Thẩm phán Mỹ nêu cơ sở chặn lệnh nhập cảnh mới của Trump

Thẩm phán nói không chỉ dựa vào nội dung văn bản sắc lệnh của Trump mà còn xem xét bối cảnh và các phát ngôn dẫn đến nó để ra quyết định chặn khẩn cấp.

13:20 16/03/2017

thm-phan-my-neu-co-so-chan-lenh-nhap-canh-moi-cua-trump

Thẩm phán liên bang Mỹ Derrick Kahala Watson. Ảnh: staradvertiser

Thẩm phán liên bang Derrick Kahala Watson ngày 15/3 chặn sắc lệnh cấm nhập cảnh của Tổng thống Donald Trump chỉ vài giờ trước khi nó đi vào hiệu lực. Lệnh này cấm người dân 6 nước Hồi giáo nhập cảnh Mỹ trong 90 ngày và dừng chương trình nhận người tị nạn trong 120 ngày.

Watson ra quyết định sau khi nghe lập luận phản đối lệnh cấm của Hawaii. Hawaii là bang đầu tiên thách thức sắc lệnh cấm nhập cảnh mới của Tổng thống Trump. Tuy sắc lệnh này có những khác biệt so với sắc lệnh đầu tiên, luật sư của Hawaii vẫn cho rằng nó phân biệt đối xử với người Hồi giáo và vi hiến, theo Heavy.

Ông Watson, sinh năm 1966, học luật tại Đại học Harvard và từng làm việc tại một số hãng luật tư. Năm 2007, Watson làm luật sư tại tòa án quận Hawaii và năm 2009 ông trở thành trưởng bộ phận dân sự. Tháng 11/2012, Tổng thống Barack Obama bổ nhiệm Watson làm thẩm phán liên bang tại toà án quận Hawaii.

Ông Waston nói rằng thoạt nhìn thì lệnh đó không phân biệt đối xử hoặc chống lại bất kỳ tôn giáo cụ thể nào, nhưng khi quan sát một cách khách quan, đặt trong bối cảnh cụ thể và xem xét các phát ngôn cùng các sự kiện dẫn đến việc ban hành sắc lệnh thì có thể kết luận rằng nó kỳ thị một tôn giáo cụ thể.

Watson đã dẫn các tuyên bố trước đây của ông Trump để chứng minh sắc lệnh của tổng thống Mỹ là một lệnh cấm người Hồi giáo. Thẩm phán nói rằng ông đánh giá dựa vào bối cảnh chứ không chỉ dựa vào văn bản.

Watson trích dẫn thông cáo báo chí của Trump từ tháng 12/2015 rằng "Donald J. Trump sẽ kêu gọi cấm hoàn toàn người Hồi giáo nhập cảnh Mỹ".

Watson cũng trích dẫn lời một số cố vấn của Donald Trump như Rudy Giuliani, người nói hồi tháng một rằng ông Trump yêu cầu ông đưa ra một lệnh hợp pháp để cấm người Hồi giáo vào Mỹ.

"Khi ông ấy lần đầu tiên tuyên bố, ông gọi đó là 'lệnh cấm Hồi giáo'. Ông ấy gọi tôi đến và nói 'hãy họp và cho tôi biết cách làm việc đó hợp pháp'", Giuliani kể lại.

Watson cũng trích lời Stephen Miller, cố vấn cấp cao Nhà Trắng, nói hồi tháng hai rằng sắc lệnh mới sẽ mang lại cùng một kết quả chính sách cơ bản như sắc lệnh thứ nhất. Việc đó khiến ông Watson cho rằng sắc lệnh thứ hai không thay đổi và vẫn vi hiến như lệnh trước.

Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 3/2016, Donald Trump đã nói: "Tôi nghĩ rằng Hồi giáo ghét chúng ta. Ông phát biểu thêm rằng "chúng ta phải cảnh giác. Chúng ta phải rất cẩn thận".

Cuối cùng, thẩm phán Watson bác bỏ lập luận của Nhà Trắng rằng lệnh cấm nhập cảnh không phân biệt đối xử vì nó chỉ ảnh hưởng đến 6 quốc gia.

"Luận điểm của chính phủ rõ ràng phi logic. Hoàn toàn sai lầm khi cho rằng chỉ có việc nhắm mục tiêu vào toàn bộ người trong một nhóm mới là hành vi thể hiện sự thù địch đối với nhóm đó", ông nói.

thm-phan-my-neu-co-so-chan-lenh-nhap-canh-moi-cua-trump-1

Mô hình tam quyền phân lập của chính quyền liên bang Mỹ. Đồ họa: BBC/ Tiến Thành

Ông Trump thề chống đến cùng phán quyết của tòa về sắc lệnh mới

Ông Trump thề chống đến cùng phán quyết của tòa về sắc lệnh mới

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ chống đến cùng phán quyết của một thẩm phán liên bang Mỹ ngăn chặn sắc lệnh nhập cảnh sửa đổi

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất