Tại sao tỉ lệ cử tri đi bầu cử tại Mỹ lại thấp?
Chưa đầy hai tuần nữa hàng triệu cử tri Mỹ sẽ đi bỏ phiếu sau chiến dịch tranh cử kéo dài của các ứng viên. Nhưng tỉ lệ cử tri tham gia có thể sẽ thấp ở mức 50%. Tại sao lại ít người đi bỏ phiếu như vậy?
12:50 02/11/2016
Với hai trong số những ứng cử viên tổng thống không được ưa chuộng nhất trong lịch sử , một số chuyên gia lo ngại rằng lượng người đi bỏ phiếu sẽ thấp kỷ lục trong lần bầu cử này.
Ông David Becker, Giám đốc Điều hành của trung tâm Nghiên cứu và Đổi mới bầu cử cho biết số lượng người tham gia bỏ phiếu có xu hướng ngày càng giảm trong các năm gần đây, ngoại trừ chiến dịch tranh cử năm 2008 của tổng thống Barack Obama.
Lượng người tham gia bầu cử dao động vào khoảng 48% đến 57% trong các cuộc bầu cử tổng thống từ năm 1980. Con số này trái ngược với nước Pháp, nơi mà tỉ lệ cử tri đi bầu cử thường xuyên là 80%.
Trong số các nước nằm trong tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Mỹ đứng thứ 31 trên tổng số 34 về tỉ lệ dân số trong độ tuổi đi bỏ phiếu.
Mỹ là quốc gia hiếm hoi yêu cầu cử tri phải tự đăng ký thay vì tự động đăng ký cho họ. Điều đó tạo ra một số rào cản trong việc đăng ký ban đầu. Rất nhiều người dân Mỹ không hề thực hiện bước đăng ký này.
Ông Becker nói: “Gánh nặng luôn thuộc về cử tri khi phải tìm hiểu cách đăng ký và tự mình đăng ký”.
Nhưng một số tiểu bang của Mỹ đã nỗ lực làm đơn giản hóa quá trình này bằng việc triển khai chương trình “đăng ký cùng một ngày” hoặc cho phép đăng ký bỏ phiếu khi nhận giấy phép lái xe.
Các tiểu bang khác đã thông qua luật xác nhận cử tri nghiêm ngặt hơn. Nhiều nhà phê bình chỉ trích rằng luật này gây khó khăn hơn cho nhóm thiểu số khi đi bầu cử.
Gần đây hơn, tổ chức Pew Charitable Trusts làm việc với một số tiểu bang để thành lập trung tâm đăng ký thông tin điện tử (ERIC) nhằm giúp thống kê danh sách cử tri đăng ký.
21 tiểu bang và quận Columbia đã sử dụng ERIC do ông Becker xây dựng và có khoảng 10 đến 20 triệu người sẽ được liên lạc để đăng ký bằng cách này. Và mặc dù cơ quan dữ liệu chính trị TargetSmart đã ghi nhận 200 triệu cử tri đăng ký đi bầu cử lần đầu trong lịch sử nhưng không có nghĩa đây là số người sẽ đi bỏ phiếu.
Một số nhà phê bình cũng chỉ ra rằng việc bầu cử vào thứ Ba khi mà nhiều người đang làm việc cũng là một phần khó khăn.
Một số bang cho phép bỏ phiếu vắng mặt, bỏ phiếu qua thư hoặc bỏ phiếu sớm do không sắp xếp được thời gian, nhưng ở một số nơi bắt buộc bỏ phiếu như Úc thì các cuộc bầu cử được tổ chức vào thứ Bảy.
Sự thiếu nhiệt tình mang tính lịch sử trong việc bầu cử Mỹ được đẩy cao trong cuộc bầu cử “đắng chát” năm nay, được mô tả là nhiều tháng của sự vu khống và công kích cá nhân khiến một số cử tri không có lựa chọn nào khác ngoài việc không đi bỏ phiếu.
Courtney Otto, cư dân 29 tuổi sống tại Romeoville, Illinois nói với BBC rằng cô sẽ không bỏ phiếu vào ngày 8/11 vì lý do đó.
“Tôi không biết. Tôi thấy cả hai ứng viên đều đang cố nói với tôi những điều sai trái mà người kia đã làm. Tôi không muốn biết những gì họ sẽ không làm. Tôi muốn biết họ sẽ làm gì”.
Cô ấy không đơn độc. Brian Meyer, cư dân 32 tuổi ở đông nam Wisconsin, cũng lần đầu tiên kể từ năm 18 tuổi quyết định không đi bỏ phiếu bầu Tổng thống. Anh Meyer trước kia ủng hộ Bernie Sanders và bây giờ không thể quyết định sẽ ủng hộ ai trong số hai ứng viên. Anh nói việc anh không đi bầu cử là một hình thức phản đối.
“Đây là cách tôi phản đối Chính quyền không để ý đến ý kiến của người dân”
Thậm chí, theo các cuộc thăm dò, cuộc bầu cử sơ bộ năm nay chỉ có 30% cử tri đủ điều kiện tham gia, có nghĩa là 7 trong số 10 người đã không có mặt, ông Becker nhận định.
“Nếu bạn không thích các ứng viên của vòng sơ bộ, tôi nghĩ nó chỉ nhấn mạnh tầm quan trọng của bầu cử sơ bộ và việc này đảm bảo rằng ý kiến của bạn đã được lắng nghe”.
Ơ Úc, nơi mà việc bỏ phiếu bắt buộc với tất cả cử tri thì tỉ lệ người đi bỏ phiếu tăng trung bình 91% so với 67% của . Cử tri Úc sẽ bị phat 20 đôla Úc nếu không đi bỏ phiếu.
Các nước bắt buộc người dân đi bầu cử luôn là những quốc gia có tỉ lệ cử tri đi bỏ phiếu cao nhất thế giới.
Tổng thống Barack Obama đã từng nói về việc bắt buộc bỏ phiếu: “Tất cả cử tri đi bỏ phiếu sẽ thay đổi hoàn toàn bản đồ chính trị của ”.
Simon Jackman, một giáo sư và là Giám đốc Điều hành của Trung Tâm nghiên cứu ở đại học Sysney cho biết việc bắt buộc tham gia bỏ phiếu thậm chí đã trở thành một phần của bản sắc Úc.
“Điều này đã ăn sâu vào ý thức chính trị. Nếu là việc bắt buộc, bạn phải làm nó trở lên đơn giản và khi mọi việc đơn giản nó sẽ thể chế hóa định mức tỉ lệ đi bầu cử cao ở Úc”.
Doug Morris, một người Mỹ 35 tuổi sống ở Sydney nhận thấy quan niệm đó là khác lạ trong xã hội dân chủ nhưng anh cho rằng điều này như một lời nhắc nhở về bầu cử ở Mỹ. “Khi ở nước ngoài, tôi thật sự cảm thấy có trách nhiệm đi bỏ phiếu hơn là khi tôi ở Chicago. Đi bầu cử không cần thiết là trách nhiệm, tôi nghĩ đấy là quyền. Nếu bạn cho rằng đấy là quyền, bạn sẽ phải hiểu bạn đang bỏ phiếu cho ai và vì sao bạn bỏ phiếu cho người đó. Và nếu bạn chọn không đi bỏ phiếu, bạn có trách nhiệm giải thích tại sao bạn làm vậy”.
Nhưng ông Jackman tranh luận với ý kiến rằng việc yêu cầu mọi người đi bỏ phiếu sẽ ấn định kết quả bầu cử.
“Tôi nghĩ nhiều người Úc sẽ chỉ về những người Mỹ đang buồn về kết quả bầu cử và nói nếu anh không đi bỏ phiếu thì anh đừng có mà phàn nàn.”
“Họ có xu hướng làm cho việc bầu cử thành một sự kiện,” ông Morris nhớ lại trải nghiệm lần đầu về bầu cử ở Úc 10 năm trước.
Cử tri sau khi bỏ phiếu sẽ đến các quán rượu trong khi các nhà từ thiện nấu ăn bên ngoài khu vực bầu cử.
“Nó khác hẳn so với những gì tôi chứng kiến ở Mỹ và chính quyền đã hi vọng người dân nhiệt tình với sự kiện này,” ông nói.
Nhưng ở Mỹ, quyết định nằm trong tay các cử tri, một nguyên tắc quan trọng quyết định chế độ dân chủ của nước Mỹ. Nhưng nguyên tắc này cũng có thể làm hỏng kết quả vào tháng 11.
“Trách nhiệm là của các công dân Mỹ,” ông Jackman nói. “Những người trẻ tuổi, không quan tâm nhiều đến chính trị, sẽ làm thay đổi cục diện.”
Nguồn: bbc.com
Thực hư tin Tổng thống Trump miễn visa cho công dân châu Á vào Mỹ
Nhiều người châu Á đã cảm thấy rất phấn khích vì thông tin cho rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump miễn phí cấp visa tới Mỹ.
-
Có 1 thứ phụ nữ ngoại tình rất "thèm", chồng cũng không thể đáp ứng được
-
Cụ ông để lại di chúc căn nhà 12 tỷ ở Sài Gòn cho người nghèo che mưa nắng dù có vợ con đuề huề
-
‘Trí khôn’ của tiệm phở tại sân bay Tân Sơn Nhất, khách phải trả 195.000đ/ 1 tô mà không nói được gì
-
Nỗi lo ông Trump trở lại Nhà Trắng phủ bóng châu Âu
-
Cụ ông 99 tuổi dành 72 năm trồng cây Giáng sinh ở Mỹ
Suốt 72 năm qua, cụ ông Johnston làm việc cần mẫn để chăm sóc, phân phối hàng nghìn cây thông Giáng sinh cho các gia đình Mỹ.
-
Người Mỹ thu nhập thấp chật vật kiếm sống
Chiugo Akujuobi phải sống dựa vào các bếp từ thiện và hỗ trợ của bạn bè kể từ khi rời gia đình ở Houston vào đầu năm nay.
-
Chê con dâu tương lai là gái tỉnh lẻ không xứng với con trai Hà Nội nhà mình
Trông thấy căn biệt thự sang trọng của nhà gái, cả đoàn ai cũng đơ người, nhìn chằm chằm không chớp mắt. Nhất là mẹ Thuần, bà cứ lắp bắp mãi không nói được lời nào.
-
Hành trang trở về của giảng viên quân sự sau 15 năm du học
Trở về sau 15 năm du học ở ba nước với hàng chục công bố quốc tế, thầy Tạ Văn Dương bỏ khoảng 300 triệu đồng tiền tiết kiệm, cùng cộng sự gây dựng phòng thí nghiệm để nghiên cứu.
-
Trực thăng cấp cứu đâm vào bệnh viện, 4 người thiệt mạng
Một trực thăng cấp cứu đâm vào bệnh viện ở tỉnh Mugla khi cất cánh trong sương mù dày đặc, khiến 4 người thiệt mạng.
-
Tỷ phú Jeff Bezos có thể chi 600 triệu USD cho lễ cưới
Tỷ phú Jeff Bezos dường như sẽ chi tới 600 triệu USD để tổ chức đám cưới xa hoa với hôn thê Lauren Sanchez.
-
Lao xe vào trung tâm thương mại ở Mỹ
Tài xế bị cảnh sát truy đuổi trên xa lộ rồi lao vào trung tâm thương mại ở bang Texas của Mỹ, khiến ít nhất 5 người bị thương.
-
Diễn biến khó tin vụ kiện Đàm Vĩnh Hưng: Tòa án Mỹ không cho rút đơn, Mr.Đàm gặp nhiều bất lợi?
Trong chia sẻ mới đây, Dũng Taylor tiết lộ vụ kiện của Đàm Vĩnh Hưng và ông Gerard có thể sẽ được phục hồi. Lý do bởi tòa án đã bác đơn xin rút đơn kiện của Mr.Đàm.
-
Tổ Tiên dặn kỹ: “Nhà gần 5 nơi thì mười nhà thì có chín nhà giàu”, đó chính xác là 5 nơi nào?
Người xưa cho rằng 5 nơi này có thể mang đến phúc lộc cho những người sống ở gần đó.
-
Những giả thuyết có thể giải mã bí ẩn MH370
Các nhà nghiên cứu đang đưa ra nhiều giả thuyết mới, trong nỗ lực tìm kiếm xác máy bay MH370 mất tích bí ẩn hơn 10 năm trước.
-
24 giờ hỗn loạn ở Hạ viện đẩy chính phủ Mỹ đến ngưỡng đóng cửa
Đảng Cộng hòa ở Hạ viện Mỹ liên tục thay đổi dự luật chi tiêu để chiều lòng ông Trump, gây ra nhiều hỗn loạn khiến chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ đóng cửa.
-
Chồng Bích Tuyền bổ sung hơn 300 trang hồ sơ kiện Đàm Vĩnh Hưng
Diễn biến mới nhất, tỷ phú Gerard Richard Williams - chồng ca sĩ Bích Tuyền bổ sung hơn 300 trang hồ sơ kiện ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng với những nội dung đáng chú ý.