Tắm hàng ngày có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng
Tắm thường xuyên mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, các chuyên gia cảnh báo.
22:59 19/04/2018
Theo chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, tiến sĩ Elaine Larson từ Đại học Columbia, việc tắm quá nhiều có thể làm giảm quá trình hydrat hóa da, làm khô và nứt da, cho phép vi trùng xâm nhập vào cơ thể.
Bà cho biết thêm hầu hết mọi người tắm và nghĩ rằng nó sẽ làm giảm nguy cơ bệnh tật, tuy nhiên, nó thực sự chỉ giúp loại bỏ mùi cơ thể.
Tiến sĩ C Brandon Mitchell, trợ lý giáo sư da liễu thuộc Đại học George Washington, cho biết việc tắm có thể làm mất đi lớp dầu tự nhiên trên da, từ đó phá vỡ các vi khuẩn “tốt” hỗ trợ hệ thống miễn dịch của con người.
Theo Tiến sĩ Mitchell, tắm một đến hai lần một tuần là đủ, nói thêm rằng: "Việc tắm hàng ngày là không cần thiết."
“Hầu hết mọi người tắm quá nhiều.”
Tiến sĩ Mitchell nói với TIME: "Cơ thể tự nhiên của bạn là một máy làm dầu tốt. Tôi nghĩ hầu hết mọi người đều tắm rửa quá nhiều."
Tiến sĩ Mitchell cũng khuyến cáo mọi người không nên xoa dầu sữa tắm tới toàn bộ cơ thể mà chỉ tập trung vào các vùng có mùi hôi như nách hoặc bàn chân.
Tuy nhiên, Tiến sĩ Larson nói mọi người nên tập trung rửa tay thường xuyên, cũng như lau dọn quần áo, tẩy tế bào da chết để giảm nguy cơ bệnh tật.
Tắm rửa tiêu diệt vi khuẩn “tốt” hỗ trợ hệ thống miễn dịch
Một nghiên cứu được công bố vào tháng Giêng năm ngoái cho rằng việc làm sạch quá mức có thể gây hại cho vi khuẩn, vi rút và các “con bọ” khác trong cơ thể con người.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Utah đã phân tích các cư dân của một ngôi làng xa xôi ở Amazon.
Kết quả cho thấy những người như vậy có “sự đa dạng cao nhất về vi khuẩn và các chức năng đề kháng cao đã được báo cáo trong một nhóm người.”
Các nhà khoa học kết luận rằng người phương Tây quá sạch sẽ, ảnh hưởng đến lượng vi khuẩn tốt giúp bảo vệ cơ thể họ.
Họ không bình luận về tần suất mọi người nên tắm.
Điều kỳ diệu cho sức khỏe mang tên Sôcôla
Cách đây nhiều năm, người ta cho rằng thành phần chất béo trong sôcôla sẽ dẫn đến nhiều tác động tiêu cực cho sức khỏe như mụn trứng cá, béo phì, tăng huyết áp, bệnh mạch vành và tiểu đường…Tuy nhiên, theo các chuyên gia, sự thật không phải như vậy.