Tháng 5 xuất hiện ‘siêu trăng máu’, báo hiệu điềm chẳng lành?

Trước hiện tượng ‘siêu trăng máu’ sẽ xuất hiện vào ngày 26/5 năm nay, nhà thiên văn học ở thành phố Đài Bắc thuộc Đài Loan cho rằng: theo như sách cổ ghi chép thì “siêu trăng máu” xuất hiện báo hiệu điềm chẳng lành…

00:00 17/05/2021

Trong truyền thuyết cổ đại của Trung Quốc, “trăng máu” tượng trưng cho hiện tượng thiên thể gặp nguy hiểm, sợ rằng sẽ có thiên tai nhân họa. Trong “Kinh Thánh” ghi lại những lần xuất hiện trăng máu, phần lớn là báo hiệu sự xuất hiện của đại nạn xã hội. Trong lịch sử Trung Quốc cũng ghi lại nhiều lần đại nạn phát sinh đều là sau khi có xuất hiện hiện tượng thiên văn “trăng máu”. 

Lần xuất hiện “siêu trăng máu” gần đây nhất là 3 năm trước, lần tiếp theo sẽ là 2 năm sau. Tuy nhiên, có rất nhiều truyền thuyết trong quá khứ về sự xuất hiện của siêu trăng máu mang đến những thảm họa lớn. Khi hiện tượng thiên văn trăng máu xuất hiện, thế giới thường phát sinh những sự vụ vô cùng nghiêm trọng. Ví dụ, cảnh tượng trăng máu xảy ra vào ngày 15/4/2014, hôm sau phà Sewol của Hàn Quốc bị lật dẫn tới cái chết của 304 người, gây chấn động thế giới. Trăng máu xuất hiện năm 2003, sau đó là bùng phát dịch SARS ở Quảng Đông, Trung Quốc. Sự hiện diện của trăng máu vào năm 1949, ngay sau đó nhà nước Israel thành lập. Trăng máu xuất hiện vào năm 1967, tiếp theo là nổ ra cuộc chiến tranh kéo dài 6 ngày giữa Israel và các nước Ả Rập.

Thiên tượng trăng máu được ghi lại trong “Kinh Thánh” chủ yếu là dấu hiệu báo trước của thảm họa. Tại Đài Bắc, sau khi chứng kiến sự hiện diện của trăng máu, 3 ngày sau tàu hỏa của Đài Loan bị trật bánh khiến ít nhất 50 người thiệt mạng. 

Hiện tượng “trăng máu” sắp diễn ra vào ngày 26/5 và đây cũng là siêu trăng thứ hai trong năm nay, được gọi là “Siêu trăng máu”. Theo NASA, siêu trăng có nguồn gốc từ chiêm tinh học và dùng để chỉ trăng tròn và trăng non có đường kính nhìn thấy ​​lớn hơn khi đi qua vùng cận nhật. Trăng máu là tên gọi chung của hiện tượng thiên văn “nguyệt thực toàn phần”. Lúc này trăng tròn sẽ đi vào vùng bóng của mặt trời chiếu sáng trái đất khiến cho mặt trời, mặt trăng và trái đất tạo thành một đường thẳng. Ánh sáng của các màu khác trong quang phổ mặt trời bị tán xạ bởi khí quyển và chỉ có ánh sáng đỏ có thể đi xuyên qua khúc xạ chiếu lên mặt trăng, do vậy mặt trăng mới có màu đỏ cam. 

Tuy nhiên, quá khứ có rất nhiều truyền thuyết nói về “trăng máu”. Tại Trung Quốc cổ đại, ngoài truyền thuyết “Thiên cẩu thực nhật nguyệt”, người ta tin rằng khi trăng máu xuất hiện là thời khắc âm khí nặng nhất. Vì vậy mà nhiều người nói rằng “nhìn trăng máu thấy yêu nghiệt”. Cũng có sách ghi lại, trăng máu xuất hiện là điềm báo hung hiểm, có thể theo sau sẽ là thiên tại nhân họa, thế giới hỗn loạn. 

Đối với văn hóa phương Tây, sách “Kinh Thánh” của Giô-ên cũng có lời tiên tri về sự xuất hiện thiên tượng “trăng máu”. “Trước ngày Đức Giê-hô-va đến là thời điểm vô cùng đáng sợ, mặt trời sẽ biến thành u ám và mặt trăng sẽ biến thành máu”. Điều này cũng được đề cập trong sách Kinh Khải huyền: “Khi phong ấn thứ sáu được mở ra, tôi lại thấy mặt đất rung chuyển, mặt trời biến thành màu đen và mặt trăng tròn chuyển sang màu đỏ như máu”. Trong các tài liệu đều nói đến khi trăng máu xuất hiện là dấu hiệu báo trước “sự biến động của thế giới ”.

Vào tối ngày 29/3, một số người dân ở khu vực Đài Bắc chứng kiến ​​hiện tượng “mặt trăng màu đỏ”, khi đó, nhà khí tượng học Bành Khải Minh cũng đã đưa ra một bài báo giải thích rằng nguyên nhân chính dẫn đến trăng đỏ là do “Mễ thị tán xạ”, vì các chất ô nhiễm trôi về phía Bắc và PM2.5 – hạt bụi trong không khí cùng vật thể như sương mù trôi nổi rất nhiều. Hiện tượng này khiến cho mặt trăng thoạt nhìn có màu đỏ và tối. So với việc ngồi đó lo lắng thì việc cố gắng làm tốt công tác phòng chống quan trọng hơn. Tuy nhiên, ba ngày sau khi trăng máu xuất hiện, tàu Taroko trên đường sắt Đài Loan bị trật bánh gây ra vụ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân vô cùng đau lòng. 

Cha con Lang Nghị thông thạo thiên văn khuyên hoàng đế cải tà quy chính

Vào thời nhà Hán, cha của Lang Nghị là Lang Tông, tên hiệu Trọng Tuy, là người giỏi quan sát các hiện tượng thiên văn để dự đoán chuyện tốt xấu trong thiên hạ. Thời Hán An Đế, Lang Tông đảm nhiệm chức vụ huyện lệnh huyện Ngô. Thời điểm đó trời thường xuyên nổi giông bão, Lang Tông dự đoán rằng kinh thành sắp xảy ra hỏa hoạn, vì thế ông đã sai người ghi lại thời điểm và cho người đến nơi xem xét, kết quả đúng như những gì ông đã dự báo. Sau đó sự việc này đến tai hoàng đế, hoàng đế muốn mời ông về kinh phò tá nhưng Lang Tông cho rằng dùng việc dự đoán trước sự tình đổi lấy công danh là điều đáng xấu hổ. Vì vậy, ông đã treo ấn từ quan, nửa đêm rời khỏi huyện nha và từ đó về sau không ra làm quan nữa. 

Lang Nghị kế thừa sự nghiệp của cha, ông cũng tinh thông việc xem thiên tượng. Thời Hán Thuận Đế thường xuyên phát sinh thiên tai cùng hiện tượng dị thường, triều đình cho mời Lang Nghị đi xem xét tình hình. Lang Nghị đã dâng tấu nói ra nguyên nhân trời báo dị tượng, đất có tai họa, đây là Thượng Thiên nhắc nhở đế vương, muốn đế vương tu chính lại bản thân, bồi dưỡng đạo đức, thì mọi chuyện lại trở về bình thường. Trong tấu dâng lên hoàng đế, lời lẽ của Lang Nghị hết sức khẩn thiết, ông hy vọng hoàng đế có thể nghe ý kiến của mình, mỗi ngày đều nhìn nhận lại lỗi lầm đã phạm và cố gắng loại bỏ nó… có như vậy thì tai họa cũng được tiêu trừ. Hơn nữa, ông cũng dẫn ra những bằng chứng về việc triều đình chi tiêu hoang phí, không trọng dụng người hiền, thực thi hình phạt quá nặng, quan viên lười nhác phóng túng… Ông còn đưa ra cảnh báo thời điểm lập hạ sẽ phát sinh động đất, đất nứt, nạn hồng thủy tràn lan. 

Sau khi đọc tấu chương, Hoàng đế sai quan Thượng thư đến chất vấn Lang Nghị, đồng thời cũng cảnh báo Lang Nghị, nếu còn nói lời ‘lên lớp’ Hoàng đế thì sẽ có nguy cơ bị chặt đầu. Lang Nghị không vì thế mà cúi đầu khuất phục, ông trình bày rõ ràng mối quan hệ giữa chính sự với Trời và tai họa tại thế gian. Hơn nữa ông còn đưa ra phương pháp hóa giải từng phương diện một. Lang Nghị cũng đưa ra bốn việc có ích mà triều đình nên thực thi, ông nói rằng, nếu triều đình có thể lập tức cải thiện thái độ thì thời điểm lập hạ sẽ có mưa thuận gió hòa, nếu không đúng thì bản thân sẽ dùng cái chết để tạ tội. Lần này đọc tấu chương, Hoàng đế phong cho ông chức quan Lang Trung, tuy nhiên Lang Nghị lại cáo bệnh từ chối, ông rời kinh trở về quê nhà sinh sống. 

Thế gian phát sinh sự việc vi phạm Thiên Ý thì Thượng Thiên sẽ xuất hiện dị tượng hoặc tai họa để cảnh báo

Đáng tiếc, trước những lời khuyên của Lang Nghị, triều đình không sửa chữa những lỗi lầm của mình, việc cải thiện triều chính cũng không có khởi sắc. Tháng 4 năm đó quả nhiên xuất hiện động đất khiến đất sụt lún, mùa hè không có mưa gây nên hạn hán, tới mùa thu thì tộc Tiên Ti xâm lấn thành ấp. Năm sau, Tây Khương xâm lấn Lũng Tây. Các sự việc này không khác mấy so với những gì Lang Nghị từng tiên đoán từ trước đó. Sau này triều đình lại cho mời Lang Nghị ra diện kiến nhưng ông đã từ chối. 

Thiên tượng thay đổi, tương ứng với nó thì ở mặt đất cũng phát sinh biến hóa. Nếu như người thế gian vi phạm Thiên Ý thì Thượng Thiên sẽ dùng thiên tai hoặc xuất hiện dị tượng để cảnh báo. Nếu con người không kịp thời sửa chữa lỗi lầm, Trời sẽ giáng xuống tai họa lớn hơn để trừng phạt.

Người xưa chịu ảnh hưởng của văn hóa Thần truyền, kính Trời biết mệnh, có rất nhiều người biết xem thiên tượng, họ không màng danh lợi, thừa lệnh của Thượng Thiên mà truyền đạt tin tức đến cho con người. Trong triều đình thuở xưa cũng có các ban như “Tư Thiên giám”, “Khâm Thiên giám”… chuyên đảm nhiệm công việc này. 

Theo Vision Times

San San biên dịch

Tags:
Tranh cãi Mỹ nới quy định khẩu trang giữa Covid-19

Tranh cãi Mỹ nới quy định khẩu trang giữa Covid-19

Mỹ nới quy định đeo khẩu trang với người tiêm vaccine nhằm khuyến khích tiêm chủng, song giới chuyên gia cho rằng quyết định này quá vội vàng.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất