Tháng ngày ‘nằm gai nếm mật’ và trái ngọt của người đàn ông gốc Việt thành leader công nghệ ở New Zealand
Nghị lực, ý chí vươn lên và nỗ lực không mệt mỏi giúp Mitchell Pham từ hai bàn tay trắng trở thành chủ tịch hiệp hội công nghiệp công nghệ New Zealand.
13:30 13/04/2019
Mitchell Pham với tên tiếng Việt: Phạm Đăng Khoa là con cả của gia đình 3 con. Ba mẹ ông đều là kỹ sư. Khi đặt tên mới là Mitchell Phạm, ba mẹ ông gửi gắm mong muốn con mình sau này sẽ thành đạt về học vấn cũng như trong cuộc đời.
Chứng kiến sự thành công của Mitchell Pham, ít ai biết rằng ông từng trải qua quãng thời gian đầy gian khó. Sang New Zealand từ năm 13 tuổi, Mitchell Pham không may bị thất lạc người thân trong khoảng 5 năm. Hai bên sau đó bắt đầu kết nối với nhau bằng các lá thư. Và phải mất 30 năm, người đàn ông gốc Việt mới được đoàn tụ với gia đình tại Auckland. “Đối với tôi gia đình quan trọng hơn mọi thứ, kể cả tiền bạc“, Mitchell Pham chia sẻ.
Khi chuyển tới Auckland, Mitchell Pham đối mặt với một loạt thách thức mới, từ việc hòa nhập với nền văn hóa khác biệt, thích nghi với khí hậu cho tới việc tiếp nhận một hệ thống giáo dục hoàn toàn mới, định cư ở đây chưa bao giờ là điều dễ dàng.
“Tôi mất tới 10 năm để thích nghi và hòa nhập với mảnh đất New Zealand này. Một khi bạn hoàn toàn làm chủ và lại có tính hài hước trong một nền văn hóa cụ thể, bạn sẽ hòa nhập với nền văn hóa đó rất nhanh”, Mitchell Pham nói với Thespinoff.
Trong một lần trả lời phỏng vấn báo chí Việt Nam, Mitchell Pham chia sẻ về điều khó khăn nhất mà người trẻ gặp phải khi gia nhập cộng đồng mới và nghị lực khiến ông vượt qua giai đoạn đó. “13 tuổi hay không 13 tuổi, tôi đã mơ làm chủ chứ không làm thuê cho người bản xứ. Tôi đã mơ như vậy dù tại thời điểm đó, tôi còn phải chạy ăn từng bữa”, Mitchell nói.
Mitchell Pham đã có những năm tháng không ngừng nỗ lực học tập tại trường phổ thông, trường đại học. Khi theo học Đại học Auckland, ông thường đi học buổi sáng với cái bụng rỗng và làm thêm cả buổi tối và cuối tuần để kiếm tiền trả học phí.
Tại trường đại học, Mitchell Pham kết bạn với rất nhiều người và 4 trong số đó đã có tác động tích cực tới người đàn ông gốc Việt. Năm 1993, ông tốt nghiệp Đại học Auckland chuyên ngành công nghệ thông tin. Cùng năm đó, nhóm bạn 5 người quyết định hợp tác kinh doanh và thành lập công ty đầu tiên Augen Software Group với vốn đầu tư ban đầu 4.000 NZD (1 NZD tương đương14.500 đồng).
“Đam mê công việc nhưng lại không có nhiều kinh nghiệm nên chúng tôi không lường trước được những thử thách. Tuy nhiên, điều gì cũng có 2 mặt của nó. Nếu nhìn trước được những khó khăn có lẽ chúng tôi đã không chọn làm công việc ấy”, người đàn ông gốc Việt chia sẻ.
Augen Software Group bắt đầu hành trình và phát triển thành một tập đoàn (các công ty kết nối hoạt động trong toàn ngành công nghệ New Zealand, đặc biệt trong lĩnh vực đổi mới phần mềm).
“Chúng tôi làm điều này vì tất cả đều mong có công ty cho riêng mình. Nhóm đam mê về công nghệ nên chúng tôi quyết định kết hợp tinh thần kinh doanh và lĩnh vực công nghệ trên con đường phát triển sự nghiệp”, Mitchell nói.
Sau khoảng thời gian khó khăn 3 năm đầu “gõ code miễn phí”, tập đoàn Augen Software đã thu được “phần thưởng” đầu tiên là bản hợp đồng trị giá 10.000 USD.
Năm 2000, các thành viên của Augen Software bắt đầu tách ra hoạt động độc lập. Mitchell Pham ở lại duy trì mọi hoạt động và tiếp tục phát triển công ty, với doanh thu mỗi năm khoảng 10 triệu USD.
Với sự lớn mạnh không ngừng của Augen Software trong khoảng thời gian sau đó, Mitchell Pham được biết đến với vai trò vị Chủ tịch tập đoàn trẻ tuổi nhất trong lịch sử ngành công nghệ cao ở New Zealand.
Năm 2016, người đàn ông gốc Việt được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội công nghiệp công nghệ New Zealand (NZTech).
Không chỉ ở New Zealand, Mitchell Pham còn có nhiều hoạt động nhằm thúc đẩy sự phát triển công nghệ xanh ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á. Những năm gần đây, ông thường xuyên làm việc, đi lại giữa hai nước Việt Nam và New Zealand. Tháng 6/2016, ông là người đồng sáng lập Trung tâm Công nghệ Kiwi tại thành phố Hồ Chí Minh. Mitchell Pham cho biết ông tự hào về thành tựu của bản thân, không chỉ ở việc phát triển tốt công việc kinh doanh mà còn ở việc tạo ra cơ hội cho mọi người.
Không chỉ hoạt động trên thương trường, Mitchell còn dành nhiều thời gian cho việc làm từ thiện. Ông thành lập Refugee Family Trust, một tổ chức tìm kiếm người thân cho những trẻ em bị thất lạc, vào năm 2011. Bởi sâu thẳm trong tâm trí ông vẫn luôn tìm tung tích của những người thân bị ly tán và mong muốn người khác cũng có cơ hội đó.
Nguồn: saostar.vn
Phanh phui đường dây l_ừa đ_ảo Medicare lớn chưa từng thấy
Nhà chức trách liên bang phá vỡ một đường dây lừ_a đả_o Medicare số tiền hơn $1 tỉ Mỹ kim, liên quan đến các các tổng đài ngoại quốc, 24 cá nhân và 130 công ty thiết bị y khoa trên khắp nước Mỹ.