Thất nghiệp hàng loạt, "trai tài gái sắc" đổ xô về quê ăn Tết sớm, hưởng lương bố mẹ trả
Nộp hàng trăm đơn đi khắp các công ty lớn nhỏ sau khi ra trường vẫn chỉ có một nơi nhận làm nhân viên văn phòng với mức lương bèo bèo, cử nhân tài năng đành quay về làm full-time kids để nhận lương.
23:42 18/08/2023
Tỷ lệ người trẻ ở thành thị từ 16 đến 24 tuổi thất nghiệp từ tháng 4 đến tháng 6 tại Trung Quốc lần lượt là 20,4%, 20,8% và 21,3%.
Sau đó, em đọc thấy thông tin tờ Hoàn Cầu thời báo ngày 16.8 cho hay nước này đã quyết định ngừng công bố dữ liệu tỷ lệ thất nghiệp ở người trẻ hàng tháng với lý do hầu hết người trẻ thành thị từ 16-18 tuổi đang học cấp 3 và người từ 18-24 tuổi đang học đại học, nên có thể ảnh hưởng đến kết quả khảo sát.
Làn sóng thất nghiệp càn quét Trung Quốc lên đến mức kỷ lục trong nhiều tháng liên tiếp nhưng dường như tình hình không mấy lạc quan khi các chuyên gia nước này dự báo thực trạng này sẽ còn mở rộng quy mô trong 3 năm tới.
Theo ước tính của Bộ Xã hội Trung Quốc, số lượng sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học nước này (bao gồm cả các trường giáo dục đại học và cả trường đại học) sẽ đạt 11,58 triệu trong năm nay, mức cao kỷ lục mới và do đó thị trường việc làm trong tương lai sẽ còn khắc nghiệt hơn.
Ảnh: 6parknews
Đứng trước làn sóng này, nhiều bạn trẻ sau khi tốt nghiệp đã phải chọn cách không thể khác hơn là quay về quê tìm việc hoặc trở về nhà, làm một đứa con toàn thời gian và hưởng lương từ bố mẹ. Trong số này, cũng không ít người nhân cơ hội để về với bố mẹ nhằm cắt giảm chi phí thuê trọ, ăn ở và có thể giảm bớt áp lực cạnh tranh việc làm gay gắt tại các thành thị. Nhiều người gọi đây là cuộc đổ xô về quê ăn Tết sớm của nhóm thanh niên trẻ mới tốt nghiệp ra trường.
Thậm chí, ngay tại thành phố, nhiều thanh niên buộc phải về nhà, làm con toàn thời gian để nhận lương từ chính bố mẹ mình cho những nhu cầu sinh hoạt cơ bản nhất.
Ban đầu, đây chỉ là lựa chọn bất đắc dĩ của thiểu số gặp phải bế tắc trong sự nghiệp, hoặc nếu bố mẹ nào đã biết đến khái niệm một năm nghỉ phép (Gap Year) của các bạn trẻ thì đây có lẽ là lúc để những đứa con sau những năm tháng miệt mài học tập để tìm kiếm cơ hội việc làm trở về lại ngôi nhà của bố mẹ đẻ, nạp lại năng lượng và hoạch định lại tương lai cho chính mình. Tuy nhiên, bây giờ, khi làn sóng thất nghiệp dâng cao và chưa có dấu hiệu ngừng thì cụm từ fulltime-kids đã thành xu hướng.
Đáng nói, hầu hết "những đứa con toàn thời gian" ở Trung Quốc buộc phải ở nhà để tiết kiệm chi phí nên họ không thể tích lũy thực hành xã hội nếu không có kế hoạch nghề nghiệp rõ ràng. Khi sự cạnh tranh trên thị trường việc làm ngày càng khốc liệt và ngày càng có nhiều người tham gia các kỳ thi công chức thì ngay cả khi tìm được việc, người trẻ sẽ gặp phải áp lực cạnh tranh lớn hơn từ tình trạng thất nghiệp trong tương lai và có thể không cách nào tìm một công việc phù hợp.
Nhiều bố mẹ chứng kiến quá trình học tập và thành tích đáng tự hào của con, họ không đành lòng vì cho rằng con mình xứng đáng có được một tương lai tốt đẹp hơn.
Ảnh: 6parknews
Cheng đã có thể tìm được một công việc từ năm ngoái nhưng đó vẫn là một lựa chọn mà cậu thực sự mong muốn. Tình trạng việc làm hiện rất tệ và nếu muốn có công việc thực sự hấp dẫn thì phải kiên nhẫn.
Cậu kể: "Sau khi gửi hàng trăm đơn xin việc, cuối cùng tôi chỉ nhận được một lời đề nghị làm công việc văn phòng, với mức lương hơn 3.000 nhân dân tệ một tháng. Đó là điều không thể chấp nhận được với gia đình tôi. Bố mẹ tôi luôn tự hào về kết quả học tập của tôi. Họ tin tôi xứng đáng có một tương lai tốt đẹp hơn.”
Để có thời gian đi tìm một cơ hội việc làm tốt hơn, Cheng đã chấp nhận về làm đứa con toàn thời gian và nhận lương từ bố mẹ. Cậu cho rằng đây là một lựa chọn có lợi cho đôi bên vì cha mẹ cậu vẫn đi làm toàn thời gian và cần có người lo những khoản khác trong gia đình. Việc hàng ngày cậu phải làm là đưa đón em gái đi học, dọn dẹp nhà cửa và kèm em học các môn.
Tất nhiên, đây cũng chỉ là một "trạm chờ" đối với những thanh niên có năng lực và ý thức cống hiến xã hội như Cheng. “Dù được trả lương nhưng người trả là bố mẹ nên nó vẫn khiến tôi không thoải mái. Với tấm bằng tốt nghiệp tốt hơn, tôi sẽ có thêm cơ hội để kiếm được một công việc tử tế”, Cheng nói.
Phụ huynh nuôi con học đến đại học cũng ít nhiều kỳ vọng tương lai rực rỡ cho con nhưng trước thực tại này, họ lại đang trở thành những ông bà chủ trả lương cho chính con của mình. Trong khi đó, đồng lương của họ ở một độ tuổi nhất định sẽ ít có khả năng tăng thêm mà đồng chi của họ sẽ phải cắt giảm một khoản để trả lương cho con. Khi đồng tiền chi tiêu trong gia đình ngày càng eo hẹp, các mối quan hệ sẽ khó có thể tốt đẹp hơn và dễ xảy ra những bất đồng nếu bản thân các thành viên trong gia đình đến một lúc nào đó khó có thể cảm thông cho nhau.
Có một thực tế là khi ngày càng nhiều bạn trẻ về nhà làm con toàn thời gian thì thu nhập cố định của cha mẹ cũng giảm dần và điều đó có nghĩa là của cải làm ra ít hơn, tiêu dùng bị suy thoái nhanh hơn.
Quốc gia có phí dùng WiFi đắt nhất thế giới, một ngày dùng bằng cả tháng lương
Quốc gia nằm ở cửa ngõ vịnh Caribe dẫn vào Bắc Mỹ, trung Mỹ và nam Mỹ có phí dùng WiFi đắt nhất thế giới.