Tên lửa SpaceX cập bờ sau chuyến bay lịch sử
Tầng đẩy tên lửa Falcon 9 được đưa từ Đại Tây Dương vào cảng Florida bằng tàu không người lái “Of Course I Still Love You” của SpaceX.
20:30 04/06/2020
Tên lửa đẩy 2 tầng Falcon 9 của SpaceX cất cánh từ Trung tâm Vũ trụ Kennedy của NASA ở Florida hôm 30/5, đưa tàu vũ trụ Crew Dragon mang hai phi hành gia NASA Bob Behnken và Doug Hurley lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). Khoảng 9 phút sau khi phóng, tầng đẩy thứ nhất của Falcon 9 hạ cánh trên tàu không người lái "Of Course I Still Love You" của SpaceX ở ngoài khơi cách Florida vài trăm kilomet. Con tàu nhanh chóng tiến vào bờ và cập cảng Canaveral hôm 2/6 với tầng đẩy tên lửa trên boong.
SpaceX thường tân trang và dùng lại tầng đẩy tên lửa Falcon 9 và Falcon Heavy. Tái sử dụng là ưu tiên hàng đầu của nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành SpaceX Elon Musk nhằm cắt giảm mạnh chi phí bay vào vũ trụ đủ để thực hiện nhiều tham vọng khám phá, đặc biệt là thuộc địa hóa sao Hỏa. Tuy nhiên, tầng đẩy dùng trong chuyến bay Demo-2 có thể không bay tiếp nữa. SpaceX chưa tiết lộ sẽ làm gì với của bộ phận này nhưng công ty có thể lưu giữ nó như một chứng tích lịch sử. Chẳng hạn, tầng đẩy đầu tiên của tên lửa Falcon 9 hạ cánh thành công đang được đặt ngoài trụ sở của SpaceX ở Hawthorne, California. Tầng đẩy sử dụng hôm 30/5 còn đặc biệt hơn với logo hình con sâu của NASA.
Demo-2 là chuyến bay chở người vào không gian đầu tiên phóng từ đất Mỹ sau khi NASA ngừng sử dụng tàu vũ trụ con thoi vào năm 2011. Đây là kết quả hợp tác giữa SpaceX và NASA. SpaceX nhận được hợp đồng trị giá 2,6 tỷ USD trong chương trình Commercial Crew để thực hiện 6 chuyến bay có người lái lên ISS. Demo-2 được thiết kế để đánh giá độ an toàn và tin cậy của tàu Crew Dragon và tên lửa Falcon 9 cho những chuyến bay đó.
An Khang (Theo Live Science)
Link nguồn: https://vnexpress.net/ten-lua-spacex-cap-bo-sau-chuyen-bay-lich-su-4110069.html
Trợ cấp thất nghiệp quá tốt, Mỹ đang phải xem xét phát thêm 2.000 USD/tháng cho những ai đi làm lại sau dịch Covid-19
Người thất nghiệp Mỹ hiện ngồi không ở nhà cũng có thể nhận trợ cấp đến hơn 1.000 USD/tuần (23 triệu đồng). Tại những bang như Arizona, gần 50% lao động có mức trợ cấp thất nghiệp nhiều hơn cả tiền lương.