rẽ kia là nước Mỹ suy tàn”.
“Và ngay bây giờ, tôi cảm giác chúng ta đang bước vào ngã rẽ sai lầm dẫn đến sự suy tàn”, ông Panetta nói.
Giáo Viên Tại New York Bị Đình Chỉ Vì Dạy Rằng George Floyd Bị Chết Vì Đau Tim Và Dùng Ma Túy Quá Liều
Một giáo viên ở New York đã bị chỉ trích và đình chỉ vì đưa vụ việc George Floyd vào bài giảng trong tiết học tiếng Anh của học sinh lớp 9. Đặc biệt trong bài giảng nói đến George Floyd bị chết là do đau tim và dùng ma túy quá liều.