Thế giới đón năm mới 2021

Các quốc gia châu Âu bắn pháo hoa vào thời khắc giao thừa, nhiều nước ngăn tụ tập đông người ở những nơi công cộng để tránh nCoV lây lan.

20:30 01/01/2021

Hàng triệu người khắp thế giới đón giao thừa chưa từng có khi hàng chục quốc gia và vùng lãnh thổ ban lệnh giới nghiêm hoặc phong tỏ để ngăn nCoV lây lan. Giao thừa năm nay đánh dấu một năm từ khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lần đầu đề cập về "bệnh viêm phổi lạ" ở Trung Quốc. Dịch bệnh sau đó được đặt tên là Covid-19, khiến gần 84 triệu người nhiễm và hơn 1,8 triệu người chết.

Hàng nghìn người Triều Tiên tập trung tại quảng trường Kim Nhật Thành, thủ đô Bình Nhưỡng, để đón năm mới 2021. Ảnh: KCNA.
Hàng nghìn người Triều Tiên tập trung tại quảng trường Kim Nhật Thành, thủ đô Bình Nhưỡng, để đón năm mới 2021. Ảnh: KCNA.

Quốc đảo Samoa, Tonga và Kiribati là những nơi đầu tiên bước sang năm mới, sau đó là New Zealand, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc cùng một phần nhỏ của Nga và Indonesia. Tuy nhiên, Samoa và Kiribati năm nay không hân hoan chào đón năm mới như thường lệ, khi cả hai quốc đảo đều bị cắt đứt khỏi phần còn lại của thế giới do đại dịch Covid-19.

Thành phố Sydney của Australia năm nay thu nhỏ quy mô trình diễn pháo hoa để hạn chế dân chúng tụ tập. Dân Australia được yêu cầu ở nhà và đón năm mới qua TV để ngăn nCoV lây lan. New Zealand tổ chức bắn pháo hoa tại Cầu cảng Auckland và Tháp Sky vào đúng khoảnh khoắc giao thừa, đồng thời tổ chức một số buổi biểu diễn âm nhạc khắc cả nước.

giang-6254-1609440652-8213-1609479396.jp
Hàng nghìn người tập trung ở Quảng trường Cách mạng Tháng Tám, Hà Nội để đón năm mới. Ảnh: Giang Huy.

Một số quốc gia châu Á như Việt Nam, Trung Quốc và Triều Tiên tổ chức các sự kiện và bắn pháo hoa mừng năm mới 2021 với hàng nghìn người tham dự. Trong khi đó Singapore không bắn pháo hoa mà chỉ tổ chức trình diễn ánh sáng tại Vịnh Marina, còn Hàn Quốc và Indonesia không tổ chức các sự kiện đông người do Covid-19.

Trong bài bài phát biểu trên truyền hình trước năm mới 2021, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói người dân nước này thực hiện một trận chiến hào hùng chống lại Covid-19 bằng tình yêu thương, sự gan dạ và kiên trì. Ông Tập ca ngợi các nhân viên y tế tuyến đầu, nhà khoa học, nhân viên cộngđồng, tình nguyện viên và những người đóng góp và hy sinh trong cuộc chiến chống dịch bệnh.

2021-01-01t004045z-218495960-m-9076-4853
Màn trình diễn pháo hoa và ánh sáng tại London, Anh, vào thời khắc giao thừa. Ảnh: Reuters.

Châu Âu lặng lẽ bước sang năm mới 2021, khi một số quốc gia như Nga, Đức, Anh và Hy Lạp tổ chức bắn pháo hoa trong lúc hạn chế dân chúng tụ tập ở những nơi công cộng, còn Pháp áp lệnh giới nghiêm và không bắn pháo hoa tại thủ đô Paris. Vatican cho biết Giáo hoàng Francis không chủ trì Thánh lễ đêm giao thừa do bị đau dây thần kinh tọa.

Châu Mỹ là lục địa cuối cùng đón năm mới 2021 trong khung cảnh ảm đạm giữa đại dịch. Lễ hạ quả cầu pha lê tại Quảng trường Thời đại ở New York, Mỹ, vẫn diễn ra như mọi năm song giới chức thành phố không cho phép dân chúng tụ tập tại khu vực diễn ra sự kiện, yêu cầu họ xem tường thuật qua truyền hình hoặc mạng Internet.

Tags:
Thế giới trông như thế nào qua con mắt của các loài động vật khác nhau?

Thế giới trông như thế nào qua con mắt của các loài động vật khác nhau?

Bạn đã bao giờ tự hỏi mình trông như nào trong mắt chú chó của mình chưa? Hay thậm chí cách một con ong nhìn thế giới? Tầm nhìn của các loài động vật là khác nhau, và một số loài có thể nhìn thấy những gì chúng ta không thể.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất