Tân GĐ Facebook Việt Nam: Mỹ giàu lên nhờ 'American dreams', Việt Nam không thể giàu nếu giới trẻ chỉ ngưỡng mộ những nhân vật trong phim Hàn Quốc!
Tân giám đốc Facebook Việt Nam cho rằng ước mơ làm giàu của các bạn trẻ không sai, nhưng vẫn còn hạn hẹp. Điều quan trọng là làm những điều 'go big or go home' - đó chính là những tư tưởng được lan truyền ở Thung lũng Sillicon
20:00 25/03/2018
Những ngày này, giới kinh doanh và khởi nghiệp công nghệ ở Việt Nam đang đổ dồn sự quan tâm tới cái tên Lê Diệp Kiều Trang - người được chỉ định là nữ giám đốc mới của Facebook tại Việt Nam.
Đa phần những quan tâm ấy được gói gọn trong 2 từ "ngưỡng mộ". Người phụ nữ sinh năm 1980 tại Thành phố Hồ Chí Minh này từng là thủ khoa đầu vào lẫn đầu ra của trường THPT chuyên Lê Hồng Phong. Sau đó, chị dành học bổng tại Đại học Oxford danh giá rồi về làm việc tại công ty tư vấn hàng đầu thế giới McKinsey.
Trang vốn nổi danh trong giới khởi nghiệp ở Mỹ khi cùng chồng điều hành Misfit Wearables. Startup này được Sonny Vũ (chồng của Lê Diệp Kiều Trang) cùng 1 người bạn học thời phổ thông là Sridhar Iyengar và cựu CEO Apple, John Sculley sáng lập năm 2012.
Lật dở lại những cuộc phỏng vấn của nữ doanh nhân tài năng này, các bạn trẻ tại Việt Nam có lẽ sẽ phải tự vấn lại mình rất nhiều.
Tân giám đốc của Facebook tại Việt Nam
'Chăm chăm làm giàu ở Việt Nam' hay là 'bước ra thế giới và tạo ra những thay đổi'?
Trong cuộc phỏng vấn với tờ Tuổi trẻ cách đây hơn 1 năm, tân giám đốc của Facebook kể rằng người Mỹ đã rất ngạc nhiên vì người Việt Nam thần tượng Bill Gates chỉ vì ông ấy giàu. Lăn lộn với những động lực làm giàu 'hạn hẹp', người Việt Nam không hề biết đến mẹ Teresa hay nhà vật lỹ vĩ đại Stephen Hawking - những người không giàu có nhưng cũng được đứng trên đỉnh cao của ngưỡng mộ vì những giá trị nhân văn và khoa học họ mang lại.
Trang nói: "Người Mỹ nhiều lúc hết sức ngạc nhiên khi nhiều bạn trẻ Việt Nam thần tượng Bill Gates vì ông ấy giàu. Rất ít người thần tượng những nhân vật khác như mẹ Teresa hay nhà khoa học Stephen Hawking...
Điều này phản ánh hết sức chân thật động lực của giới trẻ nằm ở ước mơ làm giàu. Tuy không sai, nhưng còn khá hạn hẹp và có thể chính điều này vô tình cản trở các bạn vươn đến ước mơ làm giàu"
Tinh thần Founder Misfit Wearables nêu ra ở trên được thấm nhuần không ở đâu sâu sắc như ở Thung lũng Sillicon - nơi một người đàn ông ăn mặc giản dị ngoài đường cũng có thể là một Founder triệu phú, vừa 'exit' từ công ty ông lập ra với giá cả chục triệu USD. Ở đây, người ta tìm kiếm những người có thể 'disrupt' thị trường, thay đổi thế giới, chứ không phải chỉ ham làm giàu.
"Ở Silicon Valley, một điều mình học được từ nhóm tài phiệt công nghệ đã thành công và đang đem tiền đi đầu tư cho các startup mới là hãy đi tìm những nhóm khởi nghiệp say mê về một công nghệ, một sản phẩm sẽ làm phá vỡ thị trường, chứ đừng tìm những nhóm ham làm giàu
Ước mơ làm giàu không sai, nhưng thường không đủ mạnh để đưa họ đi xa. Ngược lại, những ước mơ trong sáng nhất dành cho khoa học, công nghệ làm thay đổi thế giới như Tesla, Apple... sẽ vượt qua mọi giới hạn của sức tưởng tượng, của không gian và thời gian, đẩy nhân loại đi về phía trước.
Và dĩ nhiên cuối cùng họ chính là những người thắng lợi lớn nhất về mặt tài chính, mặc dù thắng lợi về mặt tài chính lúc đó vẫn không thể so sánh được với những đóng góp của họ cho thế giới" - Tân Giám đốc Facebook tại Việt Nam kể lại và khẳng định.
Những thiết bị Smart Watch của Misfit không chỉ mở ra cuộc chơi mới cho các thiết bị chăm sóc sức khỏe, đó còn là cuộc cách mạng về IoT
Những thiết bị Smart Watch của Misfit không chỉ mở ra cuộc chơi mới cho các thiết bị chăm sóc sức khỏe, đó còn là cuộc cách mạng về IoT
Nước Mỹ giàu lên nhờ những "ước mơ Mỹ"
Nếu muốn tìm lấy ví dụ về những tư tưởng trên thì chẳng cần xa vời, các bạn trẻ Việt Nam có thể nhìn ngay vào sự nghiệp của chính Lê Diệp Kiều Trang.
Năm 2012 là thời điểm mang tính bước ngoặt với Trang khi chị thay đổi sự nghiệp của mình từ 'làm corp' (đi làm thuê tại công ty, tập đoàn lớn) sang 'startup' (tự khởi nghiệp). Lúc đó, chị quyết định rời cuộc sống ở Boston với tập đoàn tư vấn danh giá nhất toàn cầu McKinsey về Thung lũng Sillicon để đầu quân cho startup của chồng mình là Misfit Wearables.
Dù từng thừa nhận rằng mình chưa có quá nhiều tinh thần khởi nghiệp khi bắt đầu với Misfit, thế nhưng có lẽ điều này sau này đã thay đổi, đủ để khiến Trang ở lại Misfit cho đến khi công ty được định giá hàng trăm triệu USD.
Thực sự, việc Lê Diệp Kiều Trang, Sonny Vũ (chồng Trang) hay John Sculley (cựu CEO Apple) bắt đầu làm Misfit với những sản phẩm đeo theo dõi sức khỏe và đo mức vận động của cơ thể ngay từ những năm 2011, 2012, chẳng khác nào việc họ đã tiên phong trong một 'đại dương xanh' mới đầy màu mỡ.
Những sản phẩm 'wearable' giúp đo đếm nhịp tim, bước chạy, thời gian ngủ...ra đời ở thời điểm cách đây 6 -7 năm từng được coi như một sự thay đổi lớn đối trong các công nghệ theo dõi sức khỏe con người. Xa hơn thế, những thiết bị nhỏ gọn trang bị vào cơ thể cũng là công cụ để đẩy nhanh hơn cuộc cách mạng về IoT - nơi con người thông qua những thiết bị trên có thể kết nối, điều khiển mọi vật xung quanh. Chỉ sau một vài sản phẩm, Misfit cũng đã hướng các sản phẩm của mình đến thế giới IoT này.
Tính tiên phong của Misfit càng được thể hiện khi theo sau các startup này chính là các ông lớn công nghệ hàng đầu thế giới. Năm 2014, Apple cho ra mắt chiếc Apple Watch đầu tiên của mình. Trong cùng năm, Google cũng cho ra mắt Wear OS.
Sau đó là một loạt những thương hiệu quen tên như LG, Samsung...nhảy vào khiến cho thị trường các sản phẩm 'wearable' thông minh trở nên nóng bỏng chưa từng thấy. Còn đối với công nghệ IoT thì kể từ năm 2014 cho đến nay, nó liên tục được xếp ở Top những công nghệ tương lai của thế giới.
Chính vì những lý do này nên vào năm 2015, Misfit đã được định giá tới 260 triệu USD và được tập đoàn Fossil mua lại. Đội ngũ sáng lập đã nổi danh khắp nước Mỹ không chỉ vì giá trị 'lớn nhanh như thổi' của công ty mà còn vì những điều ý nghĩa họ làm được sau 4 năm lao động từ con số 0.
Một đất nước giàu mạnh lên từ những giấc mơ như 'American Dreams', tuyện nhiên không phải vì ngưỡng mộ những diễn viên Hàn Quốc trong bộ phim 'Người thừa kế'
Quay trở lại với cuộc phỏng vấn trên, chị Trang cho rằng ước mơ làm giàu của các bạn trẻ Việt 'dù không sai nhưng vẫn còn quá hạn hẹp'.
"Nước Mỹ giàu lên nhờ những "ước mơ Mỹ" ("American dreams") - câu chuyện về những người di cư tay trắng với lòng can đảm và làm việc cật lực vươn lên làm giàu. Việt Nam không thể giàu mạnh được nếu giới trẻ chỉ ngưỡng mộ những nhân vật hào nhoáng trong phim Hàn Quốc Những người thừa kế (The Heirs) được", cô nhắn nhủ.
Người Việt định "dúi ít tiền" khi vi phạm giao thông ở Mỹ
Tôi lầm bầm chửi thề với người bạn "Mịa tụi nó, chủ nhật rảnh rỗi nên bày việc hành hạ con người ta hay ông vào đút cho tụi họ ít tiền để đi cho xong kẻo trời tối?" Người bạn trợn mắt "Ông điên à, muốn vào tù sao? Ở đây chứ có phải là Việt Nam đâu?"