Thị trưởng Charlotte, bà Jennifer Roberts và chủ tịch Hội đồng ủy viên thành phố Trevor Fuller ngày 25/9 đã tuyên bố dỡ bỏ lệnh giới nghiêm.
Biểu tình vẫn tiếp diễn ở thành phố Charlotte, Mỹ. (Ảnh: fortune)
Giới chức thành phố Charlotte, bang Bắc Carolina, Mỹ ngày 25/6 đã dỡ bỏ lệnh giới nghiêm áp đặt từ hôm 22/9 vừa qua, trong bối cảnh cuộc biểu tình liên quan đến vụ cảnh sát bắn chết một người da màu đã bước sang ngày thứ 6 liên tiếp.
Trong thông báo đăng tải trên trang mạng Twitter, Thị trưởng thành phố Charlotte Jennifer Roberts và chủ tịch Hội đồng ủy viên thành phố Trevor Fuller tuyên bố dỡ bỏ lệnh giới nghiêm. Quyết định này được thực thi ngay lập tức. Bà Roberts cũng hối thúc người dân nơi đây thể hiện sự đoàn kết, có các hành động ôn hòa và hợp pháp.
Trong khi đó, căng thẳng vẫn gia tăng tại thành phố này vào hôm qua, khi 100 người biểu tình tụ tập bên ngoài sân vận động Ngân hàng Mỹ – nơi diễn ra trận đấu bóng đá giữa đội tuyển Carolina Panthers và đội tuyển Viking Minnesota.
An ninh bên trong sân vận động đã được thắt chặt. Một số lượng lớn cảnh sát chống bạo động đã được điều động đến đây để ngăn ngừa các vụ bạo lực.
Ngày 20/9 vừa qua, một nhân viên cảnh sát đã bắn chết công dân Keith Lamont Scott, 43 tuổi, người Mỹ gốc Phi sau khi đối tượng này không hạ vũ khí theo lệnh của cảnh sát.
Trong khi cảnh sát khảng định Scott cầm súng thì gia đình người đàn ông này cho rằng, ông ta chỉ cầm một quyển sách.
Vụ việc ngay lập tức làm dấy cuộc biểu tình chống lại sự phân biệt chủng tộc và sự đối xử bất công của cảnh sát đối với người da màu. Biểu tình nhanh chóng biến thành bạo động khi người biểu tình đụng độ với cảnh sát, phá hủy tài sản, thậm chí tấn công người vô tội và các nhà báo. Hơn 12 nhân viên cảnh sát bị thương và 44 người biểu tình đã bị bắt giữ trong những ngày qua.
Kết quả một nghiên cứu mới phổ biến hôm Thứ Hai cho thấy luật California cho phép cấp bằng lái xe cho hàng trăm ngàn di dân lậu ở California có thể làm giảm các tai nạn “hit-and-run,” tức là đụng xe rồi lái đi luôn.
Tổng thống Trump nói quyết định áp thuế khiến Mỹ ở vị trí làm chủ tình hình, nhấn mạnh thuế giảm hay không phụ thuộc vào những gì các đối tác mang lại cho Mỹ.
Trên chiếc chuyên cơ Không lực Một, ông Trump tự hào khoe 'thẻ vàng' đầu tiên của Mỹ với giới truyền thông và khẳng định sức mạnh của chiếc thẻ đặc biệt này.
Việt Nam lấy làm tiếc trước quyết định áp thuế đối ứng của Mỹ và sẽ tiếp tục phối hợp tìm giải pháp đưa quan hệ kinh tế song phương phát triển ổn định.
Việc đi bộ qua San Francisco Centre là một trong những trải nghiệm buồn bã nhất lúc này, nếu bạn như nhiều người còn nhớ khi trung tâm thương mại này đầy ắp các cửa hàng chỉ mới 10 năm trước. Hiện tại, điều đó không còn đúng nữa.
Người dân Mỹ có thể sẽ đối diện với sự mất mát ban đầu, tuy nhiên về lâu dài, nhiều người tin rằng khả năng cạnh tranh kinh tế của nước này sẽ cải thiện.
Trong số hơn 180 quốc gia/vùng lãnh thổ đối mặt với thuế đối ứng mà Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố, không có tên Nga. Ukraine vẫn chịu mức thuế 10%.
Dù sinh ra tại Hàn Quốc, A không được cấp quốc tịch vì là con của hai người Việt cư trú bất hợp pháp, khiến cô bỏ lỡ nhiều cơ hội trong cuộc sống và sự nghiệp.
Tỉ lệ ủng hộ ông Trump đã giảm xuống còn 43%, mức thấp nhất kể từ khi ông trở lại Nhà Trắng. Người Mỹ không hài lòng với các động thái áp thuế của ông và cách xử lý chi phí sinh hoạt đắt đỏ.
Một số người Mỹ tin rằng thuế đối ứng của ông Trump sẽ giúp đất nước "vĩ đại trở lại", số khác lo ngại chính sách này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến người tiêu dùng và doanh nghiệp trong nước.